Ngày 03/7/2018 thứ ba

Ngày 03/7/2018 thứ hai trời Sơn Tây 40-29 độ nắng to, 7:30’ bà chủ đi bán hàng sớm để về sớm tránh nắng nóng, chúng tôi bê bàn gấp ra cửa nhà Hải sắt uống trà & uống chè xanh của nhà bà Hồng, mẹ chồng chị Linh số 02/40/3LL, sáng nay viết  gửi ông Ngọc để sửa gương người tốt việc tốt ông Nguyễn Công Sức hội trưởng hội người cao tuổi tổ dân phố Hậu Ninh, ủy nhiệm thu thuế, phí của phường Lê Lợi, theo  88/2018/NĐ-CP ngày 15 tháng 6 năm 2018; Từ ngày 01 tháng 7 năm 2018, tăng thêm 6,92% trên mức lương hưu, trợ cấp bảo hiểm xã hội và trợ cấp hàng tháng của tháng 6 năm 2018, 16h lên Đình ông nhận lương tháng 7 là 6.121.000k.
Thứ Ba, 03/07/2018 - 13:59

“Xuất hiện lớp cán bộ rất nhiều bằng nhưng không biết làm việc”

Dân trí Phát biểu tại hội nghị Ban Chấp hành Đảng bộ TP Hà Nội, một số đại biểu cho rằng, có tình trạng cán bộ đi học để lấy bằng cho đẹp lý lịch. Đặc biệt, ở cơ sở xuất hiện lớp lãnh đạo rất nhiều bằng cấp nhưng không biết làm gì.

Đi học để lý lịch hoành tráng
Sáng 3/7, phát biểu tại hội nghị lần thứ 14 Ban chấp hành Đảng bộ TP Hà Nội, một số đại biểu dành nhiều thời gian phản ánh về chất lượng bằng cấp của cán bộ cơ sở.
Phát biểu tại đây, Bí thư quận Long Biên đề xuất, phải đổi mới trong công tác đào tạo. Tiêu chí đi học của cán bộ, công chức phải gắn với vị trí việc làm, khung năng lực.
Theo ông Hải, cán bộ, công chức đi học về để phục vụ chính việc đang làm chứ không phải đi học để lấy bằng hay làm cho lý lịch của mình hoành tráng hơn. Như vậy không giải quyết được vấn đề gì.

