Ngày 05/9/2022 Chúa nhật

 

Ngày 04/9/2022 Chúa nhật, nhiệt độ 34-26 độ với độ ẩm 70% 5:00 tôi đi thể dục tại khu biệt thự đô thị Phú Thịnh giáp ranh với số nhà 24 tại ngách 25 của tổ dân phố Ninh Tĩnh, đi bộ qua Phú Hà ra vườn hoa Vạn Xuân tập thể dục rồi qua Lê Lợi, rẽ ngõ 3 về nhà.Sau khi đun nước pha trà, ăn sáng ngồi xem tivi, vào 8h hai bác mới ăn sáng, tôi hỏi việc đi làng Tân thì bác Thao lại nhờ tôi thực hiện, 8:28 tôi lên xe 92 rồi 32 & 55A về đến làng 10:20, ăn cỗ xong ngồi chơi cùng khách đầu giờ chiều bác Tuệ đưa bằng xe 4 chỗ lên Sơn Tây gặp cả nhà đang ngồi chơi, bác ngồi uống nước một lát rồi xin phép xuôi, ra xe còn tặng quà cho Hà Vy nhân năm học mới. Bên nhà bác Hải sắt cơ bản đã lát xong, buổi chiều ông Lân gọi điện nói chuyện mới đi Đà Nẵng về còn mệt, bác nói lại câu chuyện nhà đất ông Phát, anh Hùng. Chiều tối ông Bích đưa bà Thêm về Quảng Oai, khi quay lại Sơn Tây bị ngã xe mày do trước đó có uống chút rượu, bị sát mặt, tay, chân. Buổi tối cả nhà cháu Vân- Tú dưới chung cư Hà Đông vào chơi...

Ngày 05/9/2022 Chúa nhật, nhiệt độ 34-26 độ với độ ẩm 62% TRỜI HỬNG NẮNG ĐẸP CHO KHAI GIẢNG NĂM HỌC MỚI 2022-2023, vào 5:00 tôi đi thể dục tại khu biệt thự đô thị Phú Thịnh giáp ranh với số nhà 24 tại ngách 25 của tổ dân phố Ninh Tĩnh, đi bộ qua Phú Hà ra vườn hoa Vạn Xuân tập thể dục rồi qua Lê Lợi, rẽ ngõ 3 về nhà. Ngoài phốvắng hẳn người đi thể dục, lác đác đã có những mầu áo học sinh đến trường sớm để dự khai giảng. Sau khi đun nước pha trà, ăn sáng ngồi xem tivi. Sáng nay mẹ Quỳnh đi làm ca 6h-14h, gần 7h chị Vy dục bố đưa xe máy đi khai giảng, sau đó tôi cùng Kiên cũng đi khai giảng trường Họa Mi, không ngồi dưới khán đài, Kiên đòi lên lớp & được cô đón, cô hẹn 8:30 ông đón, như tối qua đã hẹn trước Đậu Đậu khai giảng xong cũng lại chơi sau chuyến đi Huế gần 1 tuần.

Sáng nay, hơn 23 triệu học sinh cả nước háo hức dự khai giảng năm học mới

(Dân trí) - Sau một năm phải tổ chức khai giảng trực tuyến vì dịch Covid-19, hôm nay 5/9, hơn 23 triệu học sinh trên cả nước háo hức dự khai giảng năm học mới.

Cập nhật không khí lễ khai giảng năm học 2022- 2023 của cả nước ...!

Bình Định: Tập trung nâng cao chất lượng chương trình giáo dục mầm non

Sáng 5/9, cùng với cả nước, hơn 332 nghìn học sinh  tỉnh Bình Định, nô nức bước vào năm học mới 2022 - 2023. Ðây là năm học có nhiều thách thức sau ảnh hưởng của dịch Covid-19 và ngành Giáo dục thực hiện chương trình giáo dục phổ thông 2018, thay sách giáo khoa ở cả 3 bậc học tiểu học, THCS, THPT.

