CHÀO NGÀY 06TẾT TÂN MÃO tức 08/2/11
Hôm nay ngày 6 tết Tân Mão tức ngày thứ ba 08/2/11 ngày đầu tiên làm việc hành chính của nhà nước, một ngày trời đẹp 19 độ, không mưa & gió, trời se se lạnh.
Thao cũng là ngày mở hàng năm mới 7:30 AM; Hải 9:00 vào 103 Quang trung gặp mợ Vân Anh chuẩn bị cho chương trình làm việc của năm TM. Bầm ăn bánh và ngồi chơi cùng MIC-CM, hôm nay giúp Xim cho 4 con Tô-Cún ăn sáng, hai vợ chồng gà MÍA sau nhà cùng dự tiệc. Từ hôm qua bà Hồng Lương nhờ nhà 17 PĐC để ở trong vài tháng xây 200m2 nhà ở khu vườn chuối nhà mình cũ...
Mình tiếp tục công việc chỉnh sử màn hình CPU 694 chuẩn & phát hiện thêm một số chức năng mới của con Cáo 1.5 tuy cũ mà nhẹ và nhiều cái hay, nhất là tùy chỉnh không dùng Yahoo, ASK... khó tìm kiếm. sáng nay Giang mời tiệc sáng chắc tư vấn 78 về 58 hôm qua, xong mình từ chối vì lý do sức khỏe...
Hôm qua sau khi dự buổi họp mặt năm mới của BQL về mình đã gửi 8 phai bằng 694 hên hai hòm thư st52 & chonghehong@hmail.com.vn nhờ giữ hộ chờ hội Lim & Phù xa 13/giêng/TM xem có như mọi năm được xuôi HA LE đầu năm mới để cắt cái đuôi 5 năm qua...
Thao cũng là ngày mở hàng năm mới 7:30 AM; Hải 9:00 vào 103 Quang trung gặp mợ Vân Anh chuẩn bị cho chương trình làm việc của năm TM. Bầm ăn bánh và ngồi chơi cùng MIC-CM, hôm nay giúp Xim cho 4 con Tô-Cún ăn sáng, hai vợ chồng gà MÍA sau nhà cùng dự tiệc. Từ hôm qua bà Hồng Lương nhờ nhà 17 PĐC để ở trong vài tháng xây 200m2 nhà ở khu vườn chuối nhà mình cũ...
Mình tiếp tục công việc chỉnh sử màn hình CPU 694 chuẩn & phát hiện thêm một số chức năng mới của con Cáo 1.5 tuy cũ mà nhẹ và nhiều cái hay, nhất là tùy chỉnh không dùng Yahoo, ASK... khó tìm kiếm. sáng nay Giang mời tiệc sáng chắc tư vấn 78 về 58 hôm qua, xong mình từ chối vì lý do sức khỏe...
Hôm qua sau khi dự buổi họp mặt năm mới của BQL về mình đã gửi 8 phai bằng 694 hên hai hòm thư st52 & chonghehong@hmail.com.vn nhờ giữ hộ chờ hội Lim & Phù xa 13/giêng/TM xem có như mọi năm được xuôi HA LE đầu năm mới để cắt cái đuôi 5 năm qua...
Thứ Ba, 08/02/2011 - 00:52
TPHCM:
“Độc tôn” ngày nghỉ, hàng quán “hốt bạc”
(Dân trí) - Khi hầu hết quán xá đều nghỉ Tết thì cũng có những hàng quán “phục vụ không nghỉ”. Trở thành “độc tôn”, họ có những ngày làm ăn “hốt bạc” dịp đầu năm.
“Kinh doanh trong 5 ngày Tết, doanh thu bằng cả hai tháng”, anh Chiến, chủ một tiệm cà phê trên đường Cách Mạng Tháng Tám (Q.3) hồ hởi với kết quả nhẩm tính ban đầu về hoạt động kinh doanh dịp Tết. Trước Tết cả nửa tháng, anh Chiến đã lên kế hoạch “mở quán xuyên giao thừa” bằng việc tuyển nhân viên, dự trữ hàng hóa.
