Ngày 24/01/2002 thứ hai
Sáng nay 24/01/2022 thứ hai trời tạnh ấm lên, tôi đi thể dục quanh khu Phú Thịnh giáp ngách 25 ngõ 3 Lê Lợi, ra phố mua bánh ngọt ăn sáng cho hai chị em, 8h bà nội đi bán hàng tôi cùng hai chị em Kiên của bạn chơi ở nhà, 10:30 bà nội về nấu ăn trưa, tôi tranh thủ lên UBHC phường nhận kinh phí, lệ phí quay về nhà bà Mùi - Hào nhận bằng khen của hai chúng tôi 70 năm qua, 14h ba bà cháu dậy tiếp tục việc buổi chiều, 15:30 mẹ Quỳnh đi làm về chơi với các con, chuẩn bị & giúp các con ăn tối để chị Vy học Online, tôi ra Nhà văn hóa mượn Hải sắt cái máy cắt để cắt 2 cái đinh còn sót lại bên cột điện đường giáp phía sau hội trường Ninh Tĩnh, bố Thao đi làm thêm gần 20h chưa về ăn tối. Năm nay tôi chưa mua sắm gì cho tết Nhâm Dần, cách đây ít phút ông bà Lân Thủy gọi điện hỏi thăm tình hình phòng tránh Covid19 & lo đời sống trong trong thời kỳ dịch dã, kinh tế suy thoái này.
Thành phố Hà Nội: Chủ động nguồn nước gieo cấy vụ xuân
(HNM) - Sau hai đợt điều tiết các hồ thủy điện, đến nay Hà Nội mới lấy đủ nước cho 49% diện tích gieo cấy vụ xuân năm 2022, chậm hơn so với tiến độ của 10 tỉnh, thành phố thuộc khu vực trung du và Đồng bằng Bắc Bộ. Để bảo đảm đủ nước gieo cấy đúng khung thời vụ, giảm phụ thuộc nguồn nước điều tiết của hồ thủy điện trong những năm tới, ngành Nông nghiệp Thủ đô đang chủ động tập trung triển khai nhiều giải pháp.
Tiến độ lấy nước chậm
Vụ xuân năm nay, huyện Ba Vì phấn đấu gieo cấy khoảng 6.300ha lúa, thời vụ gieo mạ từ ngày 20 đến ngày 30-1 và cấy tập trung trà xuân chính từ ngày 4-2 đến ngày 28-2. Tuy nhiên, quan sát trong ngày cuối cùng của đợt lấy nước thứ hai (22-1), phóng viên Báo Hànộimới nhận thấy, nhiều diện tích sản xuất nông nghiệp thuộc địa bàn các xã, thị trấn: Tây Đằng, Thái Hòa, Phong Vân, Cổ Đô... của huyện Ba Vì vẫn chưa có nước đổ ải.
Phó Trưởng phòng Kinh tế huyện Ba Vì Hứa Bá Trình cho biết, sau hai đợt xả nước hồ thủy điện, Công ty TNHH một thành viên Thủy lợi sông Tích mới cấp đủ nước cho 1.465ha, đạt 23,26% diện tích gieo cấy vụ xuân của huyện. Kết quả này thấp hơn nhiều so với 2 đợt lấy nước đầu tiên của những năm trước đây.
Không riêng Ba Vì, nhiều xứ đồng thuộc địa bàn các huyện: Sóc Sơn, Phúc Thọ, Thạch Thất, Quốc Oai... vẫn khô trắng đất. Trao đổi với phóng viên, người dân các địa phương nêu trên đều đề nghị các cấp, các ngành đẩy nhanh tiến độ lấy nước để đổ ải để làm đất và gieo cấy trong khung thời vụ.
Theo Chi cục Thủy lợi Hà Nội, kết thúc đợt lấy nước thứ hai (tính đến 7h ngày 22-1), các doanh nghiệp thủy lợi trên địa bàn thành phố và tổ chức thủy lợi cơ sở mới cấp đủ nước cho 40.630ha, đạt 49,89% kế hoạch gieo cấy vụ xuân 2022. Trong khi đó, phương án lấy nước của Sở NN&PTNT Hà Nội xây dựng từ đầu vụ đặt ra mục tiêu cấp đủ nước cho khoảng 70% diện tích ngay sau đợt điều tiết nước thứ hai.
