Ngày 07 tháng 10 năm 2024 thứ hai

 


Ngày 07 tháng 10 năm 2024 thứ hai. thời tiết 23-33 độ, độ ẩm 61% trời Sơn Tây khô ráo & mát. Sáng nay 4:40 tôi đi thể dục qua ngách 25 ngõ Rau & khu biệt thự Phú Thịnh trên đường Phú Hà, như mọi ngày qua các phố thuộc phường Ngô Quyền để đến vườn hoa Vạn Xuân tập các môn phối hợp sau đó về nấu nước pha trà, ăn quà bà chủ mua bên chợ Phú Hà rồi sang nhà bác Hải sắt uống trà cùng ông Ngọc, Việt & bà Mùi. Sáng nay chị Vy dậy sớm cùng mẹ Quỳnh & em Kiên ăn sáng để tự đạp xe đi học, lát sau bố Thao cho Kiên đi học & mẹ Quỳnh cũng đi làm, tôi về để bà chủ đi làm qua nhà ông Huynh ngoài ngõ 3 mua giúp bác Hải sắt 5 lít rượu ngon. Sau khi mở YouTube tôi nhớ ra 50 chiếc bao bố nên chuyển giúp ra QL 32 nhận 30 ngàn, sau đó mặc trang phúc để xuống BIDV Phạm Ngũ Lão nhận lương 9.116+6k tồn của tháng 8 = 9122k, đồng thời đăng góp ý với iHanoi về việc làm lịch cho người nhận thẻ ATM qua các ngân hàng đăng trên thông tin đại chúng. Tối nay 20h BCTMT họp tôi đã phản ảnh với ông tổ trưởng việc cống rãnh ngập bùn không chảy được & đề nghị cho máy hút bùn tại hố ga 45/3 Lê Lợi. Đã đăng bài ANH TRAI CẢ, nhân ngày kị nhật ông Vũ Văn Lân ngày 05 tháng 9 Giáp Thìn.

Khai mạc Phiên họp thứ 38 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội

07/10/2024

Sáng 07/10 tại Nhà Quốc hội, dưới sự chủ trì của Ủy viên Bộ Chính trị, Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn, Ủy ban Thường vụ Quốc hội khai mạc Phiên họp thứ 38 để rà soát, chuẩn bị các nội dung cho Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV sẽ khai mạc vào ngày 21/10 sắp tới.

Thông cáo báo chí về Chương trình Phiên họp thứ 38 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội

Phiên họp thứ 38 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội.

Dự phiên khai mạc có các đồng chí Ủy viên BCH Trung ương Đảng: Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Khắc Định; Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Đức Hải; Phó Chủ tịch Quốc hội, Thượng tướng Trần Quang Phương; Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Thanh; các đồng chí Ủy viên Ủy ban Thường vụ Quốc hội, đại diện Thường trực Hội đồng Dân tộc, các Ủy ban của Quốc hội, các ban thuộc Ủy ban Thường vụ Quốc hội.

Về phía khách mời có: Bí thư Trung ương Đảng, Chánh án Tòa án nhân dân tối cao Lê Minh Trí; Ủy viên BCH Trung ương Đảng, Phó Thủ tướng Chính phủ Lê Thành Long; đại diện lãnh đạo các Bộ Tài chính, Tư pháp, Kế hoạch và Đầu tư; lãnh đạo các Bộ, ngành có liên quan.  

Phát biểu khai mạc phiên họp, Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn nhấn mạnh, phiên họp thứ 38 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội có ý nghĩa rất quan trọng để rà soát, chuẩn bị các nội dung cho Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV sẽ khai mạc vào ngày 21/10 sắp tới. Chủ tịch Quốc hội cho biết, phiên họp dự kiến diễn ra trong 05 ngày, Ủy ban Thường vụ Quốc hội sẽ xem xét, cho ý kiến và quyết định 21 nội dung:

Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn phát biểu khai mạc phiên họp.

