VŨ QUANG HUY VỀ ĂN TẾT TÂN MÃO ngày 01/2/11

Sáng nay 10:30 AM 01/2/11 thứ hai vào C Trường ăn tất niên gặp thêm ông Giáp tuổi 82 ở Mỹ về chơi....nói chung là vui, trưa mưa nặng hạt, trở lại 15 PĐC nằm nghỉ vào 14:30 Hải cùng Huy vào thắp hương vào Thanh Mỹ, qua đồi Sui...16:00 mấy anh em chú cháu vào đồi Sui & nghĩa trang đến 18:00 PM hoàn thành công việc..
Thứ Ba, 01/02/2011 - 09:09
Xem “ông đồ, cây mai” của “lão thêu” hàng đầu xứ Huế
(Dân trí) - Lấy nguồn cảm hứng từ bức tranh vẽ “Ông đồ” của Bùi Xuân Phái, thử thách chính mình với kỹ thuật thêu kim tuyến triều đình Huế lúc xưa lên chủ đề mai, lão nghệ nhân Lê Văn Kinh đã cho ra đời những bức tranh thêu rất độc đáo.
Bức tranh thêu “Ông Đồ” của cụ Kinh phỏng theo nét vẽ Bùi Xuân Phái

Điều làm cho cụ Kinh nhớ mãi qua bức tranh của Bùi Xuân Phái vẽ ông đồ già là cái khom lưng của cụ đồ “bày mực tàu giấy đỏ trên phố” nắn nót viết những nét thư pháp chúc phúc thăng hoa. “Tài của cụ Phái thôi thúc tôi phải thêu những bức tranh cụ đồ sao cho thần khí phải toát ra từ từng sợi chỉ, đường kim. Điều nữa, do vốn học chữ nho từ bé nên tôi rất “cảm” ý nghĩa bài thơ Vũ Đình Liên. Hai nguồn cảm xúc ấy đã cho tôi vẽ được những bản phác thảo về cụ đồ trước khi lên khung thêu” – cụ Kinh tâm sự.
 
3 bức tranh về mai trên 2 nền chỉ thường và kim tuyến đã nói được phần nào đôi bàn tay tài hoa của lão nghệ nhân 82 tuổi này. Những cây mai cổ thụ thân già oằn xuống với hàng trăm cánh hoa mai nở bung ra rực rỡ. Thân mai già xù xì nhiều đường nứt, một vài lá lơ thơ nhường chỗ cho hoa mai vàng. Nhìn ở mọi góc, hoa mai đều ánh lên ánh sáng như thật.


3 bức tranh thêu mai tinh xảo
Đặc biệt ở bức thêu mai kim tuyến có cảm giác như đang chiêm ngưỡng những sợi chỉ dát vàng thật múa lượn trên tấm thảm nhung đen huyền bí. Dấu vết vàng son cung đình triều Nguyễn hiện về qua bức tranh đầy ma lực của cụ Kinh.

“Tôi thêu bức mai bằng chỉ thường thấy thế mà không đơn giản. Mỗi cánh hoa mai đều có 3 sắc độ chỉ từ đậm đến nhạt để tạo độ nổi, trung bình mất 1,5 giờ để thêu xong 1 cánh hoa. Riêng nhụy gồm cánh nhụy và nụ nhụy được thêu bằng 2 màu. Chỉ tính riêng hoa mai thôi đã rất “kép” công. Tiếp đến thân mai phải dùng chỉ màu đà để tạo màu, chỉ màu rêu tạo mốc meo và sẹo cây…” – cụ Kinh nói qua cách thêu.
 
Thân sinh của cụ Lê Văn Kinh là cụ Lê Văn Hỡi, một thợ thêu có tiếng dưới triều Nguyễn. Công việc của cụ Hỡi là thêu mũ, nón, tranh ảnh... phục vụ cho vua quan nhà Nguyễn.
 “Nhưng nếu thêu kim tuyến thì khác hẳn. Đây là loại chỉ thêu “độc nhất vô nhị” có xuất xứ từ thời các vua Nguyễn. Đây là cách thêu chỉ duy nhất cửa hàng tôi làm theo kiểu cha truyền con nối, bí kíp không lộ ra ngoài. 