Và đúng như dự định, do nhiều quán nghỉ Tết nên quán cà phê của anh trở thành “của khó tìm”, ngay từ mùng Một đã có những thời điểm hết chỗ.
Không chỉ quán cà phê này mà nhiều quán cà phê, nhà hàng khác làm việc xuyên Tết cũng “bội thu” khi mà nhu cầu quán xá trong ngày Tết của người dân vẫn còn mà số lượng hàng quán lại giảm đi. Chưa kể, do phục vụ vào ngày đặc biệt nên giá cả dịch vụ cũng được nâng lên đáng kể.
Các quán cà phê mở cửa phục vụ xuyên Tết tại TPHCM đều đông nghịt khách.
Theo đánh giá của anh Chiến, cách đây vài năm, mở cửa dịp Tết còn đông khách hơn nữa khi mà rất ít quán bán vào dịp Tết. Gần đây thì Tết không còn là ngày nghỉ khi khá nhiều quán tranh thủ kinh doanh. Hơn nữa, hàng quán giờ cũng nghỉ Tết ít hơn trước, chỉ đến mùng 5, mùng 6 gần như mọi hoạt động buôn bán đều đã bình thường trở lại. Dù việc "đơn thương độc mã" đã giảm đi so với trước đây nhưng mở cửa ngày Tết vẫn cứ "trúng đậm".
Các ngày từ mùng 1 đến mùng 4 Tết, các quán lớn cho đến các quán ăn vỉa hè mở cửa đón khách, hàng nào hàng nấy đông nghẹt. Nhất là vào buổi tối, khi người dân đổ ra đường vui chơi, nhu cầu ghé vào hàng quán cao, nhiều hàng phục vụ không xuể.
Các quán cà phê ở đường Hoàng Minh Giám (Phú Nhuận), đường Đồng Khởi, Hai Bà Trung (Q.1)… rồi các quán nhậu, hàng ăn ở Bắc Hải (Q.10), Phạm Ngũ Lão (Gò Vấp)… luôn rơi vào cảnh quá tải. Có những thời điểm, khách hàng ghé vào nhưng rồi phải quay ra vì hết chỗ.
“Chúng tôi biết rõ nhu cầu ăn uống của người dân trong ngày Tết không giảm, trong khi hàng quán ở thành phố đóng cửa nên mình mở hàng, cỡ nào cũng đắt khách. Vất vả trong ngày mọi người vui chơi, nghỉ ngơi nhưng bù lại mình kiếm được khoản khá mà ngày thường khó kiếm nổi”, chủ hàng phở Hà Nội trên đường Nguyễn Oanh (Q. Gò Vấp) cho hay.
Đến nhiều hàng ăn cũng đón khách không hết
Hàng quán rong bán hàng ngày Tết cũng “được mùa”. Số lượng hàng rong tuy ít hơn ngày thường nhưng hàng nào mở thì khách đông hơn thấy rõ. Các hàng rong bán ở khu công viên Gia Định, đường hoa Nguyễn Huệ cho đến khắp ngõ ngách… lúc nào cũng kín khách.
“Mỗi ngày có cả trăm người bán, giờ chỉ một phần nhỏ trong khi khách đi chơi ăn uống vẫn nhiều nên hàng nào cũng đông lắm. Ngày nào tôi cũng bán vài trăm bắp ngô luộc, còn chồng tôi bán trứng gà nướng gấp 3 - 4 lần ngày thường”, chị Lê Thị An, bán bắp dạo trước đường hoa Nguyễn Huệ hớn hở khoe.
Giá dịch vụ ăn uống trong các ngày Tết từ quán lớn cho đến quán vỉa hè đều tăng từ 10 - 20% so với ngày thường. Lý giải của những người buôn bán, giá tăng với mức trên nhưng không đồng nghĩa với việc họ “chặt chém” khách hàng.
Chị Hà, chủ quán ăn trên đường Phạm Thế Hiển, Q.8 cho hay, mỗi bát phở, hủ tiếu trong ngày Tết chị bán 20.000 đồng, tăng 3.000 đồng so với ngày thường. Chị giải thích, giá nguyên liệu như thịt, bánh phở, hành, giá… dịp này đều tăng, rồi đến nhân viên phục vụ bình thường chỉ 50.000 đồng/ngày, ngày Tết phải trả gấp đôi, gấp ba mà còn khó kiếm.