Thứ nhất, công tác lập pháp tiếp tục là nhiệm vụ trọng tâm, với thời lượng lớn nhất tại phiên họp này. Theo đó, Ủy ban Thường vụ Quốc hội sẽ xem xét, cho ý kiến về 08 dự án luật, 02 dự thảo nghị quyết để trình Quốc hội tại Kỳ họp thứ 8 bao gồm: 05 dự án Luật trình xin ý kiến là Luật Quản lý và đầu tư vốn nhà nước tại doanh nghiệp; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Hoạt động giám sát của Quốc hội và Hội đồng nhân dân; Luật Công nghiệp công nghệ số; Luật Đầu tư công (sửa đổi); Luật Dữ liệu.

Cho ý kiến lần thứ 2 đối với dự án Luật Nhà giáo. Đối với dự án Luật Thuế thu nhập doanh nghiệp (sửa đổi), đến nay, các cơ quan chưa chuẩn bị kịp hồ sơ nên trước mắt chưa bố trí trong chương trình phiên họp này.

Chủ tịch Quốc hội cho biết, có 02 dự án luật, 02 dự thảo nghị quyết trình Quốc hội cho ý kiến và thông qua ngay tại Kỳ họp này theo quy trình 01 kỳ họp: Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Quy hoạch, Luật Đầu tư, Luật Đầu tư theo phương thức đối tác công tư và Luật Đấu thầu; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Chứng khoán, Luật Kế toán, Luật Kiểm toán độc lập, Luật Ngân sách nhà nước, Luật Quản lý, sử dụng tài sản công, Luật Quản lý thuế và Luật Dự trữ quốc gia; Nghị quyết của Quốc hội về thí điểm xử lý vật chứng, tài sản trong quá trình điều tra, truy tố, xét xử một số vụ việc, vụ án hình sự; Nghị quyết của Quốc hội về tổ chức chính quyền đô thị tại thành phố Hải Phòng.

Các đại biểu dự phiên họp.

Thứ hai, xem xét, cho ý kiến đối với các báo cáo về kinh tế, xã hội, ngân sách nhà nước, công tác dân nguyện trình Quốc hội.

Nhấn mạnh, đây là các báo cáo quan trọng, trình bày trước Quốc hội trong phiên khai mạc và phát thanh, truyền hình trực tiếp, do đó, Chủ tịch Quốc hội đề nghị Ủy ban Thường vụ Quốc hội nghiên cứu, tham gia ý kiến kỹ lưỡng, cụ thể, làm cơ sở cho Chính phủ, Đoàn Chủ tịch Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và Ban Dân nguyện nghiên cứu tiếp thu, hoàn thiện báo cáo để trình Quốc hội, bảo đảm ngắn gọn, thực chất, sát thực tiễn, đánh giá được tổng thể về tình hình kinh tế xã hội, tài chính ngân sách của đất nước trong một năm qua cũng như thể hiện một cách đầy đủ, trung thực, khách quan ý kiến, nguyện vọng của cử tri, Nhân dân cả  nước.

Thứ ba, Ủy ban Thường vụ Quốc hội sẽ cho ý kiến về 03 vấn đề quan trọng trình Quốc hội, gồm: chủ trương đầu tư Chương trình mục tiêu quốc gia về phát triển văn hóa giai đoạn 2025-2035; chủ trương điều chỉnh quy hoạch sử dụng đất thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050; công tác nhân sự.

Thứ tư, về một số công việc khác như: Ủy ban Thường vụ Quốc hội sẽ cho ý kiến lần cuối về việc chuẩn bị Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV; theo đó, sẽ rà soát lại lần cuối toàn bộ những vấn đề liên quan đến việc tổ chức kỳ họp, từ công tác chuẩn bị nội dung, chương trình kỳ họp đến cách thức tổ chức, công tác bảo đảm, an ninh...

Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn phát biểu khai mạc phiên họp.