Sợi kim tuyến làm bằng kim khí rất sắc và rất dễ bị làm đứt nếu mạnh tay. Ngược lại kéo chỉ nhẹ quá sẽ làm kim tuyến phồng lên, bức tranh sẽ hỏng. Vì mấy không mấy thợ đạt yêu cầu, chỉ có những người thật khéo tay, kiên nhẫn, sức chịu đựng cao mới thêu được. Trung bình một bức tranh chỉ thường thêu 10 ngày xong, riêng đối với bức thêu chỉ kim tuyến, phải mất 15 ngày” – không tiết lộ nhiều về “tuyệt kỹ” này, đoạn rồi ông Kinh thêu một cánh mai cho tôi xem. Mất hơn 2 giờ đồng hồ để có 1 cánh mai từ khâu chọn chỉ, thêu, dằn, vuốt…


Kỹ thuật thêu kim tuyến rất khó từ đời các vua Nguyễn, chỉ những ai có đủ tài năng thật sự mới thêu được

Tâm sự về nghê thêu, cụ Kinh rất tâm huyết cho rằng nếu không có cái mới, một ngày nào đó nghề thêu sẽ bão hòa. Tuy rằng mỗi bức tranh thêu tay đều “không cái nào giống cái nào” nhưng giá tranh không cao đã khiến nhiều thợ thêu giỏi bỏ nghề hay chuyển sang thêu “công nghiệp” – tức thêu nhiều bức giống nhau. Theo cụ, “quan trọng nhất của 1 nghệ nhân thêu là giữ được chính mình, không chạy theo lợi nhuận hàng loạt mà phải sáng tạo những mẫu thêu mới, có ý nghĩa cho cuộc sống và gợi nhớ về những gì xa xưa, tốt đẹp nhất nay đã không còn”.

Một số hình ảnh về cụ Kinh và những bức tranh ông đồ, cây mai mang hơi thở Tết:
 

“Ông đồ già"


Chân dung ông đồ
 

Ở tuổi 82 nhưng cụ Kinh vẫn rất minh mẫn, nhiều tác phẩm về dân gian xưa được ông thể hiện rất có hồn trên tranh thêu

 

Thư phòng của cụ Kinh đầy những dụng cụ thêu và đồ kỷ niệm do người yêu mến tặng
 

hàng loạt tờ báo từ xưa đến nay đã viết về người nghệ nhân thêu xứ Huế tài ba
 

Hàng loạt thợ thêu tranh đã rèn luyện nghề ở hàng thêu Đức Thành - nhà riêng của cụ ở đường Phan Đăng Lưu, TP Huế
 

Cánh mai vàng đã nổi lên nhờ bàn tay tài hoa
 

Một "lão" mai
 

Bên bức tranh thêu tâm đắc về cây mai bằng chỉ kim tuyến
 

Cụ thường vui vẻ chụp hình với những khách Tây vừa tìm được nhà cụ qua các guide book du lịch, đồng thời giới thiệu cho họ về nghề thêu xứ Huế
 
 
Cụ Lê Văn Kinh chính là người phục hồi, làm sống dậy nghề thêu tranh của Huế. Năm 1975, chỉ sau ngày đất nước giải phóng được 4 tháng, ông Kinh đã đứng ra lập tổ thêu tranh xuất khẩu đầu tiên của Huế mang hiệu Cẩm Tú, tiền thân của Hợp tác xã Thêu gia công Phú Hòa bây giờ.
Cụ Kinh được đón nhận danh hiệu Nghệ nhân cao quý do Hội Văn nghệ Dân gian Việt Nam trao tặng vì đã có “công lao giữ gìn, thực hành truyền dạy những giá trị, kỹ năng bí quyết về văn hóa để làm cho những giá trị tinh hoa trong văn hóa của dân tộc Việt Nam được sống mãi”.  Ngoài ra, cụ còn có nhiều danh hiệu như “Nghệ nhân dân gian”, “Báu vật nhân văn sống”…
 
 