“Giá bán phải tăng lên mới bù nổi, chứ làm ngày Tết mà bán như ngày thường ai người ta chịu. Hàng tôi tăng mức giá đó, khách đến ăn rất vui vẻ chấp nhận. Chỉ những hàng nào lấy cớ “ngày nghỉ” tăng quá mức thì đúng là không hay”, chị nhận xét.
Người phụ nữ này cho biết thêm, do ngày Tết đắt hàng, làm ăn được nên giờ bán đến Rằm tháng Giêng chị sẽ đóng quán một tuần nghỉ bù xem như ăn Tết muộn.
Hoài Nam
08/02/2011 - 12:47 AM
Đầu năm ngư dân được lộc biển
(PL)- Trong những ngày tết Tân Mão, gần 100 tàu câu cá ngừ đại dương của ngư dân Phú Yên (ảnh) đã cập cảng cá phường 6, TP Tuy Hòa.
Đây là chuyến đánh bắt xa bờ đầu tiên của năm 2011 (xuất bến giữa tháng Chạp năm trước). Theo Ban quản lý cảng cá phường 6, do biển động, khó tìm luồng cá, thời gian đánh bắt trên biển chỉ bằng một phần ba so với trước đây. Trung bình mỗi tàu chỉ thu được 800-1.200 kg.
Tuy nhiên, hiện giá cá ngừ đại dương bán tại cảng ở mức 145.000-175.000 đồng/kg, cao hơn 45.000-70.000 đồng/kg so với cùng thời điểm năm trước và là giá cao nhất từ trước đến nay nên hầu hết tàu đều có lãi khá. Sau khi trừ chi phí, mỗi lao động có thu nhập ít nhất 3 triệu đồng. Trong đó, có nhiều tàu đạt sản lượng 2-3 tấn nên mỗi thuyền viên có thu nhập 10-20 triệu đồng. Nhiều ngư dân lớn tuổi cho rằng đây là lộc biển trong chuyến đánh bắt đầu năm, là điềm lành hứa hẹn một năm mới mưa thuận, gió hòa, nhiều may mắn.
Theo Sở NN&PTNT Phú Yên, có hơn 160 tàu câu cá ngừ đại dương của ngư dân Phú Yên đã đón giao thừa tết Tân Mão ngay giữa khơi xa, dự kiến sẽ tiếp tục trở về đất liền trong đầu tháng Giêng Tân Mão. Trong khi đó, từ mùng bốn tết, hàng chục tàu lại ra khơi.
Tuy nhiên, hiện giá cá ngừ đại dương bán tại cảng ở mức 145.000-175.000 đồng/kg, cao hơn 45.000-70.000 đồng/kg so với cùng thời điểm năm trước và là giá cao nhất từ trước đến nay nên hầu hết tàu đều có lãi khá. Sau khi trừ chi phí, mỗi lao động có thu nhập ít nhất 3 triệu đồng. Trong đó, có nhiều tàu đạt sản lượng 2-3 tấn nên mỗi thuyền viên có thu nhập 10-20 triệu đồng. Nhiều ngư dân lớn tuổi cho rằng đây là lộc biển trong chuyến đánh bắt đầu năm, là điềm lành hứa hẹn một năm mới mưa thuận, gió hòa, nhiều may mắn.
Theo Sở NN&PTNT Phú Yên, có hơn 160 tàu câu cá ngừ đại dương của ngư dân Phú Yên đã đón giao thừa tết Tân Mão ngay giữa khơi xa, dự kiến sẽ tiếp tục trở về đất liền trong đầu tháng Giêng Tân Mão. Trong khi đó, từ mùng bốn tết, hàng chục tàu lại ra khơi.
