- Anh Trần Nhữ Giáp xây dựng Khu bảo tồn Vườn chim Việt xuất phát từ niềm đam mê và sở thích sưu tầm các loài chim quý. Anh Giáp đã mua 2 chú chim trĩ đỏ về để nuôi chơi nhưng không ngờ một thời gian sau chúng sinh sản.
Được biết đến là một trong những người đầu tiên nhân giống thành công một số loài chim, gà quý hiếm, anh Trần Nhữ Giáp (xã Đông Mỹ, Thanh Trì, Hà Nội) không chỉ thành công trong việc bảo tồn các loại động vật quý hiếm mà còn mở ra một ngành nghề kinh doanh mới mang lại hiệu quả kinh tế cao.
Anh Giáp được coi là người tiên phong cho ngành nghề kinh doanh rất đặc biệt này.
|
Đàn vịt uyên ương được anh Giáp nuôi cách đây 7 năm. Theo anh Giáp, ban đầu anh chỉ có một đôi vịt uyên ương do một người bạn mang từ Nga về. Anh đã dùng khá nhiều chim trĩ để đổi cho bạn lấy đôi vịt uyên ương dù thời điểm đó, giá chim trĩ khá đắt. Được chăm sóc tốt, đôi vịt uyên ương sinh sôi nảy nở và không ngừng tăng về số lượng.
|
Trần Nhữ Giáp cho biết, bằng số tiền ít ỏi còn lại sau những lần kinh doanh thất bại, anh đã mua 2 chú chim trĩ đỏ về để nuôi chơi nhưng không ngờ một thời gian sau chúng sinh sản. Từ đó anh tò mò lên mạng tìm kiếm thông tin về loài này và bắt đầu nảy ra ý tưởng nhân rộng mô hình nuôi chim trĩ đỏ.
Vào thời điểm đó, chim trĩ đỏ là loài nằm trong sách đỏ của Việt Nam nên anh Giáp đã gặp không ít khó khăn trong việc xin cấp phép nuôi.
|
Chim trĩ Hoàng Đế được nuôi ở Vườn chim Việt của anh Giáp ra đời cách đây hơn 10 năm, là trại nuôi chim đầu tiên và duy nhất cho đến nay được cấp phép nuôi chim sinh sản và bảo tồn các loài động vật quý hiếm ở Việt Nam.
|
Để hoàn thành thủ tục pháp lý cho trang trại, anh đã phải mất gần 2 năm chứng minh loài chim trĩ đỏ có thể sinh sản được trong môi trường nhân tạo (trong khi không có tài liệu cụ thể nào về quy trình kỹ thuật nuôi các loài này). Sau nhiều nỗ lực, đến tháng 6/2009, anh Giáp mới có được giấy cấp phép.
Chính từ đây, anh đã nhân giống thành công hàng vạn con chim trĩ đỏ. Thành quả này của anh đã góp phần đưa chim trĩ ra khỏi danh sách động vật quý hiếm có nguy cơ tuyệt chủng ở Việt Nam.
|
Chim Công cũng được nhân giống và nuôi nhiều trong Vườn Chim Việt. Anh Giáp cho biết, khoảng 50% động vật trong trang trại như chim trĩ, vịt trời… được nuôi làm thương phẩm. Những loài có giá trị lên đến hàng trăm triệu đồng/con như vẹt, hồng hạc, hắc hạc, anh chỉ để bảo tồn và nuôi chơi, chứ không bán mà bán chim giống và lấy tiền đó để đầu tư cho trang trại.
|
|
Gà rừng tai trứng cũng được nuôi trong môi trường bán hoang dã của trang trại và được được anh Giáp nhân giống thành công.
|
|
Anh Giáp giới thiệu với chúng tôi một đàn chim Lạc Hồng, còn được giới điểu học gọi là chim Việt - loài được in hình trên trống đồng, quốc bảo của Việt Nam nhưng lại rất ít người biết về nó.
|
|
Anh thổ lộ: "Tôi lấy tên loài chim này để đặt cho trang trại của mình. Người Việt có quyền tự hào về rất nhiều loài chim quý, đặc hữu nhưng vấn đề là chúng ta cần biết trân trọng, bảo tồn”.
|
|
Hiện trang trại của anh Giáp có hơn chục con chim Lạc Hồng. Đây là loài chim anh không bán, chỉ để lại trang trại để nuôi và nhân giống.
|
|
Việc nuôi chim Lạc Hồng khá tốn khém và việc nhân giống chim này gặp nhiều khó khăn, tỉ lệ thành công chưa cao.
|
Phạm Hải
Hàng trăm năm trước, tại vùng nông thôn nhỏ ở Trung Quốc, một người nảy ra ý tưởng bảo quản trứng vịt trong hồ bùn nước và vôi. Sau thời gian thử nghiệm, món trứng cho ra hương vị độc đáo, trở thành món ăn truyền thống qua nhiều thế kỷ ở Hong Kong, Trung Quốc và một số khu vực Đông Nam Á.
