Ngày 25 tháng 10 năm 2024 thứ sáu,
Ngày 25 tháng 10 năm 2024 thứ sáu, thời tiết 31-19 độ, độ ẩm 57% trời Sơn Tây khô ráo se lạnh. Sáng nay 4:40 tôi đi thể dục qua ngách 25 ngõ Rau & khu biệt thự Phú Thịnh trên đường Phú Hà, như mọi ngày qua các phố thuộc phường Ngô Quyền để đến vườn hoa Vạn Xuân tập các môn phối hợp. Gần 6h về nấu nước pha trà LÁ CHÈ TƯƠI. Sau đó ăn sáng bà chủ thao tác tại bếp nhà, chị Vy 6:55 đi học bằng xe đạp, em Kiên 7:00 đi học cùng bố đi học có đội mũ bảo hiểm, tôi sang nhà bác Hải sắt uống trà cùng ông Ngọc nghe thời sự, gần 8h về trông nhà phơi trang phục giặt máy LG, lúc này Quỳnh đã đi làm, sau đó nửa giờ là xe bố Thao chuyển bánh. Bà nội Kiên sáng nay đi bán hàng sớm hơn mọi ngày. Vào 9h ông Vĩnh-Tuyên xuống lấy 2 hóa đơn thuế 2022-2024 mà trước đó Hà Thị Thu Phương nộp chuyển đến để trả ông bà sau khi ngừng thuê nhà 01/40/3 LL, ông Tuyên tặng tôi bình rượu ngâm ổi quê, ngoài XS bà chủ được tặng Rau & tặng lại ông Mỹ một mớ để ăn trưa, tôi ngồi rỗi rãi viết bài thơ YÊU SÁCH để nói việc Kiên đòi có quyển KHÁM PHÁ BIỂN mấy ngày tgrước của thư viện Sơn Tây mà không tìm thấy…Chiều nay trời nắng gắt, vào 16:00 tôi đi đón bạn Kiên gặp vợ chồng ông Kha đi đón cháu ngoại. Kiên cháu vẫn đòi mượn sách khám phá biển. Rất may khi đón cháu hai ông cháu về thư viện Sơn Tây được 2 cô thủ thư tiếp đón nồng nhiệt, để Kiên tự chọn sách, tôi mượn thêm 3 cuốn sách & Kiên đồng ý nên tất cả cùng vui…Nghe bố Thao & mẹ Quỳnh gọi cho bà nội lớp 1A Lê Lợi cô Mai HỌC THÊM tại nhà riêng trên Phú Mai phường Phú Thịnh vào chiều & tối nay là buổi đầu tiên, 17:31 mẹ gọi điện về cho Kiên động viên côn đi học…Trưa nay rỗi rãi tôi đã mua trên mạng 1 bóng 7W đèn bàn & chiếc máy sâu kim chưa đến 20 ngàn qua LAZADA.
YÊU SÁCH
“Khám phá biển” làm Kiên mê mệt
Thăm thư viện, cửa khóa then cài
Không mượn được, là vì ông sai
Bà nhờ mẹ, mẹ đành xoa dịu …
Ngày 25/10/2024 VTH
Động thái mới về hoạt động của sàn thương mại điện tử Temu
Temu là nền tảng thương mại điện tử xuyên biên giới có ngôn ngữ thể hiện tiếng Việt và thuộc phạm vi điều chỉnh của pháp luật Việt Nam.
Liên quan đến hoạt động của sàn thương mại điện tử Temu đang bán hàng xuyên biên giới gây nguy cơ cho sản xuất hàng hoá trong nước, Cục Thương mại Điện tử và Kinh tế số (Bộ Công Thương) cho biết, Temu đã có văn bản xin cấp phép hoạt động tại Việt Nam.
Theo Cục Thương mại Điện tử và Kinh tế số - Bộ Công Thương, Việt Nam là một trong những quốc gia có tốc độ phát triển thương mại điện tử trung bình 25%/năm, thuộc top đầu so với các quốc gia khác ở Đông Nam Á.
Thị trường bán lẻ thương mại điện tử ước đạt 20,5 tỷ USD năm 2023. Số lượng người tiêu dùng mua sắm trực tuyến hiện đang vượt ngưỡng 61 triệu người và giá trị mua sắm trực tuyến của một người vào khoảng 336 USD. Cùng với sự phát triển nhanh và năng động của thương mại điện tử, Việt Nam trở thành điểm đến mới của các nền tảng thương mại điện tử xuyên biên giới; trong đó, có Temu.
Cũng theo Cục Thương mại Điện tử và Kinh tế số, Temu là nền tảng thương mại điện tử xuyên biên giới có ngôn ngữ thể hiện tiếng Việt và thuộc phạm vi điều chỉnh của Nghị định 52/2013 về thương mại điện tử được Chính phủ ban hành nhằm quy định chi tiết về hoạt động thương mại điện tử tại Việt Nam.
