Ngày 28 tháng 9 năm 2022 thứ tư,

 

Ngày 28 tháng 9 năm 2022 thtư, nhiệt độ 28-24 độ C, độ ẩm 83% chúng tôi tập Bài Tập Vẩy Tay Trị Bệnh Thần Kỳ - Đạt Ma Dịch Cân. Vào 5:00 tôi dậy thể dục quanh ngách 25 ngõ 3, nơi giáp ranh với khu biệt thự Phú Thịnh có 2 hàng cháo lòng ăn sáng, tiếp tục đi bộ qua Đinh Tiên Hoàng, Phùng Hưng, Phó Đức Chính, vườn hoa Vạn Xuân, ngồi nói chuyện với cụ Thân Chùa Mới rồi qua phố Lê Lợi rẽ về nhà tại ngõ. Sáng nay mẹ Quỳnh đi làm ca 6h, nên 6:45 tôi cùng chị Hà Vy đi học qua đường Phú Hà sang ngõ Cẩm An, sau đó 7h tôi sang nhà Hải sắt uống trà chúng tôi ngồi nghe ca nhạc, tin tức mới & cơn bão số 4/2022 cùng các ông Ngọc, Long, Hình gần 8h bố Thao đưa Kiên đi học trường mầm non Họa Mi. 8h tranh thủ ra 74 Lê Lợi, sau đó vòng lên 35 Ngô Quyền vào phòng CCB nộp thêm mỗi số tình nghĩa của NCT- CCB 500.000k chờ ngày 30/9 tổ NCT số 1 lên phường cập nhật gửi bà Nghĩa sổ về hộ, sổ CCB thì ông Long đã cập nhật trả sổ luôn… BÃO SỐ 4 VÀO MIỀN TRUNG ĐÃ TAN, HÌNH THÀNH ÁP THẤP NHIỆT ĐỚI GÂY MƯA LỚN, bầu trời thị xã xầm xì sẽ mưa sau vài giờ tới, 17h mẹ Quỳnh đón các bạn nhỏ về trong mưa dầm sang cả tối. Khi trời ngớt mưa 18h tôi vào ngõ Vạn Xuân chơi với các cháu, tiện thể xem nhà chú Long đã đào hố móng 8 cột có giữ khoảng cách 10cm như đã yêu cầu; Trước khi đi ngủ tôi dùng Pank Y tế sửa chiếc răng sứt tránh làm đau lưỡi & khó nhai thức ăn...

  •  mái tôn dạt xuống đường TP Đà Nẵng

    Trên nhiều tuyến đường như Hoàng Sa, Ông Ích Khiêm, TP Đà Nẵng, mái tôn nhà dân bị gió thổi bay xuống đường, chém đứt đường dây điện, viễn thông. Một số cột điện, cây lớn đường kính 30 cm đổ vào nhân dân ven đường.

    Hiện nhiều khu vực ở thành phố vẫn mất điện.

    -8336-1664329225.jpg

    -7055-1664331910.jpg

    -9413-1664331910.jpg

    -8538-1664331910.jpg

    Mái tôn, cột điện đổ ngổn ngang trên đường TP Đà Nẵng sáng 28/9. Ảnh: Nguyễn Đông

  • 8h10

    Phố cổ Hội An ngổn ngang cây đổ

    Tại phố cổ Hội An, nhiều cây cổ thụ bị phạt băng mất ngọn, đè lên đường dây điện, viễn thông. Một số cây nhỏ mới trồng bị bật gốc, chắn ngang đường.

    Đường phố vẫn vắng vẻ, người dân sau một đêm trú ẩn tránh bão chưa trở lại nhà.

    -6056-1664332060.jpg

    -9566-1664327686.jpg

    -6495-1664327689.jpg

    Ảnh: Ngọc Thành

  • 8h00

    Thừa Thiên Huế: Nhiều nhà ven biển tốc mái

    Ở xã Vinh Xuân, huyện Phú Vang, nhiều ngôi nhà lợp tôn bị gió bão lột trơ vỉ kèo; nhà lợp mái ngói bị thổi bay ngói.

