Thứ tư, ngày 13 tháng 05 năm 2020
Thứ tư, ngày 13 tháng 05 năm 2020,
dịch Covitd-19 (Thế giới vẫn trong đại dịch toàn cầu 215/254 quốc gia, vùng lãnh thổ), độ ẩm 90% 25-32,
4:28 thể dục quanh sân vận động thị xã như thường ngày, 6h thả con Sói bằng xe đạp quanh vườn hoa & cây Phú Hà, về tắm giặt,
sang 17/1/Lê Lai cho Milu ăn, quét dọn sân gom lá vào thùng rác đặt ngoài ngõ.
Hà Vy đòi không đi lớp, lý do khi ngủ đòi đi tiểu không được, được cả nhà động
viên & dậy cách ứng xử, xin phép cô khi có nhu cầu vệ sinh...Như đã hẹn, sáng nay tôi vào ngõ vườn hoa
hái hoa chuối tây về luộc, tranh thủ dọn rác ở mái bếp, sân trong
vườn chuối. Qua nhà bác Bình thấy có thợ & chủ ĐÃ CÓ LỜI ĐỂ BÁC TRÁT
VỮA bức tường sát nhà, bác sẽ ốp miếng tôn phần cao hơn nhà Hải Hạnh để
tránh chảy nước mưa xuống tường của 2 nhà; gần 8h mới về tắm & vào mạng
xem tin tức...Chiều trời nắng gắt, tuy vậy gần cuối giờ có cơn mưa... www.blogger.com cho giao diện mới để viết bài
vào chiều nay.
Trung Quốc có nguy cơ bị "bỏ rơi" khỏi trật tự kinh tế toàn cầu mới
Dân trí Ông Long Yongtu, người dẫn đầu các cuộc đàm phán gia nhập Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO) của Trung Quốc, đã cảnh báo rằng: Bắc Kinh phải cảnh giác trước nguy cơ bị cô lập.
>>Nguy cơ kinh tế Trung Quốc “trượt dốc” lần thứ hai đang ở ngay trước mắt
>>Trung Quốc có đủ tiền để "dập tắt" làn sóng thất nghiệp do Covid-19 gây ra?
>>Trung Quốc phải đối mặt với “thách thức lịch sử” sau đại dịch Covid 19
Các cựu quan chức và cố vấn về vị thế của Trung Quốc trên thế giới hậu Covid-19 cũng đưa ra những lời cảnh báo tương tự.
Ông Long Yongtu – nhà cựu đàm phán thương mại của Bắc Kinh, người đã đưa Trung Quốc vào Tổ chức Thương mại Thế giới năm 2001 đã đưa ra cảnh báo: Trung Quốc có thể phải đối mặt với sự cô lập với trật tự kinh tế toàn cầu sau đại dịch Covid-19.
Khi nhiều quốc gia trên thế giới hành động theo Mỹ đưa ra những lời chỉ trích Trung Quốc về việc xử lý virus, đã có các nghi ngờ gia tăng rằng: “Liệu Washington và các đồng minh của họ có cố gắng loại trừ Bắc Kinh ra khỏi trật tự kinh tế thế giới mới hay không ?”
Vấn đề trên đã đặt ra cho Trung Quốc một thách thức lớn về kinh tế và ngoại giao kéo dài trong những năm tới, mặc dù Bắc Kinh đã tuyên bố những thắng lợi to lớn trong cuộc chiến chống virus corona.
Theo ông Long Yongtu: “Sau khi xảy ra đại dịch, sẽ có những thay đổi đáng kể trong chuỗi thương mại, đầu tư và công nghiệp quốc tế. Dịch bệnh đã gây ra thiệt hại lớn cho toàn cầu hóa”, và ông Long cũng liên tục thúc giục các công ty Trung Quốc phải nhanh chóng tăng cường tốc độ mở rộng quốc tế cùa mình.