Mặc dù chi tiết về món “trứng thế kỷ” không được ghi lại trong văn bản, các nhà khoa học vẫn ước tính nó đã có từ hơn 500 năm trước dưới thời nhà Minh. Bên cạnh những ứng dụng khoa học kỹ thuật để sản xuất trứng hàng loạt, quá trình bảo quản trứng về cơ bản không có nhiều thay đổi.
Ngày nay, để tạo ra món ăn này, người ta phải pha một thùng nước gồm trà đen đậm đặc, vôi, muối và tro gỗ để nguội qua đêm. Ngày hôm sau, trứng gà, trứng vịt hoặc trứng cút sẽ được cho vào ngâm trong hỗn hợp khoảng 7 tuần đến 5 tháng.
|
Vẻ đen bóng của từng miếng trứng. Ảnh: Chunhai Cao
|
Món trứng này cũng được gọi bằng nhiều cái tên khác nhau như trứng trăm năm, trứng nghìn năm hay trứng thiên niên kỷ. Ngày nay, nó trở nên phổ biến được sản xuất hàng loạt, thậm chí có sẵn ở các cửa hàng tạp hóa của Trung Quốc và nằm trong danh sách những món ăn châu Á phải thử, cùng với súp chân gà hay canh rắn.
Vẻ ngoài của món trứng chính là thách thức với các đầu bếp. Lòng đỏ thay vì màu cam sáng thì lại là một dạng thạch có màu nâu sẫm và xanh đậm. Trứng có mùi ammoniac đậm đặc nên món trứng có tên gọi khác là “trứng nước tiểu ngựa”. Rất nhiều thế hệ trẻ lớn lên từ món trứng và chúng phải học cách để yêu hương vị này.
“Tôi vẫn nhớ lần đầu cha cho ăn trứng thế kỷ và quả thật tôi không thể chịu nổi mùi vị của nó”, CL Chan, một phụ nữ 55 tuổi người Hong Kong chia sẻ. “Tuy nhiên dần dần tôi cũng vượt qua được ác cảm và coi nó như một món ăn yêu thích”.
|
Món “trứng thế kỷ” ăn kèm cháo. Ảnh: Tassapon
|
Món trứng rất phổ biến trong thực đơn nhà hàng Hong Kong. Theo bà Carrel Kam, Giám đốc nhà hàng Yung Kee nổi tiếng, chuyên phục vụ “trứng thế kỷ” như một món ăn khai vị, ban đầu khách nước ngoài có vẻ sợ hãi bởi vẻ ngoài đen đúa, xấu xí. Tuy nhiên khi vượt qua được tâm lý ban đầu và cái mùi khủng khiếp, du khách mới cảm nhận được hương vị độc đáo của món ăn này.
Lòng trứng có kết cấu mượt mà, sáng bóng và mọng nước. Khi ăn kèm một lát gừng nhỏ, vị ngọt ngào và cay nồng hòa quyện vào nhau như tan chảy nơi đầu lưỡi, khiến nhiều người mê mẩn. Món trứng có thể ăn vào mọi thời điểm trong ngày như bữa sáng, trưa, tối hoặc là món ăn giữa buổi tùy vào sở thích của người thưởng thức.
Trứng thế kỷ là món ăn ưa thích của thế hệ người lớn Trung Quốc và cả những du khách tò mò muốn khám phá. Tuy nhiên nó lại không được giới trẻ ưa chuộng do lo ngại về quy trình chế biến và bảo quản thức ăn.
“Theo thời gian, thế hệ trẻ đang dần ít quan tâm hơn đến những món ăn truyền thống. Thế nhưng với hương vị độc đáo của mình, món trứng này sẽ còn đứng vững thêm nhiều thế kỷ nữa”, bà Kazu Leung, giám đốc điều hành cửa hàng bánh Hang Heung tâm sự.
Hải Thu
Nhận xét
Đăng nhận xét