    -3545-1664327198.jpg

    -1954-1664327198.jpg

    Ảnh: Võ Thạnh

  • 7h30

    Huế lo ngại triều cường

    Nằm ở rìa tâm bão, TP Huế và một số vùng ven biển mưa gió đan xen, lúc to lúc nhỏ, cây cối bị đổ gãy song số lượng không nhiều. Công an, bộ đội đã đi tuần tra các tuyến đường, chỗ nào xuất hiện cây đổ thì gọi lực lượng đến hỗ trợ cắt tỉa.

    -4687-1664326325.jpg

    Lực lượng chức năng dọn dẹp cây đổ ở TP Huế. Ảnh: Võ Thạnh

    Ông Phan Thanh Hùng, Chánh văn phòng Ban chỉ huy Phòng chống thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn Thừa Thiên Huế, nói hoàn lưu bão dự báo đến 10h mới kết thúc. Lo ngại của địa phương hiện nay là tại các vùng cửa biển, xung yếu ở Thuận An, Tư Hiền dễ bị ngập, chia cắt khi mưa lớn. Một số nơi gần với phá Tam Giang Cầu Hai triều cường đang tràn qua các đập vào phía trong.

    Hiện Phó thủ tướng Lê Văn Thành cùng đoàn công tác đang về kiểm tra tại thị trấn Thuận An (TP Huế) và xã Phú Thuận (huyện Phú Vang).

    -5135-1664326247.jpg

    Khu vực cầu Nước Ngọt, xã Lộc Thủy, huyện Phú Lộc, cây trồng khoảng 10 tuổi bị giật đổ. Ảnh: Võ Thạnh

  • 7h15

    Nhiều đường ở Kon Tum bị chia cắt

    Sáng sớm nay, địa bàn tỉnh Kon Tum bắt đầu có mưa lớn. Nhiều đường bêtông liên xã ở huyện Tu Mơ Rông, Kon Tum bị chia cắt do nước lũ. Một số nơi bị sạt lở, cây cối ngã rạp khiến người dân không thể đi lại.

    -1514-1664325300.jpg

    Lực lượng chức năng phong toả một đoạn đường do nước lũ chia cắt, sáng 28/9. Ảnh: Trần Hoá

    -4858-1664325300.jpg

    Mưa lớn gây sạt lở nhiều khu vực ở huyện Tu Mơ Rông. Ảnh: Trần Hoá

  • 7h00

    Người dân Quảng Ngãi đi tránh bão trở về nhà

    Dự báo ban đầu là tâm bão, song 28/9 bão Noru đã đi chệch sáng hướng Quảng Nam, Đà Nẵng nên Quảng Ngãi ít bị ảnh hưởng. Sáng nay, khoảng 1.500 người dân xã Bình Đông, huyện Bình Sơn đi tránh bão được trở về nhà. Họ cũng vui mừng khi nhận được thông báo khu vực nhà cửa nằm ven biển không thiệt hại nhiều. Trước đó kế hoạch của tỉnh di dời 10.000 hộ dân tránh bão.

    -3000-1664324710.jpg

    Người dân xã Bình Đông, huyện Bình Sơn trở về nhà, sáng 28/9. Ảnh: Phạm Linh

    quảng ngãi
     
     

    Ôtô đưa người dân xã Bình Đông trở về nhà. Video: Phạm Linh

  • 7h00

    Đường phố Đà Nẵng ngổn ngang 

    Hàng loạt barie, cây xanh bị gió quật ngã, đổ khiến đường phố Đà Nẵng sáng nay ngổn ngang.

