Thứ sáu, ngày 08 tháng 05 năm 2020
Thứ sáu, ngày 08 tháng 05 năm 2020,
SINH NHẬT BÁC THAO, dịch Covitd-19 (Thế giới vẫn trong đại dịch toàn cầu 215/254 quốc gia, vùng lãnh thổ), độ ẩm 86% 36-27
trời nắng từ 6h,
về thả con Sói bằng xe đạp quanh vườn hoa & cây Phú Hà
về, tôi tranh sang nhà Hải sắt uống trà, 8h sang nhà Hải sắt giao 1 triệu cho
ông Ngọc gửi bà Hải tổ chức hội nghị tổng kết hội văn nghệ Hậu Ninh cũ... về
chơi với Hà Vy & các bạn nhà 07/40/3/LL chờ 10:30 bà Thể sang chơi & mang
cơm cho bọn nhỏ, giải tán các khách không mời về. 9h bác Thao mang quà sinh
nhật từ cơ quan về nhà, Hà Vy đãi bạn 5 hộp sữa làm mình bị hai mẹ con Thao mắng
vì không biết quản lý cháu. Chiều nay nắng gay gắt, khoảng cuối giờ chiều Hà Vy
vào thăm ông bà ngoại, sau hơn 3 tháng nghỉ học chống Covid-19 chơi ở hai nơi.
Thứ Sáu 08/05/2020 - 10:28
Sức bật của nền kinh tế Việt Nam trong khủng hoảng Covid-19
Dân trí Chiến lược “ngoại giao Covid” hiệu quả sẽ mang đến cho Việt Nam cơ hội và nền kinh tế Việt Nam được dự đoán phục hồi nhanh hơn các nước trong khu vực sau cuộc khủng hoảng dịch bệnh.
>>Báo Anh phân tích chiến thuật giúp Việt Nam “đập tan” Covid-19
>>Báo Mỹ: Việt Nam chống dịch thành công nhờ làm tốt những điều bình thường
>>Chuyên gia: Việt Nam có thể ngăn chặn suy thoái kinh tế nhờ chống dịch tốt
Nhiều nhà phân tích kinh tế quốc tế đã đưa ra những nhận định lạc quan về nền kinh tế Việt Nam khi bắt đầu cho phép các doanh nghiệp nối lại hoạt động và trường học trên cả nước mở cửa trở lại.
Những tín hiệu tốt
Theo báo Nikkei Asian Review của Nhật Bản, cuộc sống và hoạt động sản xuất tại Việt Nam đang bắt đầu phục hồi nhanh chóng với triển vọng lạc quan về sản xuất và thương mại cũng như khôi phục xuất khẩu gạo. Trang tin The Star cũng viết về sự tăng trưởng mà các chuyên gia đánh giá là nhanh chóng của nhiều lĩnh vực trong tổng thể nền kinh tế Việt Nam sau khi dừng giãn cách xã hội.
Hãng tin CNBC của Mỹ ngày 5/5 dẫn ý kiến nhà kinh tế châu Á hàng đầu tại Oxford Economics (Anh) Sian Fenner nhận định Việt Nam không thể tránh khỏi tác động của tình trạng sụt giảm nhu cầu toàn cầu, nhưng kinh tế Việt Nam sẽ không rơi vào suy thoái.
Hai lý do quan trọng nhất được ông Sian Fenner đưa ra gồm: Việt Nam đã ngăn được Covid-19 lây lan trên diện rộng nên đã trở thành một trong những nước đầu tiên ở Đông Nam Á nới lỏng giãn cách xã hội; ngoài ra kinh tế Việt Nam tiếp tục được hưởng lợi từ xu thế chuyển hướng chuỗi cung ứng do xung đột thương mại Mỹ - Trung.
CNBC cũng đề cập đến những hoài nghi về độ tin cậy của số liệu các ca bị nhiễm bệnh do Việt Nam cung cấp, nhưng dẫn lập luận mà hãng tư vấn Capital Economics đưa ra mới đây rằng “Việt Nam sẽ không thể chấm dứt giãn cách xã hội nếu không tự tin rằng dịch bệnh đã được kiểm soát”.
Gareth Leather, nhà kinh tế chuyên về châu Á tại Capital Economics (Anh), nói: “Đây rõ ràng là tin tốt đối với nền kinh tế Việt Nam”.