Xem xét, quyết định theo thẩm quyền về: việc điều chỉnh kế hoạch đầu tư công nguồn ngân sách trung ương năm 2024; việc bổ sung dự toán chi thường xuyên ngân sách nhà nước năm 2024 của Văn phòng Trung ương Đảng; xem xét, phê chuẩn đề nghị của Thủ tướng Chính phủ về việc bổ nhiệm Đại sứ đặc mệnh toàn quyền của Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam; xem xét báo cáo công tác dân nguyện tháng 9/2024 theo thông lệ.

Ủy ban Thường vụ Quốc hội cũng sẽ xem xét, cho ý kiến bằng văn bản đối với một số báo cáo để các cơ quan chỉnh lý hoàn thiện, sớm gửi tài liệu đến đại biểu Quốc hội.

Để phiên họp tiến hành hiệu quả, đạt yêu cầu đề ra, Chủ tịch Quốc hội đề nghị các thành viên Ủy ban Thường vụ Quốc hội tham dự phiên họp đầy đủ, phát huy trí tuệ tập thể, nghiên cứu kỹ tài liệu, tập trung xem xét, thảo luận, đóng góp ý kiến sâu sắc chất lượng đối với mỗi nội dung.

“Đây là giai đoạn “nước rút” để hoàn tất các nội dung chuẩn bị cho Kỳ họp thứ 8, tôi đề nghị các cơ quan của Quốc hội phải phối hợp chặt chẽ với các cơ quan trình, đặc biệt là Chính phủ, nỗ lực, đẩy nhanh hết tốc lực để hoàn chỉnh hồ sơ tài liệu, sớm gửi đến các đại biểu Quốc hội theo quy định, đảm bảo công tác chuẩn bị thật sự kỹ lưỡng, để kỳ họp diễn ra thành công tốt đẹp”, Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn nhấn mạnh.

Mộ số hình ảnh Khai mạc Phiên họp thứ 38 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội:

Phiên họp thứ 38 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội.

Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn phát biểu khai mạc phiên họp.

Tổng Thư ký Quốc hội, Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội Bùi Văn Cường tuyên bố lý do, giới thiệu đại biểu.

Các đại biểu dự phiên họp.

Trọng Quỳnh - Phạm Thắng

Xây dựng thị xã Sơn Tây xứng đáng vị thế trung tâm xứ Đoài

 20:18 | 06/10/2024

Trải qua 100 năm thành lập, 70 năm được giải phóng hoàn toàn, đặc biệt là sau 38 năm thực hiện công cuộc đổi mới, dưới sự lãnh đạo của Đảng, Đảng bộ, chính quyền, lực lượng vũ trang và nhân dân thị xã Sơn Tây đã đạt được những thành tựu toàn diện, hoàn thành xuất sắc nhiều nhiệm vụ xây dựng, phát triển kinh tế, văn hóa - xã hội, an ninh, quốc phòng.

Xây dựng thị xã Sơn Tây xứng đáng vị thế trung tâm xứ Đoài
Phố đi bộ ven Thành cổ thị xã Sơn Tây thu hút đông đảo nhân dân, du khách mỗi dịp cuối tuần.

Xứng đáng là đô thị xanh - sạch - đẹp

Năm 2006, thị xã Sơn Tây được Hiệp hội Các đô thị Việt Nam bầu chọn là đô thị xanh - sạch - đẹp; được công nhận là đô thị loại III của thành phố Hà Nội. Bộ mặt đô thị được chỉnh trang, ngày càng trở nên xanh - sạch - đẹp. Các ngành thương mại, dịch vụ tài chính - ngân hàng, giáo dục, y tế, bảo hiểm, du lịch, khách sạn, nhà hàng phát triển mạnh.

