NinhTĩnh ngày 01/5/2022 Chúa Nhật

 


NinhTĩnh ngày 01/5/2022 Chúa Nhật MÙNG MỘT THÁNG TƯ NĂM NHÂM DẦN  nhiệt độ 23- 19 độ với độ ẩm 58%, Sơn Tây có gió mạnh & mưa rào lúc 4h sáng đến gần 7h, 14h mới cho con Sói đi dạo quanh đường Phú Hà. Tôi ăn sáng rồi ngồi nhà ăn sáng, 7h ông Ngọc gọi vào máy sang nhà Hải sắt uống trà, Hà Vy sang gọi về để cho cháu đi đón bà nội mua mỳ hộp, hai ông cháu ra ngã ba Lê Lợi thấy đường bị cấm xe nên quay lại, đến 16h tôi lấy xe ra phố để ngắm phố đi bộ THÀNH CỔ SƠN TÂY cùng Hà Vy & Hoàng Kiên thăm vườn hoa Vạn Xuân để mua nước ngọt qua máy bán hàng tự động cho hai bạn, về qua 2 bà bán vé xố để về nhà đến lần thứ hai mẹ Quỳnh đi làm đầu chư về, ba ông cháu vào thành cổ gửi xe đi dạo chơi sau đó về nhà, hai chị em ngồi uống nước ngọt, Vy gọi điện cho mẹ 3 lần đều không nhấc máy, một lát sau mẹ về nấu cơm, tắm cho các bạn, 18:30 bố Thao cũng về sớm, hơn 19h cả nhà ăn tối, đến 20:15 nhà Kiên lại đi dạo phố bằng xe máy, bà nội đi thể dục với bà Lý, em Ổi, tôi lên máy viết bài.

PHỐ ĐI BỘ SƠN TÂY

 

Chúng tôi sinh ra thời chống Pháp

Hôm nay cuốc bộ phố Sơn Tây

Bảy mươi năm,lần đầu sự kiện

Phố phường thị xã nhỏ bé này

 

Người dân đổ về đông như kiến

Rồng rắn anh em, vợ với chồng

Quốc lộ ba hai đường đông nghịt

Phố nhỏ ken người những bước chân

 

Phường phố khoác lên mầu áo mới

Vừa lạ, vừa quen, tựa rất thân

Sắp qua rồi cái thời Covid-19

Xứ sở hai vua, du lịch xanh...

 

Ngày 01/5/2022 VTH

 

Khai mạc năm Du lịch Sơn Tây - Xứ Đoài và khai trương tuyến phố đi bộ Thành cổ Sơn Tây:

Khơi dậy tiềm lực để du lịch Sơn Tây phát triển

Nguyễn Quý - Phạm Hùng 
Chia sẻ   
 

Kinhtedothi - Sau thời gian dài chuẩn bị, lễ khai mạc Năm du lịch Sơn Tây - Xứ Đoài và khai trương Tuyến phố đi bộ Thành cổ Sơn Tây đã chính thức diễn ra tối 30/4.

Các đồng chí lãnh đạo Trung ương, TP Hà Nội thực hiện nghi thức khai mạc năm Du lịch Sơn Tây - Xứ Đoài và khai trương tuyến phố đi bộ Thành cổ Sơn Tây.
Các đồng chí lãnh đạo Trung ương, TP Hà Nội thực hiện nghi thức khai mạc năm Du lịch Sơn Tây - Xứ Đoài và khai trương tuyến phố đi bộ Thành cổ Sơn Tây.

Chương trình khai mạc có ý nghĩa đặc biệt đúng vào ngày kỷ niệm 47 năm Ngày giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30/4), Ngày Quốc tế lao động (1/5) và hướng tới kỷ niệm 132 năm Ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh vĩ đại (19/5).

Đến dự buổi lễ có Ủy viên Trung ương Đảng, Phó Trưởng ban Thường trực Ban Dân Vận Trung ương Phạm Tất Thắng; Ủy viên Trung ương Đảng, Phó Bí thư Thường trực Thành ủy Nguyễn Thị Tuyến; Phó Bí thư Thành ủy Nguyễn Văn Phong; Phó Chủ tịch HĐND TP Phạm Quí Tiên; Phó Chủ tịch UBND TP Hà Minh Hải, Phó Chủ tịch UBND TP Dương Đức Tuấn... cùng nhiều đại diện các sở, ban, ngành của TP và thị xã Sơn Tây.

