Sáng nay 12/02/2022 thứ bảy
Sáng nay 12/02/2022 thứ bảy,độ ẩm 85% nhiệt độ 17-15 độ trời rét mưa bụi cả đêm & sáng. Vào 5:40 sáng tôi nghỉ thể dục để bà nội Kiên vào cụ Ba làm lễ DÂNG SAO GIẢI HẠN, bố Thao sang ngủ cùng hai chị em nhưng Kiên dậy vẫn đòi bà & mẹ tới 15’, 7h cho Sói đi dạo phố & nó tự về sau 30’thấy nhà ông Hiển thợ đang trát tường nhà ông bà Thanh & xây tường nhà mình, 7:30 sang nhà Hải sắt uống trà, sau đó quay bát cơm bằng máy lò vi sóng...gần 9h bà nội Kiên mới từ cụ Ba về mua thức ăn sáng cho mọi người, tôi chỉnh lại bộ gõ tiếng Việt cho dễ sử dụng, 10:30 vào cụ Ba có thầy cúng gần nhà em Ngọc lên cúng thay bà Xuân theo đạo khác giải nghệ vào 18 tháng giêng tới trả lại chìa khóa cổng, nhà, kinh Phật, bộ mõ tụng kinh… 11h tôi cùng Thảo lại ra cầu treo Đường 19/5 thả cá, trạch, ốc, sau đó về hóa vàng, tới 13h chúng tôi thụ lộc về bà Ngọc tặng 2 vợ chồng tôi & 4 cháu quà mừng tuổi năm mới Nhâm Dần, 14h bố Thao cho em Kiên vào ông bà ngoại ở z175 chơi, chị Vy ở nhà để tối nay dự sinh nhật em Phan Thành An (còn gọi là Ổi). Trời vẫn mưa xuân mấy ngày qua chưa tạnh.
là TIỂU HỌC TRẦN PHÚ
Ngôi trường
tôi học, năm sáu mươi
Trưởng thành
lên, đến lượt con tôi
Nay có cháu
nội, vào lớp một
Tri thức,
nâng bước những cuộc đời...
Ngày 25/5/2020 VTH
TRƯỜNG EM
Năm nay Hà Vy vào lớp một
Học trường Trần Phú phường Ngô Quyền
Quãng đường đi học vài trăm mét
Qua khu Phú Thịnh, đến trường em...
Ngày 31/5/2021 VTH
TỰU TRƯỜNG
Học sinh lớp một niên khóa này
Mùng mười tháng hai sắp tới đây
Chúng em tung tăng, cùng tới lớp
Có niềm vui nào, hơn vui này
Đã sang chương trình học kỳ hai
Đọc được lưu loát đoạn văn dài
Cộng, trừ cũng đã thêm kiến thức
Học trực tiếp để lên lớp hai...
Ngày 08/02/2022 VTH
XUÂN NHÂM DẦN
Tết đến, xuân về với rét mưa
Covid-19 đã thưa, bớt dần
Đi học, mọi cấp chuyên cần
Năm Hổ đến, thấy xuân đậm đà…
Chuẩn bị tốt mọi mặt để học sinh các quận của Hà Nội trở lại trường học trực tiếp
(HNMO) - Chiều 11-2, Ban Chỉ đạo thành phố Hà Nội phòng, chống dịch Covid-19 tổ chức Hội nghị giao ban trực tuyến với Ban Chỉ đạo các quận, huyện, thị xã và xã, phường, thị trấn về công tác phòng, chống dịch Covid-19 trên địa bàn thành phố.
Đồng chí Nguyễn Văn Phong, Phó Bí thư Thành ủy, Phó Trưởng ban Thường trực Ban Chỉ đạo thành phố Hà Nội phòng, chống dịch Covid-19 chủ trì hội nghị.
Tham dự hội nghị tại điểm cầu trụ sở UBND thành phố có Ủy viên Ban Thường vụ Thành ủy, Trưởng ban Tuyên giáo Thành ủy Bùi Huyền Mai, Trưởng Tiểu ban Truyền thông (Ban Chỉ đạo thành phố Hà Nội phòng, chống dịch Covid-19); Phó Chủ tịch UBND thành phố Chử Xuân Dũng, Phó Trưởng ban Chỉ đạo thành phố; đại diện lãnh đạo các sở, ngành của thành phố.