TẤN LỘC
08/02/2011 - 12:19 AM
Sửa đổi Bộ luật Tố tụng dân sự: Nên cho luật sư tham gia phiên hòa giải
Đoàn đại biểu Quốc hội TP.HCM vừa tổ chức hội thảo góp ý cho bản giải trình, tiếp thu, chỉnh lý dự thảo luật sửa đổi một số điều của Bộ luật Tố tụng dân sự (BLTTDS) do Ủy ban Thường vụ Quốc hội đưa ra. Có nhiều vấn đề đã được các đại biểu phân tích và đề nghị bổ sung trước khi Quốc hội thông qua…
Có luật sư sẽ hay hơn
Nhiều chuyên gia đề xuất phiên hòa giải phải có sự tham gia của người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp cho đương sự. TS Nguyễn Thị Hoài Phương (giảng viên Trường ĐH Luật TP.HCM) cho rằng thật vô lý khi luật sư là đại diện của đương sự nhưng lại chỉ được tham gia tại tòa mà lại không có ở khâu hòa giải. Làm như vậy là tòa đã hạn chế quyền được biết và nghĩa vụ bảo vệ của họ với đương sự trong quá trình tham gia tố tụng. Có luật sư ở phiên hòa giải sẽ giúp quá trình giải quyết vụ án nhanh hơn vì có thể chính họ sẽ phân tích, tác động đương sự hòa giải thành.
Theo một thẩm phán TAND quận 11 (TP.HCM) ngoài vấn đề trên còn nhiều vấn đề sát sườn khác đang gây khó khăn cho hoạt động xét xử nhưng cũng chưa được dự thảo đề cập. Đó là chuyện tống đạt các văn bản tố tụng cho đương sự vắng mặt thông qua UBND phường, xã. Bởi hiện nay, cán bộ tòa án chỉ mang văn bản đó đến niêm yết công khai tại ủy ban chứ luật chưa quy định quy trình chặt chẽ như thế nào thì quá trình tống đạt đó mới xong. Cạnh đó, việc đương sự nộp đơn khởi kiện bổ sung hiện các thẩm phán cũng chia thành hai quan điểm khác nhau là chấp nhận và không chấp nhận. Nếu chấp nhận thì khi ấy buộc tòa án phải nhập hai vụ án thành một rất mất thời gian nên cần được quy định rõ.
Quy định thống nhất về lệ phí
Bản tiếp thu, chỉnh lý của Ủy ban Thường vụ Quốc hội vừa ban hành đã bổ sung quy định về thẩm quyền giải quyết của tòa với một số phát sinh trong quá trình thi hành án (THA) dân sự. Đó là thụ lý yêu cầu xác định phần sở hữu tài sản riêng trong khối tài sản chung bị kê biên; thụ lý giải quyết quanh việc tranh chấp kết quả bán đấu giá tài sản THA, tranh chấp về thanh toán phí tổn đăng ký mua tài sản bán đấu giá.
Phó Cục trưởng Cục THA dân sự TP.HCM Vũ Quốc Doanh cho biết còn có một vướng mắc lớn trong hoạt động THA cần được tháo gỡ là tiền tạm ứng lệ phí THA. Điều 128 (BLTTDS) quy định tiền này đương sự nộp cho cơ quan THA có thẩm quyền, sau đó tùy vào bản án mà cơ quan THA nộp vào ngân sách hay trả lại cho đương sự. Tuy nhiên, Luật THA dân sự lại không quy định vấn đề này... Do vậy, cơ quan lúng túng nhiều chỗ. Chẳng hạn, khi đương sự mang tiền đến nộp tạm ứng lệ phí theo yêu cầu của tòa, cơ quan THA không nhận thì sai với BLTTDS nhưng nhận và sau đó ra quyết định THA thì lại sai với Luật THA vì không có quy định. Ông Doanh cho rằng luật sửa đổi BLTTDS cần phải xem xét kỹ vấn đề này để chỉnh sửa cho thống nhất với Luật THA dân sự.
ảnh minh họa
3. Nhảy ghế. Đây là truyền thống đón năm mới của rất nhiều người Đan Mạch.
4 "Hóa vàng" kiểu Panama. Giống như một số nước Á Đông, dân Panama cũng có truyền thống "hóa vàng", gọi là munecos. Nhưng họ không đốt tiền, đồ đạc mà… đốt người!