Trong báo cáo Triển vọng kinh tế thế giới 2020 công bố cuối tháng 4, Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) dự báo tăng trưởng GDP của Việt Nam trong năm 2020 và 2021 lần lượt là 2,7% và 7%. IMF nhận định Việt Nam “là quốc gia có triển vọng tăng trưởng tốt nhất trong ASEAN”.
“Làn sóng thứ hai”
Báo Wall Street Journal dẫn lời ông Julien Brun, lãnh đạo điều hành CEL, hãng chuyên tư vấn cho các công ty đa quốc gia về đầu tư ở các thị trường mới nổi, nhận định: “Việt Nam vốn đứng đầu danh sách những nước được các hãng chế tạo cân nhắc sẽ chuyển đến nếu họ rút khỏi Trung Quốc. Đến nay, việc ứng phó hiệu quả với dịch bệnh của Việt Nam sẽ càng làm tăng độ tín nhiệm của nước này”.
Hãng tin Bloomberg có chung nhận định lạc quan về khả năng “bật dậy” của kinh tế Việt Nam khi khẳng định Việt Nam là một điểm đến ưa thích đối với các nhà đầu tư nước ngoài đang tìm kiếm một trung tâm chế tạo thay thế Trung Quốc, trong bối cảnh căng thẳng thương mại leo thang giữa Mỹ và nền kinh tế lớn thứ hai thế giới.
Theo trang tin Asia Times, nhiều nhà phân tích thậm chí dự đoán Việt Nam sẽ được lợi nhất từ “làn sóng thứ hai” về tái dịch chuyển nhà máy do đại dịch Covid-19.
Một số chuyên gia cho rằng nền kinh tế Việt Nam có thể phục hồi nhanh hơn các quốc gia Đông Nam Á khác vào năm 2021, đặc biệt nếu các nước như Mỹ, Nhật Bản và Liên minh châu Âu (EU) đồng loạt tái dịch chuyển các chuỗi cung ứng sau đại dịch ra khỏi Trung Quốc và dời sang các quốc gia khác.
Cơ hội và thách thức
Asia Times cũng cho rằng Việt Nam đã nhanh chóng để lại dấu ấn về hiệu quả chiến lược trong phiên bản “ngoại giao virus corona” mà Trung Quốc và những nước khác cũng đã triển khai.
Việt Nam đã đẩy mạnh sản xuất thiết bị y tế và quyên góp cho các quốc gia đang nỗ lực chống dịch bệnh như Mỹ, Nga, Tây Ban Nha, Italia, Pháp, Đức và Anh. Giáo sư Carl Thayer của Học viện Quốc phòng Australia lưu ý rằng 5 nước châu Âu này đều đã đàm phán các thỏa thuận đối tác chiến lược với Việt Nam.
Việt Nam cũng đã tặng khẩu trang, nước khử trùng và các vật tư chống dịch khác cho các cơ quan y tế ở nước láng giềng Campuchia và Lào.
Derek Grossman, chuyên gia phân tích quốc phòng cao cấp tại RAND Corporation, tổ chức nghiên cứu có trụ sở tại Washington (Mỹ), nói rằng thành công của Việt Nam trong xử lý đại dịch cũng như trong chiến lược ngoại giao trong bối cảnh khủng hoảng chính là cơ hội để Việt Nam chứng minh giá trị của mình với thế giới.
Tuy nhiên, các chuyên gia cũng cảnh báo Việt Nam vẫn đang phải đối mặt với nguy cơ bùng phát một đợt dịch lớn.
Ngoài ra, do phụ thuộc nhiều vào xuất khẩu nên Việt Nam cũng cần phải chuẩn bị để đối phó với kịch bản nhu cầu của thế giới sụt giảm trong nhiều tháng trước khi các nhà máy có thể khởi động các đơn đặt hàng.
Theo báo Guardian của Anh, quá trình Việt Nam phục hồi sau đại dịch sẽ có sự dõi theo của thế giới. Việt Nam không nên mất cảnh giác vì cuộc chiến chống Covid-19 vẫn chưa kết thúc.
Tuệ Nhi
Tổng hợp
Nhận xét
Đăng nhận xét