Nguy cơ biến chủng Omicron xâm nhập mạnh
Báo cáo tại hội nghị, đại diện Sở Y tế cho biết, tính từ ngày 26-1 đến 10-2, trung bình thành phố ghi nhận 2.835 ca/ngày, giảm nhẹ so với kỳ báo cáo trước (ghi nhận trung bình 2.902 ca/ngày). Tuy nhiên, đây có thể là mức giảm "giả tạo". Trong tuần tiếp theo, sau kỳ nghỉ Tết Nguyên đán có thể ghi nhận số mắc tăng cao. Song, công tác phòng, chống dịch vẫn đang được tổ chức quyết liệt, tỷ lệ bệnh nhân nặng, tỷ lệ tử vong vẫn nằm trong tầm kiểm soát.
Đại diện Sở Y tế cho biết, trong thời gian tiếp theo khi mở cửa trở lại một số dịch vụ, ngành nghề như: Vận tải, du lịch, giao thương quốc tế… dẫn đến nguy cơ biến chủng Omicron xâm nhập mạnh. Vì thế, các địa phương cần theo dõi sát, áp dụng các biện pháp phòng, chống dịch phù hợp để bảo đảm việc phục hồi phát triển kinh tế và an ninh y tế.
Tại hội nghị, đại diện Sở Giáo dục và Đào tạo báo cáo công tác phòng, chống dịch Covid-19 thời gian qua, đặc biệt từ ngày 7-2, khi học sinh đi học trở lại. Trong đó, Sở Giáo dục và Đào tạo đã ban hành các văn bản chỉ đạo cũng như tập huấn cho các trường về công tác phòng, chống dịch; đồng thời, tổ chức các đoàn để kiểm tra công tác phòng, chống dịch tại các trường. Với phương châm bảo đảm an toàn cho học sinh, Sở đã chỉ đạo các trường vừa tổ chức học trực tiếp lẫn trực tuyến đối với những lớp, trường có học sinh là F0. Về lộ trình cho học sinh của các quận của Hà Nội (từ lớp 1 đến lớp 6) trở lại trường học, đại diện Sở Giáo dục và Đào tạo cho biết, căn cứ vào tình hình thực tế, Sở tham mưu UBND thành phố cho học sinh đi trở lại trường từ ngày 21-2 tới, còn học sinh mầm non tiếp tục tạm nghỉ.
Tại hội nghị, đại diện Sở Tài chính đã báo cáo công tác chi trả chế độ cho các lực lượng phòng, chống dịch Covid-19, việc mua sắm trang thiết bị phục vụ chống dịch của thành phố. Đại diện Sở Tài nguyên và Môi trường báo cáo về việc giải quyết những vướng mắc, khó khăn trong xử lý chất thải có nguy cơ chứa SARS-CoV-2 trên địa bàn thành phố.
Bảo đảm an toàn cho lễ hội chùa Hương
Đại diện Sở Du lịch đã báo cáo về công tác chuẩn bị phục hồi thị trường du lịch Thủ đô sau thời gian dài bị ảnh hưởng của dịch Covid-19. Còn đại diện Sở Thông tin và Truyền thông khẳng định, thời gian qua, các cơ quan báo chí của Thủ đô đã tích cực tuyên truyền về công tác phòng, chống dịch trên địa bàn thành phố cũng như các chiến dịch tiêm vắc xin phòng Covid-19, sự kiện huyện Mỹ Đức mở cửa đón khách tham quan Khu di tích quốc gia đặc biệt quần thể Hương Sơn.
Đại diện Sở Văn hóa và Thể thao Hà Nội đã báo cáo về công tác phòng, chống dịch Covid-19 tại các di tích trên địa bàn thành phố. Theo chỉ đạo của thành phố, các địa điểm tổ chức nghi lễ phải thực hiện nghiêm thông điệp “5K”; khuyến khích người dân đến đây phải tiêm 2 mũi vắc xin phòng Covid-19. Đại diện Sở Lao động - Thương binh và Xã hội đã báo cáo về công tác chuẩn bị cho học sinh, sinh viên, học viên đang học tập tại các cơ sở hoạt động giáo dục nghề nghiệp trên địa bàn thành phố đi học trở lại theo hình thức trực tiếp từ ngày 14-2.
