Ngày 06/7/2018 thứ sáu


Ngày 06/7/2018 thứ sáu trời Sơn Tây 40-31 độ nắng to, 7:30’ đang uống trà cùng ông Ngọc-Hải sắt, cháu Lợi gọi vào nhà, cháu khoe súng thép nhỏ có khả năng bắn bi hộp tiếp đạn nhỏ kiểu K54, sẽ báo cáo ông Ngọc khi giao tiền phúng & đề xuất ông thuê hai cửa hàng nhôm kính làm cửa sổ nhà Thủy 07/40/3LL vì Hải đã để quá lâu không gọi thợ, 14h ông Ngọc tổ trưởg gọi thông báo MẸ VỢ ÔNG HIỂN 36/3/LL mất tại Trung Hà, 17h chi 500k gửi anh trai ông Hiển lên viếng cụ, tối tôi đi thu các hộ sau. Hà Nội đã có mưa giải nhiệt gần 1h đồng hồ trước…
Thứ sáu, 6/7/2018, 11:53 (GMT+7)

    

Đề xuất dịch vụ xác minh nhân thân với chi phí 10.000 đồng mỗi lượt

Thông tin về dân cư, dịch vụ xác minh nhân thân có thể được khai thác từ dữ liệu quốc gia về dân cư và thu phí.

Với công dân khi khai thác thông tin trong cơ sở dữ liệu quốc gia và cư dân để làm thủ tục hành chính sẽ không mất bất kỳ khoản phí nào. Ảnh: Giang Huy
Công dân khi khai thác thông tin trong cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư để làm thủ tục hành chính sẽ không mất bất kỳ khoản phí nào. Ảnh: Giang Huy
Thời gian qua Bộ Tài chính đã lấy ý kiến về dự thảo Thông tư quy định mức thu, chế độ thu, nộp, quản lý và sử dụng phí khai thác, sử dụng thông tin trong cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư.
Theo Bộ này, Luật căn cước công dân cũng như Luật phí và lệ phí đều đề cập đến nội dung nêu trên nhưng hiện chưa có văn bản quy định, do đó "cần thiết ban hành thông tư thu phí".
Những loại thông tin nào có thể được khai thác?
Dự thảo Thông tư nêu, cơ quan quản lý cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư (Bộ Công an) sẽ quyết định và cho phép các tổ chức, cá nhân khai thác số lượng thông tin trong cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư phù hợp với quy định của pháp luật và đảm bảo bí mật đời tư của công dân.
Trong đó, thông tin về công dân được thu thập, cập nhật vào Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư được xác định gồm 15 thông tin cơ bản, như: Họ, chữ đệm và tên khai sinh; Ngày, tháng, năm sinh; Giới tính; Nơi đăng ký khai sinh; Quê quán; Dân tộc; Tôn giáo; Quốc tịch; Tình trạng hôn nhân; Nơi thường trú; Nơi ở hiện tại; Nhóm máu...
Dự thảo này quy định các tổ chức thu phí gồm: Cục Cảnh sát đăng ký, quản lý cư trú và dữ liệu quốc gia về dân cư (C72); Phòng Cảnh sát quản lý hành chính về trật tự xã hội Công an các tỉnh, thành; Công an các quận, huyện.
Mức phí được đề xuất như thế nào?
Bộ Tài chính chia ba loại khai thác thông tin là dữ liệu tổng hợp dân cư, dữ liệu chi tiết dân cư và dịch vụ xác minh nhân thân.
Theo đó, đối với các dữ liệu thống kê tổng hợp về dân cư, hiện nhu cầu của công dân và doanh nghiệp tập trung vào các báo cáo liên quan đến mật độ theo từng địa bàn, độ tuổi dân cư, tình hình biến động dân cư trên từng đơn vị hành chính, thống kê tỷ lệ người trong độ tuổi lao động, tốc độ tăng dân cư...
Mức thu phí được đề xuất như sau: thống kê tổng hợp dữ liệu dân cư cấp tỉnh, thành là 250.000 đồng/báo cáo; cấp quận, huyện 200.000 đồng; cấp xã, phường 150.000 đồng.
Bảng mức phí dịch vụ dự kiến trong dự thảo Thông tư. 
Bảng mức phí dịch vụ dự kiến trong dự thảo Thông tư. 
Về việc khai thác dữ liệu chi tiết dân cư, chi phí ước tính cho một lần khai thác đủ 15 thông tin là 12.000 đồng, tương đương với 800 đồng cho một thông tin về công dân. Mức thu này bao gồm các chi phí duy tu, bảo trì thiết bị, nhập dữ liệu, mạng truyền thông, điện và các chi phí khác.
Đối với dịch vụ xác minh nhân thân, Bộ Tài chính cho rằng cơ quan quản lý cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư sẽ phải cung cấp gần như đầy đủ 15 thông tin. Vì vậy, để khuyến khích các tổ chức, cá nhân khai thác cơ sở dữ liệu dân cư, dự thảo Thông tư quy định mức phí là 10.000 đồng một bản.
Dự kiến, nếu việc thu phí được thông qua, một năm Bộ Công an có thể thu được trên 211 tỷ đồng tiền chi phí cung cấp dịch vụ và thu phí; tỷ lệ phí được để lại là 90%, nộp ngân sách 10%.
Theo thượng tá Trần Hồng Phú, Cục phó cảnh sát đăng ký, quản lý cư trú và dữ liệu quốc gia về dân cư (C72, Bộ Công an), việc thu phí chỉ áp dụng với các tổ chức, doanh nghiệp, ngân hàng, công chứng... Đơn vị nào có yêu cầu chính đáng cần xác nhận thông tin về dữ liệu dân cư sẽ viết phiếu đề nghị và khi đó Bộ Công an, các địa phương sẽ xem xét theo thẩm quyền.
"Việc gửi phiếu khai thác, tiếp cận thông tin ở đây chỉ dừng lại ở xác minh trong số 15 trường thông tin đúng hoặc sai chứ không phải tiếp cận toàn bộ dữ liệu", ông Phú nói và cho biết thêm, người dân khi khai thác thông tin để làm thủ tục hành chính sẽ không mất bất kỳ một khoản phí nào.
Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư là tập hợp thông tin cơ bản của tất cả công dân Việt Nam được chuẩn hóa, số hóa, lưu trữ, quản lý bằng cơ sở hạ tầng thông tin để phục vụ quản lý nhà nước và giao dịch của cơ quan, tổ chức, cá nhân.
Dự án xây dựng Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư được Chính phủ giao Bộ Công an chủ trì với mức đầu tư hơn 3.000 tỷ đồng; thời gian thực hiện từ 2017 đến 2020.
Phương Sơn

Nhận xét

Bài đăng phổ biến từ blog này

Hôm nay ngày 13/7/2024 thứ bảy

Hôm nay ngày 11 tháng 8 năm 2024 Chúa nhật

Hôm nay ngày 19 tháng 9 năm 2024, thứ năm