Theo ông Đỗ Mạnh Hải - Bí thư quận Long Biên, đi học để cho lý lịch hoành tráng hơn thì không giải quyết được vấn đề.
Theo ông Đỗ Mạnh Hải - Bí thư quận Long Biên, đi học để cho lý lịch hoành tráng hơn thì không giải quyết được vấn đề.
Ông Đỗ Mạnh Hải cho rằng, không phải cứ có bằng cấp là cán bộ, công chức đáp ứng được công việc. Vì vậy, cần có biện pháp đánh giá cán bộ, công chức sau khi đi học về. Nếu không đáp ứng được công việc thì phải điều chỉnh.
“Không học mà đáp ứng được công việc thì tốt hơn là đi học mà không làm được việc. Bởi đáp số cuối cùng vẫn phải là cán bộ, công chức có đáp ứng được vị trí việc làm hay không”, ông Hải nói.
Ngoài ra, theo ông Hải, bên cạnh học chuyên môn, nghiệp vụ, quận Long Biên cũng rất quan tâm đến việc cán bộ, công chức đi học các kỹ năng, đặc biệt là những vị trí thường xuyên tiếp xúc với người dân, tổ chức, doanh nghiệp…
Cán bộ làng nhàng nhưng không vi phạm nên rất khó đuổi!
Cùng vấn đề, ông Tô Quang Phán, Tổng Giám đốc đài PTTH Hà Nội chia sẻ, đài này hiện có hơn 719 người (nhiều người nhất trong các đài địa phương), trong đó có hơn 500 biên chế, 200 hợp đồng.
“Trong 500 biên chế ấy có gần 140 người là cán bộ chủ chốt. Thực tế, chưa có cơ quan truyền thông nào cán bộ chủ chốt nhiều như thế”, ông Phán nói và thông tin, trong hơn 700 người làm tại đài chỉ có khoảng 60% cán bộ đủ năng lực làm việc tốt.
Đi công tác cùng lãnh đạo TP, lãnh đạo đài Hà Nội không dám cử 40% cán bộ yếu kém này. “40% cán bộ này cũng không bỏ được, không loại được vì là con ông này, cháu bà kia từ Trung ương trở xuống thành phố”, ông Phán nói.
Ông Tô Quang Phán, Tổng Giám đốc đài PTTH Hà Nội
Ông Tô Quang Phán, Tổng Giám đốc đài PTTH Hà Nội
Theo ông Phán ngoài việc “con ông này, cháu bà kia”, những cán bộ này không vi phạm kỷ luật, làm việc thì làng nhàng. “Họ cứ đi ra đi vào thôi, không cãi ai, không chửi ai nên rất khó đuổi”, ông Phán nói và cho biết, bình bầu cuối năm cũng toàn tiên tiến, chiến sĩ thi đua. Ai cũng hoàn thành nhiệm vụ.
Những tồn tại trên được ông Phán cho là do lịch sử để lại. Cụ thể là khâu tuyển chọn đầu vào trước đây thấp, nhiều người đào tạo 2 năm không làm được việc.
Do vậy, ông Phán đề nghị, Thành ủy tăng cường hơn nữa công tác đánh giá cán bộ. Đặc biệt, tuyển chọn đầu vào cán bộ cơ sở cần chặt chẽ hơn nữa. Nếu không sẽ vẫn mở cửa cho một số người “làng nhàng” vào làm việc trong bộ máy hành chính.
Nêu ngay thực tế tại cơ quan mình, theo ông Phán, có những người đi học hết lớp này, lớp kia, thậm chí có 3 bằng đại học, thạc sĩ, tiến sĩ nhưng không làm được gì.
“Thạc sĩ có nhưng không làm gì cả, chả có chương trình nào để lại ấn tượng. 3 bằng đại học, rồi cả thạc sĩ, tiến sĩ nhưng không làm gì. Tôi thấy ở cơ sở xuất hiện lớp lãnh đạo rất nhiều bằng nhưng không biết làm gì cả”, ông Phán nói thêm.
Bà Lê Thị Thu Hằng, Bí thư Đảng ủy khối các cơ quan của TP nhấn mạnh, đánh giá cán bộ, người đứng đầu có vai trò quan trọng, không được nể nang, né tránh.
“Khen thì không có vấn đề gì, nhưng chê thì phải chỉ rõ”, bà Hằng tin, nếu thời gian tới tập trung nội dung này thì vai trò, trách nhiệm và chất lượng là việc của cơ quan hành chính sẽ được nâng lên.
Phát biểu kết luận hội nghị, theo Bí thư Thành ủy Hà Nội Hoàng Trung Hải, nửa nhiệm kỳ qua, Hà Nội đã nhiều kết quả tích cực, toàn diện trên các mặt công tác. Trong đó, cải cách hành chính có nhiều chuyển biến rõ rệt, nhất là thái độ, trách nhiệm của đội ngũ cán bộ, công chức.
Bí thư Hải yêu cầu cán bộ, công chức Hà Nội cần thẳng thắn nhìn nhận một số hạn chế, khuyết điểm như chưa tạo được chuyển biến rõ nét về văn hóa ứng xử. Tính gương mẫu trong thực thi nhiệm vụ của một số cán bộ, công chức còn hạn chế.
Quang Phong

Nhận xét

Bài đăng phổ biến từ blog này

Hôm nay ngày 13/7/2024 thứ bảy

Hôm nay ngày 11 tháng 8 năm 2024 Chúa nhật

Hôm nay ngày 06/7/2024 thứ bảy