Giữ nguyên quy định về tạm đình chỉ Trong quá trình lấy ý kiến cho dự thảo nhiều người cho rằng nên bổ sung thêm các điều kiện về chờ ý kiến, chờ văn bản, tài liệu của cơ quan chuyên môn, kết quả định giá để làm căn cứ tạm đình chỉ. Tuy nhiên, Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho rằng như vậy là quá rộng, dễ dẫn đến tình trạng lạm dụng kéo dài việc giải quyết vụ án. Do đó bản chỉnh lý giữ nguyên quy định như dự thảo là tạm đình chỉ khi hết thời hạn giải quyết mà các đương sự chưa cung cấp được tài liệu chứng cứ theo yêu cầu của tòa. |
Theo một thẩm phán TAND quận 11 (TP.HCM) ngoài vấn đề trên còn nhiều vấn đề sát sườn khác đang gây khó khăn cho hoạt động xét xử nhưng cũng chưa được dự thảo đề cập. Đó là chuyện tống đạt các văn bản tố tụng cho đương sự vắng mặt thông qua UBND phường, xã. Bởi hiện nay, cán bộ tòa án chỉ mang văn bản đó đến niêm yết công khai tại ủy ban chứ luật chưa quy định quy trình chặt chẽ như thế nào thì quá trình tống đạt đó mới xong. Cạnh đó, việc đương sự nộp đơn khởi kiện bổ sung hiện các thẩm phán cũng chia thành hai quan điểm khác nhau là chấp nhận và không chấp nhận. Nếu chấp nhận thì khi ấy buộc tòa án phải nhập hai vụ án thành một rất mất thời gian nên cần được quy định rõ.
Quy định thống nhất về lệ phí
Bản tiếp thu, chỉnh lý của Ủy ban Thường vụ Quốc hội vừa ban hành đã bổ sung quy định về thẩm quyền giải quyết của tòa với một số phát sinh trong quá trình thi hành án (THA) dân sự. Đó là thụ lý yêu cầu xác định phần sở hữu tài sản riêng trong khối tài sản chung bị kê biên; thụ lý giải quyết quanh việc tranh chấp kết quả bán đấu giá tài sản THA, tranh chấp về thanh toán phí tổn đăng ký mua tài sản bán đấu giá.
Phó Cục trưởng Cục THA dân sự TP.HCM Vũ Quốc Doanh cho biết còn có một vướng mắc lớn trong hoạt động THA cần được tháo gỡ là tiền tạm ứng lệ phí THA. Điều 128 (BLTTDS) quy định tiền này đương sự nộp cho cơ quan THA có thẩm quyền, sau đó tùy vào bản án mà cơ quan THA nộp vào ngân sách hay trả lại cho đương sự. Tuy nhiên, Luật THA dân sự lại không quy định vấn đề này... Do vậy, cơ quan lúng túng nhiều chỗ. Chẳng hạn, khi đương sự mang tiền đến nộp tạm ứng lệ phí theo yêu cầu của tòa, cơ quan THA không nhận thì sai với BLTTDS nhưng nhận và sau đó ra quyết định THA thì lại sai với Luật THA vì không có quy định. Ông Doanh cho rằng luật sửa đổi BLTTDS cần phải xem xét kỹ vấn đề này để chỉnh sửa cho thống nhất với Luật THA dân sự.