Nhiều sản phẩm du lịch của thị xã đã thu hút đông đảo du khách, người dân tham gia và đánh giá cao, như du lịch trải nghiệm ẩm thực truyền thống Bắc Bộ - Làng cổ Đường Lâm (được công nhận là Sản phẩm du lịch bền vững ASEAN); Chương trình Tết làng Việt; Giải vật dân tộc tranh Cúp Phùng Hưng; tuyến phố đi bộ Thành cổ Sơn Tây; Đêm hội trăng rằm “Trung thu Thành cổ - Sơn Tây xứ Đoài... Ngoài ra, thị xã còn có hai điểm du lịch được UBND thành phố công nhận, là: Điểm du lịch Làng cổ Đường Lâm - xã Đường Lâm và Điểm du lịch thôn Lòng Hồ - xã Kim Sơn. Đây là con số lớn nhất từ trước đến nay, đồng thời khẳng định du lịch Sơn Tây đã được lan tỏa cả trong và ngoài nước, đóng góp tích cực vào sự phát triển kinh tế - xã hội của thị xã.

Thị xã đã hoàn thành Quy hoạch phân khu ST1 cùng những định hướng phát triển đô thị vệ tinh cửa ngõ phía Tây Bắc Thủ đô, với tính chất văn hóa, lịch sử, du lịch nghỉ dưỡng, đô thị xanh... Nhiều dự án trọng điểm và công tác chuẩn bị đầu tư hạ tầng khung, các tuyến giao thông huyết mạch được thị xã tập trung chỉ đạo quyết liệt, như đường 413, tỉnh lộ 414 và đường Thanh Vị... Thị xã cũng báo cáo UBND thành phố phê duyệt chủ trương đầu tư một số dự án lớn, trọng điểm, như đường Ngô Quyền - Phùng Hưng, Cầu Cộng đi đường tránh quốc lộ 32; quốc lộ 21 (đường tránh quốc lộ 32) đi xã Cam Thượng - huyện Ba Vì...

Các dự án sau khi hoàn thành sẽ tạo sự kết nối đồng bộ, đóng vai trò quan trọng trong chiến lược phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội và du lịch, dịch vụ trên địa bàn thị xã, tạo nhiều cơ hội, tiềm năng phát triển đột phá cho thị xã Sơn Tây.

Khai thác hiệu quả mọi nguồn lực

Chính trị - xã hội ổn định, quốc phòng và an ninh được giữ vững, công tác lãnh đạo, chỉ đạo, điều hành của cấp ủy Đảng, chính quyền các cấp trên địa bàn thị xã tiếp tục được đổi mới mạnh mẽ, có sức lan tỏa sâu rộng. Với sự chung tay vào cuộc của cả hệ thống chính trị từ thị xã đến cơ sở, sự ủng hộ của cộng đồng doanh nghiệp và nhân dân, toàn thị xã đã thực hiện và hoàn thành những nhiệm vụ trọng tâm, nhiệm vụ khó, với kết quả tích cực: Đời sống nhân dân trên địa bàn thị xã được cải thiện rõ rệt, công tác an sinh xã hội được bảo đảm, thị xã không còn hộ nghèo, số hộ cận nghèo liên tục giảm và chiếm tỷ lệ thấp. Công tác giáo dục - đào tạo phát triển tích cực cả về quy mô và chất lượng, đáp ứng nhu cầu học tập của nhân dân. Hiện tại, toàn thị xã có 42/50 trường đạt chuẩn quốc gia, trong đó có 4 trường đạt chuẩn quốc gia mức độ 2.

Cùng với đó, hầu hết các chỉ tiêu kinh tế - xã hội hằng năm của thị xã đều đạt và vượt kế hoạch đề ra. Cụ thể, thị xã hoàn thành xây dựng nông thôn mới vào năm 2019; 6/6 xã đạt chuẩn nông thôn mới, trong đó có 3 xã đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao và 1 xã đạt chuẩn nông thôn mới kiểu mẫu; giá trị sản xuất các ngành kinh tế do thị xã quản lý tăng bình quân 10,3%/năm. Tính đến hết năm 2023, thu nhập bình quân của toàn thị xã đạt 70 triệu đồng/người/năm...