Sáng nay, hơn 23 triệu học sinh cả nước háo hức dự khai giảng năm học mới - 1

Các em học sinh tiểu học không phải chuẩn bị cờ hoa gây tốn kém cho phụ huynh học sinh như nhiều năm học trước (Ảnh: Doãn Công).

Theo ông Đào Đức Tuấn, Giám đốc Sở GD-ĐT tỉnh Bình Định, năm học 2022 - 2023, ngành GD-ĐT tỉnh Bình Định tiếp tục triển khai nhiệm vụ năm học bảo đảm tổ chức dạy và học an toàn, chất lượng, thích ứng, kiểm soát hiệu quả dịch Covid-19. Đặc biệt, tập trung 5 nhóm nhiệm vụ trọng tâm để nâng cao chất lượng giáo dục.

Trong đó, một trong những nhiệm vụ trọng tâm là tập trung nâng cao chất lượng chương trình giáo dục mầm non, tiếp tục thực hiện chuyên đề "Xây dựng trường mầm non lấy trẻ làm trung tâm giai đoạn 2021 - 2025"; củng cố, duy trì và nâng cao chất lượng phổ cập giáo dục mầm non cho trẻ 5 tuổi, phát triển giáo dục mầm non cho trẻ dưới 5 tuổi; quan tâm hỗ trợ giáo dục mầm non vùng khó khăn và vùng có khu công nghiệp.

Sáng nay, hơn 23 triệu học sinh cả nước háo hức dự khai giảng năm học mới - 2

Học sinh trên địa bàn tỉnh Bình Định không chủ quan với dịch bệnh Covid-19 (Ảnh: Doãn Công).

Nghệ An: Hơn 800.000 học sinh Nghệ An hân hoan khai giảng năm học mới

Hòa chung không khí đón chào năm học mới 2022 - 2023 của cả nước, sáng nay (5/9), hơn 800.000 học sinh Nghệ An của cả 4 cấp học Mầm non, Tiểu học, THCS, THPT, hân hoan khai giảng năm học mới sau hai năm ngành giáo dục bị ảnh hưởng bởi dịch Covid-19.

Sáng nay, hơn 23 triệu học sinh cả nước háo hức dự khai giảng năm học mới - 3

Học sinh Nghệ An trong lễ khai giảng năm học 2022 - 2023 (Ảnh: Hoàng Lam).

Năm học 2022 - 2023 được xác định là năm trọng tâm triển khai nhiệm vụ đổi mới giáo dục ở bậc phổ thông, thực hiện Chương trình giáo dục phổ thông 2018. Trong đó, có việc triển khai dạy theo chương trình mới đối với lớp 3, lớp 7, lớp 10 và là năm học đầu tiên triển khai với bậc THPT.

Sáng nay, hơn 23 triệu học sinh cả nước háo hức dự khai giảng năm học mới - 4

Học sinh mầm non háo hức được đến trường dự lễ khai giảng (Ảnh: HL).

Trước nhiều nhiệm vụ quan trọng của năm học mới, ngành Giáo dục Nghệ An cũng đã chỉ đạo các nhà trường xây dựng kế hoạch khoa học, cụ thể để sát với chương trình và triển khai linh hoạt Chương trình giáo dục phổ thông 2018 trong bối cảnh việc thiếu giáo viên vẫn còn diễn ra ở nhiều bậc học.

Sáng nay, hơn 23 triệu học sinh cả nước háo hức dự khai giảng năm học mới - 5
Sáng nay, hơn 23 triệu học sinh cả nước háo hức dự khai giảng năm học mới - 6

Hôm nay, học sinh cả nước tưng bừng dự lễ khai giảng năm học mới 2022 - 2023 (Ảnh: Mạnh Quân).