    -6142-1664324708.jpg

    Cây ngã trên đường Lý Tự Trọng, đoạn giao Bạch Đằng ven sông Hàn, sáng 28/9. Ảnh: Nguyễn Đông

    -4609-1664324708.jpg

    Dãy rào chắn ở bến du thuyền trên đường Bạch Đằng đổ rạp. Ảnh: Nguyễn Đông

  • 6h30

    Thành phố Tam Kỳ tan hoang trong bão

    TP Tam Kỳ tan hoang sau bão
     
     

    TP Tam Kỳ tan hoang sau bão. Video: Đắc Thành

    -6499-1664323075.jpg

    Trụ điện ở TP Tam Kỳ bị gió quật gãy. Ảnh: Đắc Thành

  • 6h15

    Trên tuyến Quốc lộ 24 Quảng Ngãi, lực lượng Cảnh sát giao thông tỉnh đang cắt cây ngã đổ, dọn dẹp đường thông thoáng để phương tiện và người dân lưu thông sau bão an toàn. Cục Cảnh sát giao thông đã chỉ đạo công an các tỉnh mở đường cho phương tiện lưu thông trở lại lúc 6h30. Tuy nhiên, cảnh sát sẽ điều tiết phương tiện di chuyển nhiều đợt, sau 15 phút cho một lượt xe đi để kéo giãn luồng phương tiện từ các hướng ồ ạt dồn về trung tâm, tránh gây xung đột, ùn tắc.

    -8267-1664321120.jpg

    Cảnh sát giao thông tỉnh Quảng Ngãi cắt cây ngã đổ, dọn dẹp đường thông thoáng. Ảnh: CSGT

  • 6h10

    Đường phố Hội An ngập, cây đổ

    Hội An thiệt hại
     
     

    Video: Ngọc Thành

  • 6h00

    Hơn 40 hộ ở Huế vẫn bị cô lập

    Khu vực các xã ven biển ở Thừa Thiên Huế có gió giật liên hồi kèm mưa lớn. Khu vực cửa biển Thuận An sóng cao. Hơn 40 hộ dân ở xóm Hương Giang vẫn đang bị cô lập do thủy triều dâng cao.
    Bão cửa biển Thuận An - Thừa Thiên Huế
     
     

    Mưa to gió lớn ở khu vực cửa biển Thuận An sáng 28/9. Video: Võ Thạnh

  • 5h40

    Kiến nghị cho học sinh nghỉ học ngày 28/9

    Ông Hoàng Đức Cường, Phó tổng cục trưởng Khí tượng Thuỷ văn (Bộ Tài nguyên và Môi trường), cho biết khoảng 4h sáng nay tâm bão đi vào đất liền khu vực giữa Quảng Nam và Đà Nẵng đã giảm cấp còn 11-12. Mạnh nhất là Cù Lao Chàm ghi nhận là cấp 14. Hiện nay, trên đất liền, đặc biệt là Quảng Nam đã quan sát được gió cấp 9, giật cấp 12.

    Khi bão đổ bộ đất liền, phạm vi gió giật dần thu hẹp lại, đi lên phía Bắc Quảng Nam và xuôi về phía Đà Nẵng, đi lên hướng Kon Tum và suy yếu thành áp thấp nhiệt đới. Hiện nay vùng ven biển Quảng Nam ghi nhận gió mạnh nhất là cấp 9, giật cấp 12.

    Đến 5h30, vùng này chỉ còn gió cấp 6, giật cấp 7 và sẽ duy trì đến khoảng 8-9h sáng, sau đó giảm dần. Đến khoảng 12h, Quảng Nam và Đà Nẵng mới giảm gió lớn ven biển. Khi lên Tây Nguyên không còn gió mạnh mà chỉ còn gió giật. Lượng mưa cũng giảm, còn 100 đến 150mm.

    Dù vậy, cơ quan chức năng vẫn kiến nghị tiếp tục cho học sinh nghỉ học trong hôm nay; đồng thời chưa cho ngư dân ra khơi đánh cá vì sóng biển còn lớn; khu vực miền núi cần đề phòng lũ quét, sạt lở núi.

    Phó thủ tướng Lê Văn Thành yêu cầu, dù bão đã suy yếu nhưng người dân không nên chủ quan vì thực tế đã từng phải trả giá, nhiều người không tử nạn trong bão mà trong lũ. Ông cùng đồng tình chưa vội cho học sinh đi học. Nhà trường nên kiểm tra lại phòng ốc, cơ sở vật chất. Các địa phương tiếp tục theo dõi tình hình bão lũ, không chủ quan, lơ là. Trong lúc trời yên biển lặng, các địa phương cần nhanh chóng đi kiểm tra những khu vực xác định nguy cơ, như Đà Nẵng phải kiểm tra 60 ngư dân quyết ở lại trên tàu đêm qua.