Họ đã nói Nên xã hội hóa việc định giá Về việc định giá tài sản trong TTDS, tôi nghĩ phải chuyên biệt bằng cách xã hội hóa hoạt động này, giao cho các cơ quan định giá tư nhân. Bởi theo dự thảo, Sở Tài chính được giao nhiệm vụ làm chủ tịch hội đồng, như vậy chưa ổn vì công việc chuyên môn của họ là giúp việc cho ủy ban thì lấy thời gian, nhân lực mà giúp tòa định giá. Đó là chưa kể việc vất vả thành lập hội đồng xong, đưa ra kết quả định giá còn bị đương sự khiếu nại lên xuống. Với vai trò là đại biểu Quốc hội, trong quá trình thảo luận ở tổ, tôi cũng đã nói nhiều về vấn đề này. Bà NGÔ MINH HỒNG, Giám đốc Sở Tư pháp TP.HCM Thời hiệu khởi kiện đã ổn Tôi nghĩ quy định về thời hiệu khởi kiện hiện nay là hai năm kể từ ngày quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự bị xâm phạm là hợp lý. Vì trong dự thảo có thêm cụm từ “biết được” quyền và lợi ích hợp pháp bị xâm phạm là rất mơ hồ. Ngoài ra, nó còn mâu thuẫn với Luật Trọng tài và Luật Thương mại. TS NGUYỄN THỊ HOÀI PHƯƠNG, giảng viên Trường ĐH Luật TP.HCM Trao quyền cho thẩm phán Tôi cho rằng dự thảo nêu việc giám định lại được thực hiện khi một trong các bên đương sự yêu cầu nếu thấy kết luận thiếu khách quan là chưa chính xác. Phải sửa lại theo hướng khi thẩm phán thấy kết luận đó có vi phạm, thiếu khách quan thì có quyền ra quyết định yêu cầu giám định bổ sung hoặc giám định lại. Không nên coi yêu cầu của đương sự là một điều kiện bắt buộc... Thẩm phán ĐỖ KHẮC TUẤN, TAND TP.HCM |
THANH TÙNG
10 kiểu đón Tết thú vị
Mỗi quốc gia, mỗi dân tộc đều có đặc trưng văn hóa riêng của mình để thể hiện trong các ngày đặc biệt của năm.
ảnh minh họa
Vì thế mà xã hội loài người trải qua hàng nghìn năm phát triển nhưng vẫn luôn đầy những bất ngờ, lạ lẫm. Trong bài viết này, chúng tôi xin giới thiệu vài tập tục đón chào năm mới tại một số nước mà có thể còn rất mới mẻ, thú vị đối với nhiều quý độc giả.
1 Mỗi tiếng "tik tak", ăn một quả nho. Tại Tây Ban Nha, nho và rượu là hai món không thể thiếu trong đêm giao thừa và các ngày đầu năm mới. Vào những giây cuối cùng của năm cũ, người ta thường ăn thật nhanh 12 quả nho. Mỗi quả tương ứng với một tiếng nhảy của kim đồng hồ, tượng trưng cho một tháng may mắn trong năm.
Ở Madrid, Barcelona và các thành phố khác, mọi người thường tụ tập ở quảng trường chính để ăn nho cùng nhau và chuyền tay những chai rượu cava uống mừng năm mới.
2. Nhúng sắt nung vào nước. Không biết từ bao giờ, người Phần Lan có tập tục dự đoán năm mới theo một cách rất lạ.
Họ thả một ít sắt nung chảy vào trong thùng nước và quan sát hình dáng của miếng kim loại này sau khi đông cứng. Nếu hình trái tim hay hình chiếc nhẫn, nghĩa là nhà đó năm mới sẽ có đám cưới. Nếu sắt có hình na na chiếc thuyền thì một chuyến du lịch đang chờ đợi họ. Nếu là hình con lợn, yên tâm rằng cuộc sống của họ sẽ luôn no đủ.
3. Nhảy ghế. Đây là truyền thống đón năm mới của rất nhiều người Đan Mạch.
|
Họ rủ nhau đứng trên những chiếc ghế và cùng nhảy xuống vào thời điểm chuyển giao năm cũ - năm mới, được hiểu là "tôi nhảy vào tháng 1". Hành động này có ý nghĩa xua đuổi xui xẻo và mang lại may mắn.
4 "Hóa vàng" kiểu Panama. Giống như một số nước Á Đông, dân Panama cũng có truyền thống "hóa vàng", gọi là munecos. Nhưng họ không đốt tiền, đồ đạc mà… đốt người!
Mỗi độ năm mới, người dân lại đem nhưng hình nộm người nổi tiếng, nhân vật phim ảnh, hoặc một chính trị gia nào đó ra "hỏa thiêu". Ví như năm 2007, vận động viên đầu tiên của Panama đoạt huy chương vàng Olympic là Irving Saladin đã được sử dụng làm "mẫu" cho hình nộm. "Hóa vàng" kiểu này mang ý nghĩa tiễn năm cũ, xua đuổi ám khí để chào đón năm mới.