***

Năm học mới, chặng đường mới

Trong thư gửi thầy giáo, cô giáo, cán bộ quản lý, người lao động ngành Giáo dục, các bậc phụ huynh, cùng các em học sinh, sinh viên nhân dịp khai giảng năm học mới, Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc chia sẻ:

"Hôm nay, ngày 5/9/2022, chúng ta lại cảm nhận được những cảm xúc đặc biệt sau một khoảng thời gian bất thường, việc học tập bị gián đoạn thường xuyên bởi đại dịch Covid-19, thầy và trò lại được cùng nhau dự lễ khai giảng trực tiếp tại ngôi trường thân yêu, cùng nhau chia sẻ quyết tâm, niềm tin và hy vọng về một chặng đường mới trong học tập".

Chủ tịch nước đánh giá cao ý nghĩa của chủ đề mà ngành Giáo dục lựa chọn năm nay, đó là "Đoàn kết, sáng tạo, ra sức phấn đấu hoàn thành tốt các nhiệm vụ và mục tiêu đổi mới, củng cố và nâng cao chất lượng giáo dục và đào tạo".

Sáng nay, hơn 23 triệu học sinh cả nước háo hức dự khai giảng năm học mới - 7

Do ảnh hưởng của dịch Covid-19, những năm trước, học sinh Hà Nội phải khai giảng trong lớp (Ảnh: Toàn Vũ).

Chủ tịch nước đề nghị toàn thể cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên ngành Giáo dục hãy nỗ lực tận tụy, đoàn kết, sáng tạo, khắc phục khó khăn, làm tốt chức trách, phát huy tinh thần trách nhiệm với nghề, với học sinh thân yêu, vì sự nghiệp trồng người vĩ đại.

Trước ngày khai giảng, chia sẻ với báo chí, Bộ trưởng Bộ GD&ĐT Nguyễn Kim Sơn cho biết năm học trước, do ảnh hưởng của dịch Covid-19, trường học phải đóng cửa ở phần lớn các tỉnh thành. Một thời gian rất dài các em phải học trực tuyến, qua truyền hình và các hình thức khác. Sau đó, ngành giáo dục cố gắng mở lại trường học, đưa các em quay trở lại học bình thường. 

Sáng nay, hơn 23 triệu học sinh cả nước háo hức dự khai giảng năm học mới - 8

Học sinh Trường Tiểu học Đông Vĩnh, TP Vinh háo hức trong ngày khai giảng năm học mới 2022 - 2023 (Ảnh: Nguyễn Phê).

Năm học 2022-2023 được xác định là năm trọng tâm triển khai nhiệm vụ đổi mới giáo dục ở bậc phổ thông, thực hiện Chương trình giáo dục phổ thông 2018. Trong đó, có việc triển khai dạy theo chương trình mới đối với lớp 3, lớp 7, lớp 10. Thẩm định sách giáo khoa các lớp 4, lớp 8, lớp 11 và chuẩn bị biên soạn cho lớp 5, lớp 9 và lớp 12.

Đổi mới giáo dục nói chung và triển khai chương trình giáo dục phổ thông mới là nhiệm vụ lớn và nhiều thách thức. Phải đảm bảo về mặt thời gian, lượng công việc rất lớn trong khi các điều kiện đảm bảo chất lượng, điều kiện thực hiện còn rất khó khăn. Do đó, để hoàn thành được nhiệm vụ này, cần có nỗ lực lớn của toàn ngành, sự phối hợp, quyết tâm của các địa phương, các bộ, ngành liên quan.

Sáng nay, hơn 23 triệu học sinh cả nước háo hức dự khai giảng năm học mới - 9

Phụ huynh Hà Nội đưa con tới trường dự lễ khai giảng năm học 2022- 2023 (Ảnh: Mạnh Quân).

Quá nhiều thách thức

Nhân dịp năm học mới 2022-2023, Bộ trưởng Bộ GD&ĐT Nguyễn Kim Sơn gửi thông điệp tới toàn ngành. 

Theo Bộ trưởng, một năm học mới đã bắt đầu trong tình hình mới, dịch bệnh đã được kiểm soát. Tuy nhiên, những việc ngành Giáo dục phải làm phía trước vẫn còn đầy thách thức. Thách thức của việc khắc phục hậu quả rất nặng nề của dịch bệnh để lại.

