Ngày 19 tháng 9 năm 2018 thứ tư
Ngày
19
tháng 9 năm 2018 thứ tư, trời 23-28 độ sáng sớm
mưa, trưa nắng độ ẩm 90% , trời có mưa nhỏ, 7:30 Hà Vy ăn sáng, sau 1 ngày uống
thuốc viện Nhi cho mua, Hà Vy vẫn đi tiểu liên tục, kiểm tra lại thì đó chỉ là
thuốc bổ, đêm qua bố Thao đi mua thêm một loại thuốc viên theo đơn của
BVKVST cấp, bắt đầu uống cả ba loại thuốc tứ tối qua, sáng nay sau khi dậy từ
6h cháu chỉ đi 1 lần rồi gần 8h đi học. BÃO SỐ 6 Mangkhut ĐÃ TAN Ở TRUNG
QUỐC gió to, mưa lớn ở TX Sơn Tây 40mm lúc 1h sáng. 15h vào 23 QT lấy bình
acquy đã nạp đầy.
Vận động người dân từ bỏ thói quen ăn thịt chó: Việc khó nhưng cần thiết
Kinhtedothi - Việc cấm bán thịt chó trong các quận nội thành trong chừng mực nào đó có thể ảnh hưởng tới thu nhập của một bộ phận người dân. Tuy nhiên, thực tế cho thấy, quá trình giết mổ thịt chó tiềm ẩn nhiều nguy cơ lây nhiễm dịch bệnh sang người. Do đó, việc hạn chế sử dụng thịt chó được kỳ vọng sẽ mang lại nhiều lợi ích.
TIN LIÊN QUAN
Vận động người dân từ bỏ thói quen ăn thịt chó: Việc khó nhưng cần thiết
- Nguy cơ mắc các bệnh truyền nhiễm khi sử dụng thịt chó, mèo
- Ăn thịt chó tốt hay không?
Nguy cơ lây nhiễm bệnh sang người
Theo thống kê của Chi cục Thú y Hà Nội, từ đầu năm 2018 đến nay, trên địa bàn TP đã ghi nhận 3 trường hợp tử vong vì bệnh dại ở các huyện Phú Xuyên, Phúc Thọ và Sóc Sơn. Qua xét nghiệm các mẫu bệnh phẩm, cơ quan thú y xác định có 2 mẫu dương tính với bệnh dại tại quận Hoàng Mai và Bắc Từ Liêm. Ngoài ra, Hà Nội cũng ghi nhận trên 5.098 người bị súc vật cắn phải điều trị dự phòng. Trong đó, số người bị chó cắn chiếm 87%; số người bị mèo cắn chiếm 11,7%; số người bị dơi, chuột, khỉ... cắn chiếm 1,3%.
Lộ trình vận động người dân không ăn thịt chó, tiến tới cấm kinh doanh thịt chó tại các quận nội thành cần có thời gian. Cùng với đẩy mạnh tuyên truyền vận động người dân, cần siết chặt công tác quản lý đàn chó nuôi và hoạt động giết mổ, kinh doanh thịt chó thông qua việc quản lý bằng sổ điện tử, không để chó thả rông, tiêm phòng đầy đủ... Đặc biệt, TP sẽ giám sát chặt việc nhập chó từ các tỉnh như Thanh Hóa, Nam Định… vào tiêu thụ tại Hà Nội. Phó Giám đốc Sở NN&PTNT Hà Nội Tạ Văn Tường |
Chi cục trưởng Chi cục Thú y Hà Nội Nguyễn Ngọc Sơn cho rằng, việc ăn thịt và giết mổ chó, mèo tiềm ẩn nhiều nguy cơ lây nhiễm bệnh sang người, đặc biệt là bệnh dại. Những người giết mổ và sử dụng thịt chó, mèo còn có nguy cơ mắc các bệnh truyền nhiễm như tả, xoắn khuẩn, ấu trùng sán, xơ gan, suy thận và đặc biệt là virus dại... Hơn nữa, thịt chó chứa nhiều đạm, không tốt cho sức khỏe.