  • 5h30

    Điện mất diện rộng, nhà tốc mái do bão Noru 

    5h00 sáng 28/9, Phó thủ tưởng Lê Văn Thành chủ trì cuộc họp với các địa phương ảnh hưởng của bão Noru, khi cơn bão đã đổ vào đất liền. Là vùng tâm bão, ông Lê Trung Chinh, Chủ tịch UBND TP Đà Nẵng, cho biết hiện tại chưa ghi nhận thiết hại về người. Thành phố có hai nhà tốc mái, một dãy tường học bị đổ; trong đêm có một sản phụ chuyển dạ, được xe cứu thương vận chuyển đến bệnh viện ngay trong bão. Ông Chinh cũng thông tin, thành phố có tình trạng nước biển dâng, tuy nhiên tình hình đến nay không quá lo ngại.

    -8245-1664321984.jpg

    Phó thủ tướng Lê Văn Thành chỉ đạo cuộc họp trực tuyến với các tỉnh thành từ đầu cầu Thừa Thiên Huế. Ảnh: Đức Tuân

    Quảng Nam ghi nhận một số thiệt hại ban đầu về nhà bị tốc mái, cây đổ; gần 4.000 trạm biến áp bị mất điện (chưa khôi phục). Đêm qua, thành phố Tam Kỳ có gió giật cấp 13.

    Tỉnh Quảng Ngãi cũng chưa ghi nhận thiệt hại về người. Toàn tỉnh có 6 huyện mất điện với hơn 216.000 hộ.

    Bình Định cũng đảm bảo an toàn về tính mạng cho người dân, lượng mưa không lớn.

    Ở Kon Tum, Gia Lai mưa nhỏ, 40 - 60 mm, gió giật cấp 6, một số cây xanh ngã đổ và số xã bị mất điện.

    Ở Thừa Thiên Huế, một nhà tại huyện Phú Vang bị sập, 10 nhà bị tốc mái, một người bị thương ở chân. Đêm qua, tổng đài công của tỉnh đã tiếp nhận 3 trường hợp bệnh nhân nặng cần đi cấp cứu và đã được đưa đến bệnh viện an toàn.

    Tại Quảng Trị, lượng mưa phổ biến từ 100 đến 150 mm; mực nước sông đang dưới mức báo động 1, ở Cửa Việt gió cấp 6 giật cấp 8, không quá lớn. Thiệt hại lớn nhất là lốc xoáy và nhà đổ từ chiều 27/9.

  • 5h15

    Khả năng sạt lở, lũ quét cao

    Ông Nguyễn Văn Hưởng, Trưởng phòng dự báo thời tiết (Trung tâm Dự báo Khí tượng Thuỷ văn quốc gia), cho biết toàn bộ tâm bão đã đi vào khu vực đất liền giữa Đà Nẵng - Quảng Nam. Trong hôm nay, khu vực từ Quảng Trị đến Quảng Ngãi, Kon Tum sẽ có mưa với lượng phổ biến 120-200 mm, có nơi trên 250 mm, khu vực Quảng Bình, Bình Định, Gia Lai mưa với lượng phổ biến 50-100 mm, có nơi trên 150 mm.

    Sau hôm nay, mưa sẽ giảm dần ở khu vực trên, tuy nhiên do hoàn lưu của bão kết hợp với một rãnh thấp hình thành trong bão nên diện mưa sẽ mở rộng ra các tỉnh từ Thanh Hoá đến Quảng Bình, thời gian mưa sẽ kéo dài đến ngày 30/9. Lượng mưa phổ biến ở Bắc Trung Bộ là 100-250 mm, có nơi trên 300 mm, vùng ven biển, đồng bằng Bắc Bộ và Hoà Bình mưa phổ biến 70-150 mm, có nơi trên 180 mm.