5 Xông đất kiểu Scotland. Xông đất đầu năm có ý nghĩa khá quan trọng với người Việt, Trung Hoa, Hàn Quốc…
Ở châu Âu, người Scotland cũng rất coi trọng tập tục này. Nếu bạn là người đầu tiên bước vào cửa nhà người khác thì hãy nên mang theo một món quà lấy may (thường là rượu whisky). Ngoài ra, ở một số nơi, người dân còn có truyền thống đốt lửa đầu năm. Tại làng chài Stonehaven, đàn ông thị trấn sẽ vừa nhún nhảy vừa đu đưa những quả cầu lửa lớn trên đầu, tượng trưng cho mặt trời rọi sáng năm mới.
6. Mâm "thập nhị quả". Nhiều gia đình Philippines có truyền thống bày những đĩa hoa quả hình tròn trên bàn ăn vào đêm giao thừa. Họ cho rằng hình tròn, như tiền xu, tượng trưng cho sự thịnh vượng.
Ở Việt Nam có mâm ngũ quả thì một số gia đình Philippines còn có mâm "thập nhị quả". Gọi như vậy cho đúng không khí Tết, chứ thực tế thì người dân ở đây không quá quan trọng việc bày biện nhiều loại quả, mà chỉ cần đủ 12 quả (cho 12 tháng trong năm) vào nửa đêm, thường là nho.
7. Cưới chồng = gà trống + ngô. Trong lễ hội truyền thống có tên Kaliady ở Belarus, những thiếu nữ chưa chồng thường chơi trò chơi để xem ai sẽ lên xe hoa trong năm mới.
Trò thứ nhất: Đặt mỗi bơ hạt ngô trước mặt một người thiếu nữ sau đó thả gà trống; Con gà tiến tới bơ ngô của ai thì người đó sẽ phải lấy chồng đầu tiên.
Trò thứ hai: Các thiếu nữ sẽ tìm những món đồ vật bị một người phụ nữ có chồng giấu đi; Ai tìm được bánh mì nghĩa là lấy chồng giàu, tìm được nhẫn tức là sẽ lấy một chàng đẹp trai.
8. "Cuộc chiến" đêm giao thừa. Tại Nhật Bản, từ năm 1951, vào mỗi đêm giao thừa lại có một chương trình ca nhạc truyền hình rất ăn khách được phát sóng (thậm chí là truyền sóng đến một số vùng trên thế giới).
Tên của trò chơi ca nhạc này là Kohaku Uta Gassen (Cuộc chiến đỏ - trắng). Trong đó, các ngôi sao ca nhạc trong nước, châu Á và Mỹ sẽ chia làm 2 đội nam (trắng) - nữ (đỏ) để thi hát. Ban giám khảo và khán giả sẽ quyết định đội chiến thắng.
9. Ăn 7 bữa trong ngày đầu năm. Vài thập kỷ trước tại Estonia, người dân có tập tục ăn 7 lần vào ngày đầu tiên của năm mới với hi vọng no đủ lương thực.
Người Estonia tin rằng nếu một người đàn ông ăn 7 bữa trong một ngày thì sang năm mới anh ta sẽ có sức mạnh bằng 7 người khác. Ngày nay, đặc biệt là ở Thủ đô Tallinn, vẫn với niềm tin ấy nhưng người ta lại thích uống nhiều hơn là ăn.
10. Diện "nội y" đêm giao thừa. Nội y ở đây không có nghĩa là họ tranh thủ "yêu" vào thời điểm năm mới.
Tại một số nước như Brazil, Ecuador, Bolivia và Venezuela, nhiều người thường diện quần lót để lấy may mắn. Nếu bạn đến các thành phố như Sao Paulo hay La Paz, sẽ thấy rất nhiều đồ lót với màu mè sặc sỡ bán đầy chợ. Màu được chuộng nhất là đỏ và vàng - tượng trưng cho tình yêu và tiền bạc.
Nhận xét
Đăng nhận xét