Phó Bí thư Thường trực Thành ủy Hà Nội Nguyễn Thị Tuyến cùng các đại biểu trải nghiệm không gian phố đi bộ Thành cổ Sơn Tây trong tối 30/4.
Phó Bí thư Thường trực Thành ủy Hà Nội Nguyễn Thị Tuyến cùng các đại biểu trải nghiệm không gian phố đi bộ Thành cổ Sơn Tây trong tối 30/4.

Tiền đề cho du lịch Sơn Tây bứt phá

Theo lãnh đạo thị xã Sơn Tây, năm du lịch Sơn Tây - Xứ Đoài sẽ tập trung khai thác tiềm năng du lịch văn hóa kết hợp du lịch nghỉ dưỡng, sinh thái và trải nghiệm. Những quần thể văn hóa tiêu biểu trên địa bàn, cùng khu du lịch hồ Đồng Mô với sân golf đạt tiêu chuẩn quốc tế, Làng Văn hóa du lịch các dân tộc Việt Nam và hệ thống các điểm du lịch, nghỉ dưỡng trên địa bàn sẽ là điểm đến của đông đảo du khách. Đặc biệt là hoạt động của tuyến phố đi bộ Thành cổ Sơn Tây. Đây là một trong 4 tuyến phố đi bộ được TP Hà Nội chỉ đạo triển khai.

Tuyến phố đi bộ được đưa vào hoạt động sẽ phát huy lợi thế của di tích Thành cổ Sơn Tây, kết hợp với các tuyến phố nội thị, các công trình văn hóa khu vực trung tâm nhằm tạo ra một không gian mang tính cộng đồng xung quanh tòa thành 200 năm tuổi uy nghi và cổ kính; đáp ứng nhu cầu thưởng thức, giao lưu sinh hoạt văn hóa, vui chơi, giải trí, mua sắm, khám phá ẩm thực của Nhân dân địa phương và khách du lịch đến Sơn Tây mỗi dịp cuối tuần. Từ đó, thúc đẩy phát triển thương mại, dịch vụ, du lịch, góp phần tăng trưởng kinh tế - xã hội của thị xã và bảo tồn, phát huy giá trị di sản văn hóa xứ Đoài.

Đông đảo du  khách đến với tuyến phố đi bộ Thành cổ Sơn Tây vào tối 30/4.
Đông đảo du  khách đến với tuyến phố đi bộ Thành cổ Sơn Tây vào tối 30/4.

Phát biểu tại buổi lễ, Phó Bí thư Thường trực Thành ủy Nguyễn Thị Tuyến cho biết, theo quy hoạch chung phát triển Thủ đô đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050, thị xã Sơn Tây sẽ phát triển theo hướng trở thành đô thị vệ tinh của Hà Nội với chức năng đô thị văn hóa, lịch sử, sinh thái, du lịch nghỉ dưỡng.

Chương trình khai mạc Năm Du lịch Sơn Tây - Xứ Đoài “về Sơn Tây - về miền di sản” và khai trương tuyến phố đi bộ Thành cổ Sơn Tây sẽ là tiền đề bứt phá, khơi dậy tiềm lực to lớn cho sự phát triển của thị xã, đặc biệt là phát triển kinh tế du lịch gắn với bảo tồn, phát huy các giá trị di sản văn hóa tiêu biểu, như Thành cổ Sơn Tây, Làng cổ Đường Lâm, đền Và, chùa Mía, Văn Miếu Sơn Tây..., cùng với phát huy tiềm năng khu du lịch hồ Đồng Mô với sân golf đạt tiêu chuẩn quốc tế, hồ Xuân Khanh, Làng Văn hóa du lịch các dân tộc Việt Nam và hệ thống các điểm du lịch, nghỉ dưỡng trên địa bàn.

Nhiều hoạt động văn nghệ đường bố tại phố đi bộ mang đến sức hấp dẫn đặc biệt với du khách.
Nhiều hoạt động văn nghệ đường bố tại phố đi bộ mang đến sức hấp dẫn đặc biệt với du khách.