    "Với mưa lớn như vậy thì khả năng xảy ra sạt lở đất, lũ quét rất cao. Kinh nghiệm từ những cơn bão gần đây cho thấy khi bão đổ bộ thì chúng ta phòng chống tương đối tốt nhưng khi bão qua lại có thiệt hại lớn do sạt lở đất, lũ quét nên người dân cần lưu ý", ông Hưởng nói.

  • 5h00

    Quảng Nam: mái tôn giống như bị ném đá

    Sau 30 phút lặng gió, tạnh mưa, tại TP Tam Kỳ bão Noru tiếp tục quần thảo. Bão giật cấp 13 kèm theo mưa lớn dội ầm âm xuống mái nhà giống như bị ném đá. Hết đợt này đến đợt tiếp, nhiều ngôi nhà tốc mái.

    Anh Phan Văn Đức, xã Bình Trị, huyện Thăng Bình cho biết, ban đầu gia đình không sơ tán vì nghĩ ở nhà để kịp xử lý hậu quả của bão. Khi bão đổ bộ, gió quá mạnh nên cả nhà hoang mang đã mang đồ qua nhà hàng xóm trú tránh. "Tôi chưa bao giờ thấy cảnh đáng sợ vậy, gió quá khinh khủng", anh Đức nói.

    4h sáng, anh ra đường thấy những đống ngổn ngang, về đến nhà lại còn kinh khủng hơn khi nhiều tấm tôn và bồn nước ở khắp nơi bay vào vườn nhà.

    Mưa gió ở Quảng Nam
     
     
    Hàng rào sắt bị gió quật đổ ở Quảng Nam. Ảnh: Đắc Thành

    Hàng rào thư viện tỉnh Quảng Nam bị gió quật ngã. Ảnh: Đắc Thành

    -3171-1664320651.jpg

    Cây cối gãy đổ trên phố Trần Cao Vân, Hội An. Ảnh: Ngọc Thành

  • 4h05

    Tâm bão ở giữa Đà Nẵng và Quảng Nam

    Trung tâm Dự báo Khí tượng Thủy văn quốc gia cho biết, bão tiếp tục giảm cấp, đến 4h còn 117 km/h, cấp 10-11, giật cấp 13. Hiện một nửa bão đã đi vào Đà Nẵng - Quảng Nam, nửa còn lại ở trên biển. Sau khi nửa trên biển đi vào đất liền thì gió mạnh, gió giật sẽ quay trở lại.

    -8370-1664313412.jpg

    Ảnh chụp vệ tinh cơn bão lúc 4h sáng 28/9. Nguồn: NCHMF

    Đảo Cù Lao Chàm, Quảng Nam, đo được gió cấp 10, giật cấp 14. Trong 3 tiếng tới mưa ở Trung Trung Bộ phổ biến 50-100 m, có nơi trên 150 mm.

  • 4h00

    Quảng Nam trời bỗng lặng gió, mưa tạnh

    Sau hai giờ bão Noru quần thảo tại TP Tam Kỳ thì trời lặng gió, tạnh mưa. Thành phố mất điện diện rộng, nhà dân đóng kín cửa vì ra ngoài cây đổ, nước ngập.

    Chứng kiến nhiều cơn bão, ông Lê Văn Hào, 56 tuổi, ở khối phố Mỹ Thạch Bắc, phường Tân Thạnh, nói đây là dấu hiệu của cơn bão quật trở lại. Hướng gió sẽ thay đổi so với ban đầu khi bão đổ bộ. "Không được chủ quan khi bão đứng gió, nó sẽ quật trở lại có khi còn mạnh hơn lúc đầu", ông nói.

    Các chuyên gia khí tượng cũng cảnh báo, với các cơn bão rất mạnh như Noru, khi tâm bão đi qua trời sẽ yên, gió lặng trong khoảng nửa tiếng, nhưng sau đó mạnh trở lại.

