Ngày 14/01/2022 thứ sáu
Ngày
14/01/2022 thứ sáu độ ẩm 73%, với 15-21 độ trời có gió mùa về sáng rét, vào 5h
tôi thể dục thường ngày tại cuối ngõ 25/3/LL giáp khu biệt thự Phú Thịnh bên
đường Phú Hà, về chờ sáng rõ mới cho con Sói đi vệ sinh, sau đó ăn sáng rồi
sang nhà Hải sắt uống trà nói chuyện thời sự vỉa hè với nhiều người bạn trong
ngõ. Tám giờ về chơi
cùng hai cháu đến 10:30 bà nội về nấu ăn trưa, 12h các bạn nhỏ đi ngủ, 14h bố
Thao đi làm, bà đi bán vé xổ số, chị Vy vào học onlime từ 14-16h, vào 15:30 mẹ
Quỳnh đi làm về gần 17h ba mẹ con đi chơi bằng xe máy. Chiều nay nhà văn hóa lát thềm, bậc cầu thang bằng đá xanh, xe xúc đã
phá dỡ WC cũ để mở rộng sân chơi phí sau nhà văn hóa, khu tập thể thao máy.
NGOÀI BỜ HÀO THÀNH CỔ CÁC PHƯỜNG QT-LL-NQ đã kẻ 3m một ô để cho thuêu bán cây
cảnh, hoa nhân dịp tết Nhâm Dần, tôi cùng các bạn Nhím, Nguyễn Đăng Su, Vy
ra thăm NVH khi thơj đang thi công nên không lên đươcj tầng 2, nghe nói công
trình này mất gạch ốp, sắt cuộn, thang nhôm tổng giá trị cũng nhiều triệu do
không có bảo vệ đêm
Hà Nội sẵn sàng chuẩn bị tiêm cho trẻ em 5-12 tuổi
(Dân trí) - Đề cập đến công tác tiêm vaccine, lãnh đạo UBND TP Hà Nội cho biết, hiện nay việc này còn chậm; đồng thời yêu cầu rà soát để sẵn sàng chuẩn bị tiêm cho trẻ em từ 5-12 tuổi…
Yêu cầu nêu trên được Phó Chủ tịch UBND TP Hà Nội Chử Xuân Dũng nhấn mạnh tại cuộc họp giao ban trực tuyến với các quận, huyện, thị xã và xã, phường, thị trấn để tiếp tục triển khai các biện pháp hiệu quả khống chế dịch bệnh trên địa bàn, diễn ra chiều 13/1.
Cụ thể, ông Chử Xuân Dũng đã yêu cầu các đơn vị báo cáo nhanh về công tác điều hành phòng, chống dịch Covid-19; việc triển khai phần mềm quản lý người mắc Covid-19 và rà soát sẵn sàng chuẩn bị tiêm cho trẻ em từ 5-12 tuổi…
Bên cạnh đó, ông cũng yêu cầu các đơn vị vẫn còn số người cao tuổi có bệnh lý nền còn cao, không đi đến điểm tiêm chủng lưu động được như: Chương Mỹ, Gia Lâm, Quốc Oai, Thạch Thất, Phúc Thọ, Thường Tín… báo cáo cụ thể tiến độ thực hiện tiêm chủng cho nhóm nguy cơ cao này.
Phát biểu tại cuộc họp, Giám đốc Sở Y tế Trần Thị Nhị Hà cho rằng, hiện nay thành phố cần tập trung quản lý tốt bệnh nhân Covid-19, hạn chế chuyển tầng; quan tâm, đẩy nhanh tiêm vaccine phòng Covid-19 cho các đối tượng phải tiêm tại nhà; tiếp cận tích cực hơn nữa đối với các F0 điều trị tại nhà.
Sở Y tế đã làm việc với các trung tâm y tế các quận huyện, và đề nghị các địa bàn "nóng" như Hai Bà Trưng, Hoàn Kiếm, Đống Đa, Hoàng Mai có giải pháp cụ thể như mở thêm nhiều cách tiếp cận: bổ sung thêm số điện thoại, các nhóm Zalo để người dân liên hệ dễ dàng hơn…
Tiếp đó, bà Hà cũng đề nghị các quận, huyện tăng cường kiểm tra việc kinh doanh các vật tư phòng dịch như kit xét nghiệm, thuốc kháng virus để đảm bảo rõ nguồn gốc xuất xứ, chất lượng…
Kết luận buổi giao ban, Phó Chủ tịch UBND TP Chử Xuân Dũng nhấn mạnh, tình hình dịch bệnh ở Hà Nội tiếp tục diễn biến phức tạp, dự báo số ca mắc sẽ tiếp tục tăng cao và nguyên nhân quan trọng vẫn là sự chủ quan của các cá nhân, tổ chức.
Sau khi yêu cầu các cơ quan liên quan "tiếp tục kiên định" với các giải pháp phòng, chống dịch mà Hà Nội đã đặt ra, ông Dũng nhấn mạnh, các địa phương thống nhất việc phải thực hiện "đúng vai" của mình theo đúng phân cấp, phân quyền; phải vào cuộc nghiêm túc hơn, không trông chờ vào thành phố. Đặc biệt, các phần việc quan trọng như: mua sắm thuốc, kit test Covid-19 phải được đảm bảo ngay từ cơ sở.
Đối với việc quản lý bệnh nhân Covid-19, lãnh đạo UBND TP Hà Nội yêu cầu phải được thực hiện đúng quy trình, có mạng lưới đầy đủ, không được để xảy ra sai sót trong các tình huống.
"Để bệnh nhân Covid-19 được tiếp cận kịp thời, chăm sóc đầy đủ, không gây bức xúc. Các đơn vị phải điều chỉnh lại cách điều hành, phân bổ lại nhân lực, không để quá tải" - ông Dũng nói và nhấn mạnh, các đơn vị phải cài đặt phần mềm quản lý F0 vào điện thoại để kịp thời nắm bắt tâm tư, nguyện vọng của người dân.
Nhận xét
Đăng nhận xét