Tạo động lực mới cho ngành du lịch Sơn Tây

Để phát huy hiệu quả tiềm năng, thế mạnh của thị xã trong thời gian tới, Phó Bí thư Thường trực Thành ủy đề nghị thị xã Sơn Tây cần tiếp tục phát triển du lịch gắn với bảo tồn, phát huy giá trị di sản văn hóa; phối hợp chặt chẽ với các sở, ngành TP triển khai đồng bộ, toàn diện các nội dung phương án để hoạt động du lịch đảm bảo an toàn, hiệu quả trong điều kiện bình thường mới; chú trọng phát triển du lịch theo hướng chất lượng, bền vững; phát huy liên minh, liên kết giữa các địa phương, doanh nghiệp; tăng cường đầu tư phát triển và làm mới sản phẩm, điểm đến phù hợp với nhu cầu của khách du lịch; khai thác hiệu quả những lợi thế sẵn có và tranh thủ những cơ hội mới sau đại dịch Covid-19 để đưa du lịch phát triển lên một tầm cao mới.

Tuyến phố đi bộ Thành cổ Sơn Tây được kỳ vọng sẽ mang đến sức hút lớn đối với du khách thập phương, từ đó tạo động lực cho du lịch Sơn Tây phát triển.
Tuyến phố đi bộ Thành cổ Sơn Tây được kỳ vọng sẽ mang đến sức hút lớn đối với du khách thập phương, từ đó tạo động lực cho du lịch Sơn Tây phát triển.

Bên cạnh đó, thị xã Sơn Tây cũng cần huy động mọi nguồn lực đầu tư để tạo động lực mới cho ngành du lịch Sơn Tây; đẩy mạnh công tác truyền thông, xúc tiến quảng bá du lịch để kích cầu và khôi phục thị trường du lịch với nhiều giải pháp, thúc đẩy đổi mới sáng tạo và đa dạng hóa sản phẩm du lịch; chú trọng chuyển đổi số, phát triển du lịch thông minh và ứng dụng công nghệ thông tin trong du lịch; không ngừng nâng cao năng lực cạnh tranh của du lịch Sơn Tây thông qua việc triển khai hiệu quả các hoạt động của Năm du lịch Sơn Tây - Xứ Đoài và tuyến phố đi bộ Thành cổ Sơn Tây.

Phó Bí thư Thường trực Thành ủy Nguyễn Thị Tuyến đề nghị UBND TP cùng với các sở, ngành, địa phương, doanh nghiệp, các nhà đầu tư và toàn thể Nhân dân cùng đồng hành hưởng ứng để triển khai hiệu quả các hoạt động Năm du lịch Sơn Tây - Xứ Đoài và tuyến phố đi bộ Thành cổ Sơn Tây.

Sơn Tây xưa là một trong “tứ trấn”, nằm ở phía Tây kinh thành Thăng Long, còn gọi là trấn Đoài với vị thế đã từng là thủ phủ Xứ Đoài xưa, đô thị cổ được hình thành từ thế kỷ XV. Sơn Tây được mệnh danh là vùng đất “địa linh nhân kiệt”, có bề dày trầm tích lịch sử - văn hóa đặc sắc của Xứ Đoài được bồi đắp bởi dòng chảy lịch sử - văn hóa hàng ngàn năm của dân tộc.

Sơn Tây ngày nay là một đô thị trong Thủ đô Hà Nội. Văn hóa Xứ Đoài được hòa quyện và cộng hưởng cùng các giá trị văn hiến ngàn năm của Thăng Long - Hà Nội. Sơn Tây tự hào với 244 di tích lịch sử - văn hóa, trong đó có 19 di tích và một di sản văn hóa phi vật thể cấp quốc gia, tiêu biểu như: Đền Và, chùa Mía, đình Phùng Hưng, đền và lăng Ngô Quyền, Văn Miếu Sơn Tây, Thành cổ Sơn Tây…

Đặc biệt là Làng cổ Đường Lâm - ngôi làng duy nhất còn lưu giữ được nguyên vẹn cấu trúc và nếp sinh hoạt, phong tục, tập quán điển hình của một làng Việt cổ thuộc vùng trung du Bắc Bộ, một “bảo tàng sống” của nền văn minh nông nghiệp lúa nước vùng đồng bằng châu thổ sông Hồng.

 

Nhận xét

Bài đăng phổ biến từ blog này

Hôm nay ngày 13/7/2024 thứ bảy

Hôm nay ngày 11 tháng 8 năm 2024 Chúa nhật

Hôm nay ngày 19 tháng 9 năm 2024, thứ năm