Thứ Tư, 27/11/2019
Ngày 27 tháng 11 năm 2019 thứ tư,
độ ẩm 89%, với 23-17 độ C, 5h sáng trời mưa nhẹ tuy vậy 7h trời nắng, 4:30 tôi
cho con Sói đi vệ sinh khu bãi đất trống phía sau NVH Ninh Tĩnh, thể dục trong
SVĐ rồi dạo qua thành cổ về tập máy ở ngõ Rau, qua nhà Hải sắt uống trà nói
chuyện phiếm,7h anh Việt thợ sơn Sen Chiểu cùng bố chở giáo đến cạo tường tầng
3 chuẩn bị sơn, ông Mỹ lại chơi & in thơ, gọi thợ lát tam cấp bằng đá. Ông
Tường lại chơi xem đầu tivi BOC để nhờ Thao lắp mạng VNPT. 6h Hải Hạnh cho biết
con MIC không qua khỏi, trưa nay 12:30 lãnh đạo tổ Hậu Ninh sang bên Phú Hà làm
lễ truy điệu ông Hóa hàng xóm cũ, 13:30 về tiếp thợ sơn cùng ông Vĩnh nhà
12/40/3/LL.
Ngày làm việc thứ 27, Kỳ họp thứ tám, Quốc hội Khóa XIV
Hòa giải, đối thoại tại Tòa án góp phần giảm mâu thuẫn, tranh chấp kéo dài
Thứ Tư, 27/11/2019, 01:46:16
Tiếp tục chương trình làm việc, sáng 26-11, tại Nhà Quốc hội (QH), các đại biểu QH thảo luận tại hội trường về dự án Luật Hòa giải, đối thoại (HGÐT) tại Tòa án.
Phát huy cơ chế hòa giải, đối thoại tại Tòa án
Các đại biểu QH cơ bản tán thành sự cần thiết thiết lập cơ chế HGÐT tại Tòa án, đây là bước đi ưu tiên trong cải cách tư pháp của nước ta trong thời gian tới, phát huy ưu điểm của cơ chế mới này, góp phần hạn chế các vụ, việc phải đưa ra xét xử; nhanh chóng giải quyết các tranh chấp, mâu thuẫn của người dân; tiết kiệm chi phí, thời gian, công sức của các bên liên quan và Nhà nước. Ðại biểu Nguyễn Thị Thủy (Bắc Kạn) đánh giá, kết quả thí điểm ở 16 tỉnh vừa qua đã khẳng định đây là cơ chế hiệu quả, tiết kiệm cho người dân và Nhà nước. Phương thức HGÐT tại Tòa án vừa giúp giảm chi phí cho người dân vừa tiết kiệm chi phí cho ngân sách. Việc thí điểm thời gian qua đã triển khai hòa giải thành công gần 40 nghìn vụ… Nhiều đại biểu ủng hộ phương án chưa thu phí người dân khi hòa giải tại tòa.
Một số đại biểu đề nghị, trên cơ sở tổng kết thí điểm, cơ quan soạn thảo cần tiếp tục nghiên cứu nhằm tạo ra các thiết chế bảo đảm quyền tự quyết của người dân theo đúng tinh thần "việc dân sự cốt ở đôi bên". Theo đó, HGÐT đóng vai trò đặc biệt quan trọng, là nhu cầu và đòi hỏi của xã hội để giải quyết các tranh chấp phát sinh trong đời sống. Việc ban hành Luật HGÐT tại Tòa án góp phần hàn gắn những mâu thuẫn rạn nứt, nâng cao ý thức pháp luật của người dân, ngăn ngừa các tranh chấp trong tương lai, tạo sự đồng thuận, xây dựng khối đoàn kết trong nhân dân. Ðại biểu Nguyễn Mai Bộ (An Giang) nêu rõ, ngoài quản lý xã hội bằng pháp luật thì cần quản lý bằng đạo đức, phong tục tập quán; và cơ chế HGÐT tại tòa giúp thúc đẩy phương thức quản lý này. Bên cạnh đó, với cách thức thân thiện, đồng thuận trên nguyên tắc chia sẻ, cảm thông, nâng cao ý thức pháp luật của người dân, ngăn ngừa các tranh chấp trong tương lai, tạo sự đồng thuận, xây dựng khối đoàn kết trong nhân dân.
Bên cạnh đó, một số đại biểu phân tích thêm với Tòa án, đổi mới, tăng cường và nâng cao hiệu quả HGÐT là giải pháp căn cơ, giúp giải quyết khối lượng công việc ngày càng nặng nề, trong bối cảnh hằng năm các tranh chấp, khiếu kiện không ngừng tăng lên cả về số lượng và tính chất phức tạp.