Ông Long đã đưa ra các bình luận vào hôm thứ 7 vừa qua tại một diễn đàn trực tuyến được tổ chức bởi ifeng.com, Học viện Tài chính Tiên tiến Thượng Hải và Trường Phát triển Quốc gia tại Đại học Bắc Kinh rằng: “Sự bùng phát của Covid-19 trên toàn thế giới đã phá vỡ đáng kể chuỗi cung ứng toàn cầu, phơi bày sự phụ thuộc của các quốc gia khác vào Trung Quốc đối với các sản phẩm quan trọng và gây ra lo ngại về một cuộc di cư nhanh hơn của các công ty nước ngoài tại Trung Quốc. Đây cũng là một xu hướng đang diễn ra trong giai đoạn xảy ra cuộc thương mại Mỹ-Trung bắt đầu vào năm 2018.”
Ông Li Yang, giám đốc Học viện Khoa học Xã hội Trung Quốc, Viện Tài chính và Phát triển Quốc gia cũng đồng quan điểm với ông Long, cho rằng: “Chúng tôi có mọi lý do để nói rằng một liên minh quốc tế đang hình thành mà không bao gồm Trung Quốc và đồng Nhân dân tệ của Trung Quốc. Chúng tôi không có lựa chọn nào khác ngoài việc làm cho đồng Nhân dân tệ mạnh hơn, biến đồng Nhân dân tệ trở thành một loại tiền tệ quốc tế. Và tất nhiên, điều quan trọng nhất là làm cho Trung Quốc trở nên hùng mạnh.”
Trước áp lực kinh tế, Mỹ, Liên minh Châu Âu, Úc và các quốc gia khác đã gây ra căng thẳng địa chính trị đối với Trung Quốc, kêu gọi một cuộc điều tra độc lập để xác định nguồn gốc của virus corona.
Các số liệu mà chính quyền Tổng thống Trump đưa ra đã ngụ ý rằng virus corona bị rò rỉ từ một phòng thí nghiệm ở Vũ Hán.
Bên cạnh đó, còn có một số nơi kêu gọi, yêu cầu Trung Quốc phải xin lỗi và trả tiền bồi thường cho họ.
Các chuyên gia dự đoán rằng, các mối quan hệ quốc tế của Bắc Kinh, đặc biệt là liên quan đến Mỹ, sẽ là một chủ đề quan trọng trong cuộc họp lập pháp quốc gia sắp tới, bắt đầu vào ngày 22/5 này.
Ngoài ra, các chuyên gia cố vấn uy tín tại Trung Quốc đều đưa ra những dự đoán không mấy khả quan về tình hình ngoại thương của Bắc Kinh hậu virus corona.
Họ nói rằng: Đại dịch Covid-19 đã khiến cho hai siêu cường trên thế giới là Mỹ và Trung Quốc ngày càng tách rời nhau, cả về văn hóa lẫn thương mại. Họ cho biết, sự gián đoạn đối với các chuỗi công nghiệp và sự suy giảm mạnh mẽ trong du lịch quốc tế chính là những đặc điểm dễ thấy nhất. Và cuối cùng một số chuyên gia đưa ra nhận định rằng: “Vai trò của Trung Quốc trong chuỗi cung ứng toàn cầu sau đại dịch có thể sẽ bị suy yếu”.
Vào thứ 2 vừa qua, một nghiên cứu mới nhất đã cho thấy, đầu tư của Trung Quốc vào Mỹ đã giảm xuống mức thấp nhất vào năm ngoái (tính từ năm 2009 ).
Mặc dù, sự thù địch quốc tế ngày càng gia tăng đối với Trung Quốc, nhưng theo ông Long, chính phủ Trung Quốc vẫn muốn Tổng thống Mỹ Donald Trump giành chiến thắng trong cuộc tái bầu cử vào tháng 11 tới và nước này vẫn khá lạc quan về triển vọng dài hạn của toàn cầu hóa.
Ông Long kêu gọi Trung Quốc nên tiếp tục mở cửa thị trường trong nước cho các nhà đầu tư nước ngoài và cho các công ty Trung Quốc theo đuổi nhiều vụ sáp nhập và mua lại ở nước ngoài để Trung Quốc có thể hội nhập tốt hơn vào chuỗi công nghiệp mới của các công ty đa quốc gia.
Thùy Dung
Theo SCMP
Nhận xét
Đăng nhận xét