Thứ bảy, ngày 23 tháng 05 năm 2020
Thứ bảy, ngày 23 tháng 05 năm 2020
MÙNG MỘT THÁNG TƯ nhuận Canh Tý, dịch Covitd-19 (Thế giới vẫn trong đại dịch
toàn cầu 215/254 quốc gia, vùng lãnh thổ), độ ẩm 90% 31-25, trời mưa
nhỏ nên nghỉ thể dục, đến 6h thả con Sói quanh vườn hoa & cây Phú Hà, 6:55
chú Hải gửi hồ sơ xin cho cho em Hải Minh vào TH Trần Phú sáng thứ hai tới,
7:30 sang uống trà nhà Hải sắt cùng ông Ngọc, Long, nói chuyện tào lao. Về chơi
với Hà Vy hôm nay nghỉ thứ bảy, nghe qua Radio ĐẠI HỘI ĐẢNG BỘ PHƯỜNG NGÔ QUYỀN
BT Chương tái cử. 8:30 ông Chiến lại chơi cho rau, con Milu vẫn bình thường nên
vẫn để ở nhà, 12h gọi điện hỏi về chất lượng rau bị bà Tường chê...có dùng
được. Trưa nay bác Thao đi ăn cơm khách, chiều nhà Chanh về cho 4 bạn có Hà Vy vào
thành cổ chơi. Bố Thao đi làm, nghe đâu mai mẹ Quỳnh mới cùng Hoàng Kiên về nghỉ
cuối tuần...
Bộ trưởng Công an báo cáo kế hoạch bỏ sổ hộ khẩu
Dân trí Đại tướng Tô Lâm – Bộ trưởng Công an nhấn mạnh, việc bỏ sổ hộ khẩu dẫn tới việc bãi bỏ 13 nhóm thủ tục hành chính liên quan, sẽ bắt đầu áp dụng từ 1/7/2021.
>>Bỏ sổ hộ khẩu mừng như bỏ được sổ gạo thời bao cấp!
>>Bỏ sổ hộ khẩu, người dân thực hiện thủ tục hành chính như thế nào?
Dự thảo luật Cư trú (sửa đổi) chính thức được Chính phủ trình Quốc hội sáng 23/5. Thay mặt Chính phủ trình dự án luật, Bộ trưởng Công an Tô Lâm nhận định, hiện tại trình tự, thủ tục đăng ký cư trú còn mang tính thủ công, rườm rà, chưa đáp ứng yêu cầu cải cách thủ tục hành chính.
Do đó, một trong những chính sách cơ bản của dự án Luật Cư trú là thay đổi phương thức quản lý cư trú từ quản lý bằng sử dụng sổ giấy sang phương thức quản lý hiện đại bằng số định danh cá nhân để truy cập, cập nhật, điều chỉnh trên Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư, Cơ sở dữ liệu về cư trú.
Cùng với việc bãi bỏ sổ hộ khẩu, một phần hoặc toàn bộ thủ tục hành chính có nội dung liên quan cũng được bãi bỏ.
Cụ thể, việc bỏ sổ hộ khẩu giấy dẫn đến việc bãi bỏ một phần hoặc toàn bộ 13 nhóm thủ tục hành chính liên quan đến đăng ký, quản lý thường trú, tạm trú của công dân gồm 7 nhóm thủ tục bị bãi bỏ toàn bộ và 6 nhóm sửa đổi bổ sung.
Thẩm tra nội dung này, UB Pháp luật đồng tình việc đổi mới phương thức quản lý cư trú của công dân vì không chỉ giúp đơn giản hóa thủ tục, giấy tờ, tiết kiệm chi phí mà còn quản lý dân cư chặt chẽ, thực chất, hiệu quả hơn.
Tuy nhiên, để bảo đảm tính khả thi, không gây xáo trộn lớn, UB Pháp luật đề nghị làm rõ 4 vấn đề.
Đầu tiên, Chủ nhiệm UB Pháp luật Hoàng Thanh Tùng đặt vấn đề, phương thức quản lý cư trú mới chỉ có thể được vận hành thông suốt trên cơ sở tất cả công dân Việt Nam đã được cấp số định danh cá nhân. Vì vậy cần có giải pháp đảm bảo hoàn thành việc cấp số định danh cá nhân cho gần 80 triệu công dân.
“Hơn 4 năm mới có hơn 18 triệu công dân được cấp số định danh cá nhân. Trong khi đó dự kiến đến tháng 12/2020 phải hoàn thành việc xác lập số định danh cá nhân cho toàn bộ công dân Việt Nam”, ông Tùng nói.
Lo ngại thứ hai là nền tảng công nghệ để vận hành phương thức quản lý cư trú mới là Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư và Cơ sở dữ liệu về cư trú. Nhưng đến nay các cơ sở dữ liệu này vẫn đang xây dựng, chậm về tiến độ so với yêu cầu của luật. Vì vậy, Chính phủ phải chỉ đạo quyết liệt, đảm bảo bố trí đủ vốn cho việc này.