“Ngày 24-10, Temu đã có văn bản chính thức gửi Cục Thương mại điện tử và Kinh tế số về việc thực hiện các yêu cầu tuân thủ pháp luật thương mại điện tử Việt Nam khi gia nhập thị trường”, Cục Thương mại Điện tử và Kinh tế số cho biết.
Để tăng cường quản lý nhà nước trong lĩnh vực thương mại điện tử xuyên biên giới nói chung, thời gian qua, Bộ Công Thương đã có văn bản báo cáo Thủ tướng. Theo đó, Bộ này đề xuất ban hành công điện về việc tiếp tục đẩy mạnh việc quản lý nhà nước về thương mại điện tử; trong đó, có nội dung nghiên cứu, đề xuất ban hành Luật Chuyên ngành về thương mại điện tử xuyên biên giới và sửa đổi Quyết định số 78/2010 của Thủ tướng Chính phủ về mức giá trị hàng hóa nhập khẩu gửi qua dịch vụ chuyển phát nhanh được miễn thuế.
Ngoài ra, Bộ Công Thương đã chỉ đạo các đơn vị chức năng như Tổng cục Quản lý thị trường phối hợp với Tổng cục Hải quan tăng cường giám sát, kiểm soát các hàng hoá, sản phẩm từ các nền tảng xuyên biên giới. Ủy ban Cạnh tranh quốc gia tăng cường bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng trên không gian mạng, có những biện pháp tuyên truyền kịp thời đến người tiêu dùng, nâng cao nhận thức về những rủi ro khi mua hàng trên các nền tảng thương mại điện tử xuyên biên giới. Trong trường hợp phát sinh những vi phạm, phối hợp với Bộ Thông tin và Truyền thông để có biện pháp kỹ thuật ngăn chặn phù hợp.
Mặt khác, Bộ Công Thương cũng đang xây dựng báo cáo trình Thủ tướng chỉ đạo Bộ Tài chính nghiên cứu phương án giám sát, quản lý hàng hóa nhập khẩu lưu thông qua các sàn thương mại điện tử chưa tuân thủ các quy định của pháp luật Việt Nam trong lĩnh vực.
Các chuyên gia ủng hộ hoạt động thương mại điện tử xuyên biên giới nhưng việc quản lý chưa chặt chẽ, có sàn chưa đăng ký hoặc thậm chí không thu thuế được là không đảm bảo công bằng trong kinh doanh. Điều này ảnh hưởng đến doanh nghiệp nhỏ và vừa, khiến doanh nghiệp Việt Nam chịu sự cạnh tranh không công bằng và minh bạch trên môi trường thương mại điện tử.
Hơn nữa, việc quản lý bán hàng hoá xuyên biên giới của các sàn thương mại từ Trung Quốc như Temu, Shein, TaoBao, 1688… đang là vấn đề các cơ quan quản lý cần xem xét. Do đó, cần sự kết hợp chặt chẽ của các đơn vị chức năng và việc cấp phép phải được xem xét chặt chẽ để bảo vệ hàng hoá trong nước .
Trước đó, tại họp báo thường kỳ Bộ Công Thương, Thứ trưởng Nguyễn Sinh Nhật Tân cho biết, quy định của Nghị định 85/2021/NĐ-CP sửa đổi Nghị định 52/2013/NĐ-CP về thương mại điện tử, các sàn thương mại điện tử khi hoạt động tại Việt Nam bắt buộc phải đăng ký với Bộ Công Thương. Do đó, cần điều tra, nghiên cứu cụ thể và chưa thể khẳng định mức giá đó là thật hay không. Trước hết vẫn phải tôn trọng việc mua bán là thỏa thuận trên thị trường.
Thứ trưởng Nguyễn Sinh Nhật Tân nhấn mạnh, cần bình tĩnh trước thực trạng trên để đánh giá kỹ lưỡng, tìm đúng nguyên nhân. Trường hợp là hàng giả, hàng nhái cần phải ngăn chặn không cho lưu thông; nếu là hàng phá giá, phải xử lý theo quy định phá giá thị trường. Còn nếu doanh nghiệp làm thật, tạo ra sản phẩm có giá cạnh tranh thì phải tuân thủ theo nguyên tắc thị trường.
“Khi đó sẽ tính tới việc tạo hành lang về quy chuẩn, hàng rào kỹ thuật để bảo vệ sản xuất trong nước. Cùng với đó, nâng cao năng lực cạnh tranh, rà soát các chính sách hỗ trợ cho doanh nghiệp nội địa. Hiện nay, Bộ Công Thương đã có đề án chung về các vấn đề này và đang triển khai nhiều biện pháp để bảo vệ sản xuất trong nước” , Thứ trưởng Nguyễn Sinh Nhật Tân khẳng định.
Nhận xét
Đăng nhận xét