Thực tế, tại các cơ sở giết mổ, chó được thu mua từ nhiều nơi, sau đó về nhốt tập trung trong lồng sắt. Trong khi đó, việc kiểm soát thú y đối với chó sống còn những hạn chế nhất định nên nguy cơ lây nhiễm dịch bệnh trên đàn chó ở cơ sở giết mổ khá cao. Đó là chưa kể trường hợp chó bị các đối tượng trộm đánh bả, sau đó bán cho cơ sở giết mổ, tiềm ẩn nguy cơ nhiễm độc, mất ATTP.
Cục Thú y (Bộ NN&PTNT) từng khuyến cáo, các công đoạn giết mổ, kinh doanh thịt chó không bảo đảm vệ sinh ATTP. Vì vậy, việc tuyên truyền, vận động người tiêu dùng từ bỏ thói quen ăn thịt chó để tránh những nguy cơ mắc bệnh, thậm chí dẫn tới tử vong như ở bệnh dại là cần thiết.
Vấn đề kiểm soát ATTP cũng là bài toán đang được đặt ra đối với sản phẩm thịt chó. Theo quy định của Luật Thú y, chó không thuộc đối tượng động vật được kiểm soát giết mổ, không có quy định cụ thể về kiểm tra, giám sát chất lượng sản phẩm. Do đó, lâu nay các cơ sở giết mổ và kinh doanh thịt chó không được kiểm tra vệ sinh thú y và cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện ATTP. Đây là vấn đề mà cấp có thẩm quyền cần xem xét, sớm điều chỉnh.
Thực tế cho thấy, không có nước nào trên thế giới ban hành quy định về kiểm soát giết mổ chó. Một số nước trên thế giới có điều luật cấm giết mổ và kinh doanh các sản phẩm từ chó, người vi phạm thậm chí phải đi tù. Trong khi đó, rất nhiều tổ chức quốc tế không đồng tình ban hành quy trình kiểm soát giết mổ chó. Đây là những nguyên nhân khiến Bộ NN&PTNT trì hoãn việc ban hành quy định về kiểm soát giết mổ chó, kinh doanh thịt chó, nhằm tránh phản ứng từ nhiều quốc gia và tổ chức bảo vệ động vật.
Hệ lụy của quy trình giám sát thiếu chặt chẽ, còn bất cập này là vấn đề an toàn thực phẩm trên sản phẩm thịt chó bị bỏ ngỏ. Và người dân có thói quen sử dụng thịt chó vẫn sẽ phải ngày ngày đối diện với mối nguy hại từ chính miếng ăn của mình.
Chi cục trưởng Chi cục Thú y Hà Nội Nguyễn Ngọc Sơn cho biết, thực tế từ lâu các nước Đông Âu đã thực hiện lệnh cấm ăn thịt chó. Nhìn sang các nước ở Đông Nam á như Thái Lan, Malaysia, Philippines, Singapore... cũng đã từ bỏ thói quen này. Theo đó, thời gian tới, các quận, huyện, thị xã sẽ phải xây dựng lộ trình hạn chế giết mổ chó, mèo thương phẩm.
Đối với các quận nội thành, sẽ hạn chế các cơ sở kinh doanh thịt chó, mèo. Đến năm 2021, không còn kinh doanh thịt chó, mèo ở các quận. Bên cạnh đó, các cơ quan chức năng sẽ tiếp tục vận động, tuyên truyền để người dân từ bỏ tập quán, thói quen sử dụng thịt chó, mèo.
Đại diện Tổ chức động vật châu Á tại Việt Nam (Animals Asia) cho biết, tổ chức này ủng hộ việc chính quyền Hà Nội kêu gọi người dân xóa bỏ thói quen ăn thịt chó. Animals Asia và Liên minh bảo vệ chó châu Á (ACPA) luôn nhấn mạnh nhiều tới nguy cơ bệnh tật gây ra từ việc ăn thịt chó.
Năm 2016 - 2017, ACPA phối hợp với Trung tâm Chẩn đoán thú y T.Ư thực hiện chương trình khảo sát bệnh dại trên 400 mẫu não chó từ 14 lò mổ trên địa bàn Hà Nội. Hầu hết các lò mổ này tiêu thụ chó thu gom từ miền Nam. Kết quả đã phát hiện 1% số mẫu có kết quả dương tính với bệnh dại. Đây là kết quả dịch tễ đáng lo ngại trong công tác phòng chống bệnh dại.
|
(Còn nữa)
Nhận xét
Đăng nhận xét