Một số vấn đề mà nhiều đại biểu QH cho ý kiến tại thảo luận như: tiêu chuẩn bổ nhiệm hòa giải viên; thủ tục công nhận kết quả hòa giải thành, đối thoại thành tại tòa án; trách nhiệm của Tòa án trong hoạt động HGÐT; thù lao cho hòa giải viên. Nêu quan điểm về tổ chức thực thi HGÐT tại Tòa án, đại biểu Phạm Thành Tâm (Hậu Giang) và một số đại biểu cho rằng, dự thảo luật chưa quy định cụ thể cơ cấu, số lượng trong việc thành lập lực lượng thực thi công tác HGÐT tại Tòa án theo từng cấp, gây khó khăn cho triển khai thực hiện. Ðề nghị bổ sung quy định tổ chức công tác HGÐT tại Tòa án ở các cấp; về số lượng cụ thể cần quy định phù hợp ở từng cấp, không nên quy định số lượng tối đa mà chỉ nên quy định số lượng tối thiểu hòa giải viên. Ngoài ra, một số ý kiến khác đề nghị, dự thảo luật cần quy định trình tự, thủ tục HGÐT tại Tòa án theo hướng linh hoạt, nhanh gọn, hiệu quả, bảo đảm thuận lợi cho các bên trong quá trình HGÐT tại Tòa án; bảo đảm hiệu lực và hiệu quả thi hành kết quả HGÐT.
Thông qua hai luật, ba nghị quyết
Trong phiên làm việc chiều 26-11, dưới sự điều hành của Phó Chủ tịch QH Ðỗ Bá Tỵ, QH đã nghe Chủ nhiệm Ủy ban Quốc phòng và An ninh của QH Võ Trọng Việt trình bày Báo cáo giải trình, tiếp thu và chỉnh lý dự án Luật Lực lượng dự bị động viên. Tại hội trường, QH đã biểu quyết thông qua Luật Lực lượng dự bị động viên gồm năm chương, 41 điều với 449 đại biểu tán thành (chiếm 92,96% tổng số đại biểu QH).
Chiều cùng ngày, dưới sự điều hành của Phó Chủ tịch QH Phùng Quốc Hiển, QH nghe Chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế của QH Vũ Hồng Thanh trình bày: Báo cáo giải trình, tiếp thu và chỉnh lý dự án Luật Chứng khoán (sửa đổi); Báo cáo giải trình, tiếp thu và chỉnh lý dự thảo Nghị quyết về Báo cáo nghiên cứu khả thi Dự án đầu tư xây dựng Cảng hàng không quốc tế Long Thành giai đoạn 1. Tại hội trường, QH đã biểu quyết thông qua Luật Chứng khoán (sửa đổi) gồm 10 chương, 35 điều với 445 đại biểu tán thành trong số 450 đại biểu tham gia biểu quyết (chiếm 92,13% tổng số đại biểu QH); biểu quyết thông qua Nghị quyết về Báo cáo nghiên cứu khả thi Dự án đầu tư xây dựng Cảng hàng không quốc tế Long Thành giai đoạn 1 với 435 đại biểu tán thành (chiếm 90,06% tổng số đại biểu QH).
Trong phiên làm việc, QH cũng đã nghe Chủ nhiệm Ủy ban Tài chính - Ngân sách của QH Nguyễn Ðức Hải trình bày: Báo cáo giải trình, tiếp thu, chỉnh lý dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Kiểm toán Nhà nước; Báo cáo giải trình, tiếp thu và chỉnh lý dự thảo Nghị quyết về khoanh tiền nợ thuế, xóa tiền phạt chậm nộp, tiền chậm nộp đối với người nộp thuế không còn khả năng nộp ngân sách nhà nước. QH đã biểu quyết thông qua Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Kiểm toán Nhà nước với 454 đại biểu tán thành (chiếm 94% tổng số đại biểu QH); biểu quyết thông qua Nghị quyết về khoanh tiền nợ thuế, xóa tiền phạt chậm nộp, tiền chậm nộp đối với người nộp thuế không còn khả năng nộp ngân sách nhà nước gồm tám điều với 441 đại biểu tán thành (chiếm 91,3% tổng số đại biểu QH).
QH cũng đã nghe Chủ nhiệm Ủy ban Khoa học, Công nghệ và Môi trường của QH Phan Xuân Dũng trình bày Báo cáo giải trình, tiếp thu và chỉnh lý dự thảo Nghị quyết phê chuẩn chủ trương đầu tư Dự án hồ chứa nước Ka Pet (huyện Hàm Thuận Nam, tỉnh Bình Thuận). Ðồng thời, biểu quyết thông qua Nghị quyết nêu trên với 448 đại biểu tán thành (chiếm 92,75% tổng số đại biểu QH).
Nhận xét
Đăng nhận xét