Với những cố gắng, nỗ lực trong suốt 70 năm qua, Đảng bộ, chính quyền và nhân dân thị xã Sơn Tây đã vinh dự được Đảng, Nhà nước tặng thưởng danh hiệu Anh hùng Lực lượng vũ trang nhân dân thời kỳ chống Pháp; Huân chương Lao động hạng Nhất, Nhì, Ba; Huân chương Độc lập hạng Ba cùng nhiều phần thưởng cao quý khác. Đảng bộ thị xã nhiều năm được công nhận trong sạch, vững mạnh; hàng nghìn tập thể, cá nhân được tặng thưởng huân chương, huy chương, bằng khen, Bảng vàng danh dự các loại...

Những kết quả đạt được trong những năm qua là tiền đề để Đảng bộ, chính quyền, lực lượng vũ trang và nhân dân thị xã Sơn Tây tiếp tục vươn lên, phát triển toàn diện hơn trong thời gian tới. Thị xã cũng triển khai đồng bộ các giải pháp: Khai thác hiệu quả mọi nguồn lực, tăng cường thu hút đầu tư xã hội, tạo chuyển biến rõ rệt về cơ cấu kinh tế; trong đó ưu tiên phát triển các ngành du lịch, dịch vụ gắn với bảo vệ môi trường và nguồn tài nguyên du lịch; đẩy mạnh chuyển đổi số, ứng dụng hiệu quả tiến bộ khoa học, công nghệ vào thực tiễn; nâng cao chất lượng chăm sóc sức khỏe nhân dân; phát triển nguồn nhân lực, văn hóa, xã hội, giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa xứ Đoài gắn với thực hiện xây dựng nếp sống người Hà Nội thanh lịch, văn minh; bảo đảm quốc phòng, giữ vững an ninh chính trị và trật tự an toàn xã hội.

Cùng với đó, thị xã tiếp tục mở rộng quan hệ đối ngoại và hợp tác với các đơn vị kết nghĩa, các địa phương trong và ngoài nước. Chủ động thực hiện xây dựng, củng cố hệ thống chính trị, hiệu lực, hiệu quả, tập trung lãnh đạo xây dựng thị xã đến năm 2030 trở thành đô thị vệ tinh của Thủ đô Hà Nội, góp phần xây dựng Thủ đô “Văn hiến - Văn minh - Hiện đại”.

Trong năm 2024, thị xã có những ngày kỷ niệm lớn, như 100 năm thành lập thị xã Sơn Tây, 70 năm Ngày Giải phóng Sơn Tây, 555 năm danh xưng “Sơn Tây”. Đây là dịp để cán bộ, nhân dân thị xã nhìn lại một chặng đường lịch sử vẻ vang, bước trưởng thành và phát triển. Tự hào và trách nhiệm, cán bộ, nhân dân thị xã Sơn Tây tiếp tục cùng chung tay, góp sức đưa thị xã vượt qua mọi khó khăn, thách thức, khơi dậy khát vọng đổi mới, sáng tạo. Toàn thị xã quyết tâm hoàn thành thắng lợi các nhiệm vụ chính trị năm 2024 và các chỉ tiêu, nhiệm vụ của Nghị quyết Đại hội Đảng bộ thị xã Sơn Tây lần thứ XXI, nhiệm kỳ 2020 - 2025, phấn đấu xây dựng thị xã ngày càng giàu, đẹp, văn minh, xứng đáng với vị thế đô thị trung tâm xứ Đoài.

Năm 2023, thị xã đón hơn 1.175.000 lượt khách du lịch; trong đó có 22.400 lượt khách nước ngoài, hơn 45.000 lượt khách tham quan tại các di tích, tăng hơn 11.000 khách so với cùng kỳ năm 2022.

Theo Nguyễn Quang Hán - Phó Bí thư Thường trực Thị ủy, Chủ tịch HĐND thị xã Sơn Tây /Hanoimoi.vn

Nhận xét

Bài đăng phổ biến từ blog này

Hôm nay ngày 13/7/2024 thứ bảy

Hôm nay ngày 11 tháng 8 năm 2024 Chúa nhật

Hôm nay ngày 19 tháng 9 năm 2024, thứ năm