Về việc mở cửa đón khách tham quan Khu di tích quốc gia đặc biệt quần thể Hương Sơn, đại diện huyện Mỹ Đức cho biết, ngay sau khi nhận được chỉ đạo của thành phố, huyện đã mời các đơn vị liên quan về làm việc để chuẩn bị đón khách tham quan theo 2 lộ trình được triển khai hiệu quả. Cụ thể, từ ngày 11 đến 15-2, huyện triển khai công tác chuẩn bị để đánh giá, rút kinh nghiệm và thực hiện đón khách tham quan từ ngày 16-2.
Tại hội nghị, đại diện lãnh đạo các huyện Phú Xuyên, Mê Linh và quận Hoàn Kiếm... đã báo cáo về công tác phòng, chống dịch trên địa bàn trong dịp Tết Nguyên đán Nhâm Dần 2022; công tác phòng, chống dịch tại các trường khi cho học sinh trở lại học trực tiếp.
Trước diễn biến phức tạp của dịch Covid-19, Giám đốc Sở Y tế Trần Thị Nhị Hà đề nghị các địa phương cần xây dựng kế hoạch kịp thời để tránh tình trạng quá tải ở các tuyến điều trị. Đồng thời, các địa phương cần đẩy mạnh tiêm chủng đối với các đối tượng chưa tiêm hoặc tiêm chưa đủ liều; triển khai hiệu quả chăm sóc F0 tại nhà; các túi thuốc điều trị F0…
Phát biểu tại hội nghị, Trưởng ban Tuyên giáo Thành ủy Bùi Huyền Mai thay mặt Tiểu ban Truyền thông biểu dương, đánh giá cao sự vào cuộc của các địa phương cũng như các cơ quan báo chí của Hà Nội đã giúp thành phố thực hiện tốt công tác phòng, chống dịch Covid-19 trong đợt cao điểm Tết Nguyên đán 2022.
Về nhiệm vụ thời gian tới, đồng chí Bùi Huyền Mai đề nghị, các địa phương tập trung tuyên truyền nhằm nâng cao nhận thức của người dân về công tác phòng, chống dịch khi đầu năm có nhiều hoạt động tập trung đông người dẫn đến nguy cơ lây lan dịch trong cộng đồng. Các địa phương cần thông tin kịp thời với Tiểu ban Truyền thông các mô hình hay, việc làm tốt trong công tác phòng, chống dịch để các cơ quan báo chí truyền thông nhân rộng trong cộng đồng; thông tin kịp thời về những bất cập, kiến nghị của các địa phương liên quan đến công tác phòng, chống dịch.
Đồng chí Bùi Huyền Mai cho biết, việc mở cửa đón khách tham quan Khu di tích quốc gia đặc biệt quần thể Hương Sơn kể từ ngày 16-2 sẽ thu hút sự quan tâm của dư luận cũng như người dân. Vì thế, huyện Mỹ Đức cũng như các địa phương tổ chức lễ hội trên địa bàn thành phố cần phối hợp chặt chẽ với Tiểu ban Truyền thông để thông tin kịp thời, hiệu quả cho người dân.
Tuyệt đối không được chủ quan, lơ là
Phát biểu tại hội nghị, Phó Chủ tịch UBND thành phố Chử Xuân Dũng nêu bật một số nhiệm vụ trong thời gian tới đối với các địa phương, đơn vị. Trong đó, đối với việc cho học sinh đi học trở lại, Phó Chủ tịch UBND thành phố cho biết, qua kiểm tra, lãnh đạo các trường học rất quan tâm tới công tác phòng, chống dịch trong các trường. Vì thế, cần sớm thành lập tổ công tác, gắn trách nhiệm các địa phương để thường xuyên ứng trực, hỗ trợ kịp thời cho trường học. Trong đó, khuyến khích thành lập các nhóm gia đình tự quản để có thông tin thông suốt đến giáo viên chủ nhiệm và nhà trường. Bên cạnh đó, cần tiếp tục tổ chức tập huấn cho cán bộ y tế trường học và giáo viên, trong đó triển khai tập huấn tâm lý học đường khi phát sinh ca mắc trong trường, tránh để xảy ra tâm lý kỳ thị khi có học sinh bị nhiễm Covid-19.
Phát biểu kết luận hội nghị, Phó Bí thư Thành ủy Nguyễn Văn Phong thay mặt Thường trực Thành ủy đánh giá cao sự vào cuộc có trách nhiệm của các địa phương, đơn vị để đạt được mục tiêu có kỳ nghỉ Tết Nguyên đán an toàn, vui tươi cho người dân. Tuy nhiên, đồng chí Nguyễn Văn Phong lưu ý nguy cơ bùng phát dịch trong cộng đồng vẫn rất cao khi thành phố dần mở cửa trở lại các hoạt động thiết yếu. Vì thế, các địa phương, đơn vị phải rà soát kỹ nguyên nhân dịch bệnh gia tăng, có giải pháp cụ thể để kiềm chế giảm từng ca một trong từng ngày.