Thứ ba, bỏ sổ hộ khẩu sẽ tác động lớn tới các quy định về giấy tờ công dân trong nhiều thủ tục hành chính hiện hành, các thủ tục này đang được quy định trong một số văn bản luật và nhiều văn bản dưới luật.
Do đó, trong quá trình sửa đổi, bổ sung các văn bản này để phù hợp với phương thức quản lý cư trú mới, đề nghị cần xem xét, có giải pháp phù hợp để sửa đổi.
Sau nữa, cơ quan thẩm tra lưu ý, sổ hộ khẩu trong nhiều trường hợp cũng là căn cứ quan trọng để tổ chức, cá nhân thực hiện các giao dịch dân sự như mua bán điện, nước, đăng ký dịch vụ điện thoại.
Khi bỏ sổ hộ khẩu, giao dịch này có thể sẽ khó khăn vì các bên không thể tự mình truy cập Cơ sở dữ liệu về cư trú để xác định thông tin cần thiết; nếu yêu cầu cơ quan có thẩm quyền cung cấp thông tin thì phát sinh thêm thủ tục hành chính, gây phiền hà và tăng thêm chi phí, thời gian.
Do đó, UB Pháp luật đề nghị quy định ngay trong luật trách nhiệm cung cấp, chia sẻ thông tin, dữ liệu về cư trú giữa các cơ quan Nhà nước; việc khai thác thông tin từ Cơ sở dữ liệu về cư trú của tổ chức, cá nhân theo hướng tạo điều kiện thuận lợi cho công dân khi cần sử dụng thông tin về nhân thân, nơi thường trú, tạm trú… trong các cơ sở dữ liệu.
“Gỡ” điều kiện nhập khẩu vào 5 thành phố lớn
Báo cáo nội dung khác còn nhiều ý kiến khác nhau là điều kiện đăng ký thường trú vào các thành phố trực thuộc Trung ương, Bộ trưởng Công an cho biết, theo các quy định hiện hành, trường hợp đăng ký thường trú vào huyện, thị xã thuộc thành phố trực thuộc Trung ươngphải đảm bảo có thời gian tạm trú tại thành phố đó 1 năm trở lên, còn vào quận thì phải có thời gian tạm trú 2 năm trở lên.
Ở mức cao hơn, theo quy định của luật Thủ đô, nhập hộ khẩu vào quận nội thành Hà Nội phải tạm trú từ 3 năm trở lên. Ngoài ra còn phải bảo đảm điều kiện về diện tích nhà ở bình quân theo quy định của thành phố (tối thiểu 5 m2/người)…
“Việc đặt ra các điều kiện riêng này sẽ làm hạn chế quyền tự do cư trú của công dân; tác động đến quyền, lợi ích của một bộ phận công dân đang sinh sống, làm việc tại các thành phố lớn chưa đủ điều kiện đăng ký thường trú. Đồng thời, chính sách này cũng chưa thực sự hiệu quả trong việc giảm di dân, tăng dân số cơ học tại cácthành phố này”, Bộ trưởng Tô Lâm phân tích.
Do vậy, Chính phủ thống nhất bỏ các quy định riêng về điều kiện đăng ký thường trú tại 5 thành phố trực thuộc Trung ương hiện nay. Việc đăng ký thường trú tại các địa bàn đều như nhau, không có sự phân biệt và được áp dụng thống nhất trên toàn quốc.
Đồng thời, để bảo đảm tính thống nhất của hệ thống pháp luật, dự thảo luật quy định bãi bỏ các quy định của luật Thủ đô về điều kiện đăng ký thường trú ở Thủ đô.
Cơ quan thẩm tra hoàn toàn tán thành đề xuất này để đảm bảo quyền tự do cư trú của công dân theo quy định của Hiến pháp.
Báo cáo thẩm tra của UB Pháp luật cũng phân tích, số liệu của Bộ Công an cho thấy, số người đăng ký tạm trú và không đăng ký thường trú, tạm trú nhưng thường xuyên sinh sống tại 5 thành phố là rất lớn (gần 23%).
Riêng đối với Hà Nội, kết quả giám sát do UB Pháp luật tiến hành năm 2018 cho thấy, trong 5 năm (2013-2017) chỉ có khoảng 120.0000 người được cho đăng ký thường trú vào các quận, chiếm khoảng 15,8% dân số tăng thêm cơ học của nội thành.
Điều đó cho thấy, việc quy định các điều kiện riêng về đăng ký thường trú đối với các thành phố trực thuộc Trung ương chỉ hạn chế nhập hộ khẩu chứ không hạn chế được tình trạng gia tăng dân số cơ học.
Luật Cư trú sửa đổi sẽ qua 2 vòng thảo luận tại Quốc hội, dự kiến được thông qua tại kỳ họp cuối năm nay và có hiệu lực từ 1/7/2021.
Thái Anh
Nhận xét
Đăng nhận xét