Ngày 05/5/2022 thứ năm nhiệt độ 31- 21 độ với độ ẩm 56%, trời tạnh
ráo & nắng ngay
từ sáng sớm, tôi đi
thể dục với áo lót lúc 4:55 tại cuối ngõ 25/3/LL giáp khu
biệt thự Phú Thịnh bên đường Phú Hà, cho con Sói đi dạo quanh đường Phú Hà, sáng nay mẹ Quỳnh đi làm ca
6:30> 12:30. Vào 6:30 Hà Vy dậy chuẩn bị vệ sinh cá nhân, ăn sáng & đi
học, 6:45 bố đưa Vy đi học sau đó về nghỉ một lát, ăn sáng rồi đưa em Kiên đi
học, khi có mẹ hoặc bà ở nhà mọi sự dễ như trở bàn tay với hai chị em Kiên(chị
Vy dạy Kiên thành thạo mở khóa mày điện thoại 6 số để sử dụng)…Tôi sang nhà Hải
sắt uống trà đến gần 8h thì về để bà chủ đi bán vé số, lên mạng xem tin. Lát
nữa khi bà về nấu cơm tôi qua đình Ông nhận lương, rẽ vào CA phường đăng kí tài
khoản định danh điện tử cho cả hai đứa, xuống PKK mua 1 bóng đèn ngủ 3W LED màu
xanh thay cho bóng sợi đốt 11W cũ & một dây phanh sau xe Mini…
PHẬN GÁI
Ông ơi! Bà
gọi cháu bằng mày
Bà không cho
cháu sờ cái này?
Bà không kể
chuyện, ru cháu ngủ
Bà yêu em
hơn cháu, đây này...
Bà lại nằm
trước cháu, ông ơi!
Ăn cơm bà
chỉ bón em thôi
Tắm bà không
kì như trước nữa
Đại tiện
xong, bà nói tự chùi
Năm nay cháu
mới vào lớp một
Vậy mà bà
nói, thiếu nữ rồi...
Mọi chuyện
đều phải nhường em cả
Từ học, đến
chơi, phận gái tôi...
Ngày 03/05/2022 VTH
Mới lạ du lịch cộng đồng trên dãy Trường Sơn hùng vĩ
Du lịch
Huyện vùng cao A Lưới (tỉnh Thừa Thiên – Huế) là vùng đất còn lưu giữ bản sắc văn hóa độc đáo của đồng bào các dân tộc thiểu số như Cơ tu, Pa Cô, Tà Ôi cùng những cánh rừng nguyên sinh bạt ngàn trên dãy Trường Sơn hùng vĩ.
Đồng bào Lô Lô phát triển kinh tế từ du lịch cộng đồng
Thái Nguyên phát triển du lịch cộng đồng gắn với nông nghiệp nông thôn bền vững
Đây là lợi thế đang được địa phương khai thác để phát triển mô hình du lịch cộng đồng, qua đó góp phần phát triển kinh tế-xã hội bền vững, nâng cao đời sống của người dân.
Nằm cách trung tâm huyện A Lưới hơn 2 km, thác nước A Nôr ở xã Hồng Kim đang trở thành một điểm du lịch cộng đồng nổi tiếng ở tỉnh Thừa Thiên – Huế. Dọc con đường bê tông dẫn vào thác nước là những ngôi nhà sàn truyền thống ẩn mình dưới tán cây xanh dành cho du khách lưu trú. Sau thời gian dài chịu ảnh hưởng của dịch COVID-19, làng du lịch cộng đồng A Nôr đang sôi động trở lại vào dịp Hè. Nhiều du khách đến đây để trải nghiệm văn hóa bản địa, thưởng thức ẩm thực cũng như được hòa mình vào dòng nước mát dưới chân thác A Nôr giữa khung cảnh núi rừng hoang sơ.
Chị Hồ Thị Trâm, ở thôn A Nôr, xã Hồng Kim cho biết, làng du lịch cộng đồng được hình thành cách đây 3 năm từ một dự án hỗ trợ của nước ngoài. Từ những bỡ ngỡ ban đầu, các hộ dân ở đây đã dần làm quen với những kỹ năng tổ chức sự kiện cộng đồng, phục vụ buồng phòng, giao tiếp với du khách, trong đó có cả khách nước ngoài. Thu nhập từ du lịch góp phần cải thiện đáng kể đời sống của người dân.
Thác A Nôr có hai tầng, tầng trên có một hố nước sâu gần 2 m quanh năm một màu xanh ngắt. Với hạ tầng du lịch được đầu tư tương đối đồng bộ cùng với giá cả lưu trú hợp lý, khoảng 120.000 đồng/người/đêm, Thác A Nôr đang trở thành điểm du lịch thân thiện, không thể bỏ qua đối với du khách khi đến Thừa Thiên – Huế.
Theo Giám đốc Hợp tác xã Làng du lịch sinh thái cộng đồng A Nôr Hoàng Thanh Duy, hầu hết đại diện các hộ gia đình của thôn vừa là thành viên của hợp tác xã, vừa tham gia các đội tự quản bảo vệ rừng, qua đó tạo ra sự gắn kết để khai thác phát triển du lịch một cách bền vững. Các thành viên của hợp tác xã được tập huấn kỹ năng làm du lịch và tạo ra những sản phẩm du lịch đặc trưng của địa phương. Đến với làng du lịch cộng đồng, du khách sẽ có cơ hội tìm hiểu, khám phá nhiều đặc sản của vùng cao nơi đây như thịt bò A Lưới, gạo nếp than, gạo Ra dư, mật ong rừng cùng những sản phẩm đan lát mây, tre, điêu khắc gỗ, dệt Dèng của đồng bào các dân tộc địa phương.
Huyện A Lưới xác định phát triển du lịch trở thành ngành kinh tế quan trọng, đi liền với bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa truyền thống địa phương, kết hợp với bảo vệ môi trường, bảo đảm an ninh quốc phòng, trật tự an toàn xã hội. Đến nay, địa phương đang thực hiện giao khoán bảo vệ, cho thuê rừng đối với 39 cộng đồng, trên 100 nhóm hộ. Nhiều mô hình du lịch cộng đồng cũng được hình thành từ đây.
Phó Chủ tịch UBND huyện A Lưới Hồ Văn Ngưm chia sẻ, nằm trên tuyến đường Hồ Chí Minh, với khí hậu mát mẻ, phong cảnh hoang sơ hùng vỹ, cộng đồng dân cư bản địa giàu bản sắc văn hóa chính là những yếu tố khiến A Lưới trở nên đặc biệt, có nhiều tiềm năng để phát triển du lịch. Bên cạnh các mô hình du lịch cộng đồng, thời gian gần đây, huyện còn thường xuyên tổ chức các hoạt động văn hóa lễ hội như: Phiên chợ vùng cao, tái hiện tục đi Sim, liên hoan ẩm thực truyền thống của đồng bào các dân tộc thiểu số, lễ hội cồng chiêng, biểu diễn nhạc cụ truyền thống tại khu vực Trung tâm Văn hóa huyện... Tất cả nhằm làm phong phú, đa dạng các sản phẩm du lịch của địa phương, góp phần thu hút ngày càng đông du khách đến với A Lưới.
Nhận xét
Đăng nhận xét