Đại Dương

Đường hoa Nguyễn Huệ rực rỡ đêm khai mạc

Đường hoa Nguyễn Huệ rực rỡ đêm khai mạc
TT- – TTO - 19g ngày 31-1 (nhằm 28 tết), đường hoa Nguyễn Huệ 2011 với chủ đề “Tầm cao” - sự kiện văn hóa đã thành truyền thống của người dân TP.HCM và du khách trong, ngoài nước trong suốt 8 năm qua, chính thức mở cửa phục vụ người dân.
>> Gia đình nghệ sĩ đón Tết
>> Xu hướng thời trang 2011
>> Tuấn Ngọc: Mùa xuân tri ân
Chủ tịch UBND TP.HCM Lê Hoàng Quân (phải) trò chuyện với cháu bé được người thân đưa đi xem đường hoa - Ảnh: Minh Đức
Các nghệ sĩ biểu diễn trên đường Nguyễn Huệ tại lễ khai mạc tối ngày 31-1 - Ảnh : Hoàng Thạch Vân
Hào hứng theo dõi lễ khai mạc - Ảnh: Minh Đức
Từ 18g, người dân muốn thưởng lãm đường hoa đã tụ tập tràn các con đường Lê Lợi, đoạn đầu đường Nguyễn Huệ và các con đường đổ về đường hoa. Năm nay lần đầu tiên Sở Thông tin truyền thông TP.HCM tổ chức đường sách “Ước mơ” được mở tại trục đường Mạc Thị Bưởi (đoạn từ đường Đồng Khởi đến đường Nguyễn Huệ) gần khu vực đường hoa Nguyễn Huệ nên trong lúc chờ đường hoa mở cửa phục vụ, hàng ngàn người dân đã chọn nơi này để nghỉ chân, chờ đợi.
Đông đảo người dân tham quan đường hoa ngay sau lễ khai mạc tối 31-1 - Ảnh : Hoàng Thạch Vân
Chị Phương Thảo (Q.Bình Thạnh) cho biết chị cùng 3 người bạn đã đến đường hoa từ trước 18g, cả nhóm rất háo hức được trở thành một trong những người đầu tiên tham quan đường hoa. Theo chị Phương Thảo, đường hoa Nguyễn Huệ từ nhiều năm nay đã trở thành sự kiện văn hóa mang thương hiệu của TP.HCM, thu hút không những hàng trăm ngàn người dân TP.HCM mà còn là địa chỉ du lịch, tham quan thú vị của người dân các tỉnh và du khách nước ngoài.
Các nghệ sĩ tham gia lễ khai mạc đường hoa - Ảnh : Hoàng Thạch Vân
Cùng làm dáng chụp ảnh - Ảnh: Hoàng Thạch Vân
Dòng người xếp hàng dài để ngắm toàn cảnh đường hoa Nguyễn Huệ từ trên tháp cao - Ảnh: Hoàng Thạch Vân
Với sự hỗ trợ của sư đoàn 370, Binh chủng Phòng không không quân, năm nay Đài truyền hình TP.HCM đã thực hiện truyền hình trực tiếp từ trên không trung bằng máy bay trực thăng.
Mở đầu khai mạc đường hoa là tiết mục hòa tấu Trống Việt do 4 thành viên nữ của nhóm Mặt trời đỏ thực hiện.
Tham gia Lễ khai mạc đường hoa có ông Phan Trung Kiên - anh hùng Lực lượng vũ trang, Thượng tướng, Thứ trưởng Bộ Quốc Phòng; ông Huỳnh Vĩnh Ái - thứ trưởng Bộ Văn hóa thể thao và du lịch Việt Nam; bà Võ Thị Thắng - nguyên Tổng cục trưởng Tổng cục Du lịch Việt Nam.
Toàn cảnh đường hoa Nguyễn Huệ nhìn từ trên tháp cao - Ảnh: Hoàng Thạch Vân
Về phía TP.HCM có Chủ tịch UBND TP.HCM Lê Hoàng Quân; Phó chủ tịch thường trực UBND TP.HCM Nguyễn Thành Tài, trưởng ban chỉ đạo lễ hội Tết; bà Phạm Phương Thảo Chủ tịch HĐND TP.HCM; ông Dương Quang Hà, phó chủ tịch Ủy ban Trung ương Mặt trận tổ quốc Việt Nam, Chủ tịch Ủy ban Mặt trận tổ quốc Việt Nam TP.HCM.
Đường hoa rực rỡ nhìn từ trên cao - Ảnh: Minh Đức
Một tiết mục trong lễ khai mạc - Ảnh: Minh Đức
Cùng sự có mặt của đại diện ngoại giao đoàn, các Bộ, sở ban ngành TP.HCM… và các doanh nghiệp đã cùng đồng hành với Tổng công ty Du lịch Sài Gòn (Saigontourist).
Ông Nguyễn Thành Tài, phó chủ tịch thường trực UBND TP.HCM, trưởng ban chỉ đạo lễ hội Tết nhấn mạnh đường hoa Nguyễn Huệ đã trở thành sự kiện mang tầm khu vực và quốc tế, có nét riêng biệt là nét đẹp văn hóa, món ăn tinh thần không thể thiếu của người dân TP sau một năm tảo tần, lao động, học tập, say mê để tìm lại những hình ảnh thân thuộc, dân dã, gần gũi của không khí gia đình, làng quê, quê hương… trong khoảnh khắc giao hòa giữa năm cũ và năm mới.
LÊ NAM




Nhận xét

Bài đăng phổ biến từ blog này

Hôm nay ngày 13/7/2024 thứ bảy

Hôm nay ngày 11 tháng 8 năm 2024 Chúa nhật

Hôm nay ngày 06/7/2024 thứ bảy