Thách thức của việc đổi mới giáo dục phổ thông. Thách thức của việc nâng cao chất lượng, phát triển hệ thống các cơ sở giáo dục đại học. Thách thức của việc phổ cập. Thách thức của việc đưa trẻ đến trường trên phạm vi cả nước.

Thách thức của sự vượt lên chính mình để khẳng định chất lượng giáo dục và đào tạo và tăng cường, tạo dựng thêm niềm tin về phía xã hội vẫn luôn là thách thức rất lớn đối với toàn ngành.

Rất là mong toàn thể lực lượng giáo viên ra sức cố gắng, phấn đấu hoàn thiện bản thân và đổi mới sáng tạo để hoàn thành thật tốt công cuộc đổi mới. Cũng mong toàn thể học sinh hoàn thành thật tốt các nhiệm vụ học tập, tu dưỡng để đạt đến các mục tiêu trở thành công dân tốt, trở thành nguồn nhân lực chất lượng cao cho  xã hội.

Và rất mong các quý vị phụ huynh hết sức chia sẻ với những khó khăn của ngành Giáo dục để có sự đồng hành, hỗ trợ đối với ngành mang đến kết quả giáo dục tốt nhất, góp phần phát triển đất nước trong tương lai.

Thời gian hiện tại 0:00
Độ dài 1:53
Đã tải: 31.84%
 

Thông điệp năm học mới của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo Nguyễn Kim Sơn

Lập phương án hỗ trợ sách giáo khoa cho học sinh nghèo, hoàn cảnh khó khăn

Trước đó, Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam vừa ký Chỉ thị 14/CT-TTg ngày 31/8/2022 của Thủ tướng Chính phủ về việc tăng cường điều kiện bảo đảm thực hiện hiệu quả, chất lượng giáo dục mầm non, phổ thông

Thủ tướng Chính phủ yêu cầu Bộ GD&ĐT chủ trì, phối hợp với các bộ, ngành, địa phương chỉ đạo các địa phương tăng cường trách nhiệm quản lí nhà nước về lựa chọn, cung ứng, sử dụng sách giáo khoa, tài liệu giáo dục của địa phương, tài liệu tham khảo theo đúng quy định; có phương án hỗ trợ sách giáo khoa cho các đối tượng học sinh nghèo, hoàn cảnh khó khăn, vùng sâu, vùng xa, đồng bào dân tộc thiểu số, bảo đảm đầy đủ, thuận lợi cho học sinh trước khi năm học mới bắt đầu.

Chỉ đạo các địa phương hướng dẫn các cơ sở giáo dục tăng cường công tác phối hợp giữa gia đình - nhà trường - xã hội để tổ chức chăm sóc, nuôi dưỡng, quản lý, giáo dục trẻ em, học sinh bảo đảm an toàn, hiệu quả, đặc biệt là phòng ngừa tai nạn thương tích, đuối nước, tăng cường giáo dục sức khỏe tâm thần, tư vấn tâm lý học đường, giáo dục kỹ năng sống cho trẻ em, học sinh.

Nghiên cứu, thí điểm và nhân rộng các cơ sở giáo dục tự chủ và tự chủ một phần nhằm giảm số lượng người hưởng lương từ ngân sách nhà nước, đồng thời đẩy mạnh xã hội hóa giáo dục tại những vùng có điều kiện kinh tế thuận lợi.

1 đã tặng1
Bạn đọc thấy nội dung hay hãy ấn tặng sao, tác giả sẽ thêm động lực viết bài báo khác hay hơn, cảm ơn bạn.

Tin liên quan

 


Nhận xét

Bài đăng phổ biến từ blog này

Hôm nay ngày 13/7/2024 thứ bảy

Hôm nay ngày 11 tháng 8 năm 2024 Chúa nhật

Hôm nay ngày 06/7/2024 thứ bảy