Về nhiệm vụ thời gian tới, Phó Bí thư Thành ủy Nguyễn Văn Phong yêu cầu các địa phương, đơn vị cần thực hiện nghiêm các quy định phòng, chống dịch; tuyệt đối không được chủ quan, lơ là mặc dù thành phố đang dần chuyển trạng thái thích ứng với tình hình mới khi mở cửa trở lại nhiều hoạt động thiết yếu. Trong đó, các đơn vị phải thực hiện tốt công tác tuyên truyền, phù hợp với tình hình thực tiễn để nâng cao nhận thức của người dân về công tác phòng, chống dịch, đặc biệt là công tác tiêm chủng, việc hạn chế tập trung đông người sau dịp Tết.
“Các địa phương phải chuẩn bị tốt mọi mặt để học sinh của các quận trở lại trường học theo lộ trình, trong đó, Sở Giáo dục và Đào tạo sớm tham mưu UBND thành phố về việc cho học sinh mầm non của các huyện trở lại trường. Đồng thời, các địa phương phải chuẩn bị chu đáo, phối hợp chặt chẽ với các nhà trường để bảo đảm an toàn cho học sinh, sinh viên của các trường đại học, cao đẳng khi trở lại trường học tập trung”, đồng chí Nguyễn Văn Phong nhấn mạnh.
Phó Bí thư Thành ủy Nguyễn Văn Phong cũng yêu cầu các địa phương, đơn vị liên quan rà soát các đối tượng để hoàn thành việc tiêm vắc xin mũi 2, mũi 3. Đồng chí Nguyễn Văn Phong cho biết, thành phố sẽ tổ chức lễ tuyên dương, khen thưởng, tri ân lực lượng y tế tham gia tuyến đầu vào công tác phòng, chống dịch Covid-19.
Để thực hiện nghiêm công tác phòng, chống dịch thời gian tới, đồng chí Nguyễn Văn Phong cũng yêu cầu các địa phương, đơn vị liên quan tăng cường kiểm tra, xử phạt nghiêm các hành vi vi phạm. Đối với các địa phương có sự gia tăng F0 đột biến thì cần nghiêm túc đánh giá các nguyên nhân để tìm ra các giải pháp phù hợp với thực tiễn.
Hãy cài đặt Ứng dụng phòng, chống dịch Covid-19 Quốc gia (PC-Covid) để khai báo y tế, bảo vệ mình và bảo vệ mọi người:
Bước 1: Truy cập vào trang https://pccovid.gov.vn/ hoặc tải trực tiếp từ App Store hay CH Play.
Bước 2: Sau khi tải về ứng dụng sẽ yêu cầu nhập số điện thoại để nhận mã OTP kích hoạt. Nếu chưa mở Bluetooth, hãy kéo thanh thông báo trạng thái và bật Bluetooth; hoặc vào Cài đặt, chọn Bluetooth và bật lên.
Bước 3: Sau khi cài đặt xong, bấm Quét xung quanh. Nếu có người ở gần bạn dưới 2 mét đã sử dụng PC-Covid, ứng dụng sẽ tự động nhận diện những người dùng này và xếp vào danh sách đã tiếp xúc. Khai báo y tế khi có các dấu hiệu như ho, sốt, mất vị giác… hoặc có liên quan, tiếp xúc người nghi nhiễm Covid-19. Luôn luôn quét mã QR nơi bạn đến.
(HNMO) - Chủ tịch UBND các quận, huyện, thị xã chịu trách nhiệm trước UBND thành phố về việc bảo đảm an toàn cho học sinh khi đi học trực tiếp tại …
(HNMO) - Tiến sĩ Phạm Tiến Dũng, Trưởng ban Tôn giáo thành phố Hà Nội cho biết, thành phố khuyến khích các Phật tử cũng như người dân …
Ngày 27-1, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính, Trưởng ban Chỉ đạo quốc gia phòng, chống dịch Covid-19 (Ban Chỉ đạo) chủ trì họp trực tuyến với 63 …
Nhận xét
Đăng nhận xét