Về nguyên nhân chậm tiến độ cấp nước, các doanh nghiệp thủy lợi thành phố cho rằng, lịch xả nước đợt 1 và đợt 2 năm nay sớm hơn so với kế hoạch gieo cấy lúa xuân của Hà Nội. Bên cạnh đó, trên địa bàn thành phố còn nhiều diện tích trồng hoa, cây cảnh phục vụ Tết Nguyên đán, rau màu trồng trên đất lúa chưa thu hoạch... Vì vậy, doanh nghiệp thủy lợi thành phố và các tổ chức thủy lợi cơ sở mới lấy nước tích trữ trong hệ thống, chưa thể đưa nước lên mặt ruộng. Hơn nữa, mực nước các sông: Hồng, Đà, Đuống trong hai đợt xả nước vừa qua không đạt cao trình vận hành các trạm bơm cố định như: Ấp Bắc, Phù Sa, Sơn Đà và các cống lấy nước Cẩm Đình, Liên Mạc... Do đó, các doanh nghiệp thủy lợi thành phố buộc phải vận hành trạm bơm dã chiến, khiến thời gian lấy nước kéo dài, tiến độ cấp nước lên mặt ruộng bị chậm...
“Đặc biệt mực nước sông Đà năm nay xuống rất thấp khiến Trạm bơm Trung Hà không thể vận hành trong đợt 1 và chỉ vận hành 1-2 tổ máy trong tổng số 9 tổ máy trong đợt 2 dẫn đến diện tích có nước trên địa bàn huyện Ba Vì thấp...”, Tổng Giám đốc Công ty TNHH một thành viên Thủy lợi sông Tích Nguyễn Chí Hải thông tin.
Từng bước giảm phụ thuộc nguồn nước điều tiết
Theo Tổng cục Thủy lợi, sau 2 đợt điều tiết nước hồ thủy điện (tính đến 14h ngày 22-1), 11 tỉnh, thành phố thuộc khu vực trung du và Đồng bằng Bắc Bộ đã cấp đủ nước cho 387.282ha, đạt 76,5% diện tích gieo cấy lúa xuân, trong đó, các tỉnh: Nam Định đã cấp đủ nước cho 91,8% diện tích; Thái Bình 90,2%; Ninh Bình 88,3%; Hà Nam 86,2%... Với 49,9% diện tích đủ nước, Hà Nội tiếp tục là địa phương có tiến độ lấy nước chậm nhất so với các tỉnh, thành phố trong khu vực.
Từ thực trạng trên, Tổng cục Thủy lợi đề nghị Sở NN&PTNT Hà Nội chỉ đạo các đơn vị liên quan khẩn trương xây dựng phương án thay thế nguồn nước cấp từ Trạm bơm Trung Hà; rà soát công trình, đề xuất các cấp, ngành tăng cường đầu tư nâng cao năng lực công trình lấy nước để bắt kịp tiến độ lấy nước của các tỉnh, thành phố trong khu vực, tiến tới giảm phụ thuộc nguồn nước điều tiết từ các hồ thủy điện...
Thực hiện chỉ đạo của Tổng cục Thủy lợi và Sở NN&PTNT Hà Nội, các doanh nghiệp thủy lợi thành phố đã lắp đặt 162 trạm bơm dã chiến với 301 máy các loại, vận hành tối đa các trạm bơm khi mực nước cho phép trong đợt lấy nước thứ ba. Phó Tổng Giám đốc Công ty TNHH một thành viên Thủy lợi sông Tích Đào Mạnh Thủy cho biết: “Công ty đã phối hợp với huyện Ba Vì xây dựng phương án lấy nước từ hồ Suối Hai để cấp cho 3.500ha thuộc nhiệm vụ của Trạm bơm Trung Hà nếu mực nước sông Đà tiếp tục không đạt cao trình vận hành trong đợt điều tiết nước thứ ba tới đây...”.
Cùng với các doanh nghiệp thủy lợi, các quận, huyện, thị xã cũng đã chỉ đạo các xã, phường, thị trấn vận động nông dân đẩy nhanh tiến độ thu hoạch cây vụ đông trồng trên đất lúa để đưa nước lên ruộng; thực hiện phương châm “lấy nước tới đâu làm đất và giữ nước đến đó”...
“Để hơn 55.700ha thuộc địa bàn các huyện: Sóc Sơn, Ba Vì, Phúc Thọ, Thạch Thất, Quốc Oai,... đủ nước gieo cấy, giảm phụ thuộc nguồn nước điều tiết của các hồ thủy điện, thành phố Hà Nội đã đầu tư nhiều trạm bơm lấy nước sông ở mức thấp, như: Thanh Điềm, Quang Lãng, Hồng Vân, Thụy Phú II... Thành phố đã có chủ trương xây dựng công trình đầu mối Liên Mạc trong giai đoạn 2021-2025. Bộ NN&PTNT đang chuẩn bị xây dựng công trình thay thế Trạm bơm cố định Phù Sa...”, Giám đốc Sở NN&PTNT Hà Nội Chu Phú Mỹ thông tin.
Nhận xét
Đăng nhận xét