  • 3h30

    Người Hội An thức canh nước biển dâng

    TP Hội An vắng lặng chưa từng thấy, người dân ở yên trong nhà khi chính quyền yêu cầu hạn chế ra đường từ 18h ngày 27/9. Những tuyến đường vốn dập dìu khách du lịch đến rạng sáng, giờ đóng cửa im lìm. Nhiều khu vực bị mất điện, tối om, chỉ nghe tiếng gió giật và tiếng tấm tôn đập ầm ầm. Gió quật tơi tả giàn hoa giấy ven đường.

    -7275-1664311739.jpg

    Giàn hoa giấy ven phố Trần Hưng Đạo, TP Hội An, bị gió quật rụng xuống mặt đường ngập nước. Ảnh: Ngọc Thành

    "Mấy tiếng trước gió rít ghê rợn, nhưng giờ gió nhè nhẹ, sốt ruột không thể ngủ nổi", anh Duy Hậu, người dân sống ở xã Cẩm Thanh, nói. Cả gia đình anh thức theo dõi diễn biến bão. Dân miền biển nên bão vào giờ nào canh giờ đó, đề phòng nước biển dâng cao trôi hết đồ.

    Nhà anh Hậu cao hơn mặt đường khoảng một mét, song nước biển đã dâng tới mép thềm.

    -8018-1664311740.jpg

    Anh Duy Hậu không thể ngủ, đứng từ cửa nhà nhìn ra mặt đường canh nước dâng. Ảnh: Ngọc Thành

    Gió bão ở Hội An rạng sáng 28/9
     
     

    Gió bão ở TP Hội An sáng 28/9. Video: Duy Hậu

  • 3h00

    Quảng Nam: 7 người thoát khỏi nhà sập, 3 ngư dân mắc kẹt trên thuyền

    Căn nhà cấp bốn của chị Võ Thị Thanh Xuân, thôn An Thịnh 1, xã Bình An, huyện Thăng Bình, bị sập và bay một phần mái tôn. Thời điểm này có 7 người gồm 4 trẻ em, 2 người lớn và một người già ở trong tránh bão.

    "Sau 30 phút bị mắc kẹt phía trong thì tất cả thoát được ra ngoài, chạy qua nhà hàng xóm an toàn", chị Chung nói và cho biết gió đang giật mạnh có thể thổi bay nốt mái tôn, kéo sập nhà.

    Biên phòng Quảng Nam cho biết đang tiếp cận 3 ngư dân bị mắc kẹt trên thuyền trong khu vực neo đậu của Hải Đội 2, xã Tam Hiệp, huyện Núi Thành. Trước khi bão Noru đổ bộ, 3 người này đã được lực lượng chức năng vận động, đưa lên bờ tránh trú. Tuy nhiên, sau đó họ trở lại thuyền.

    Đến khoảng 0h30, những người này thấy gió mạnh, nổ máy để điều chỉnh ghe thì lực lượng Hải đội 2 phát hiện, nhưng hiện gió quá lớn, khó tiếp cận.

    Đài Khí tượng thủy văn Quảng Nam ghi nhận tại trạm đo Tam Thanh gió giật cấp 12.

  • 2h50

    Gần 555.000 hộ dân ở Quảng Ngãi, Quảng Nam mất điện

    Ông Lê Hoàng Anh Dũng, Phó tổng giám đốc Tổng công ty Điện lực miền Trung, cho biết gió bão đã gây mất điện cho một số tỉnh thành miền Trung. Trong đó, Quảng Ngãi ghi nhận 210.000 hộ dân bị mất điện, còn Quảng Nam là hơn 345.000 hộ. Nguyên nhân liên quan sự cố đường dây trung thế 22 kV ở khu vực. Hiện, Tổng công ty huy động nhân lực để khắc phục.

    Ngoài ra, còn nhiều quận, huyện, thành phố ở Đà Nẵng, Thừa Thiên Huế cũng mất điện, nhưng chưa được tổng hợp. Tổng công ty Điện lực miền Trung sản xuất và kinh doanh điện cho 13 tỉnh thành miền Trung và Tây Nguyên.

  • 2h30

    Hai quận ở Đà Nẵng mất điện, gió cuốn bay các mái tôn

    Đứng trên tầng 16 khách sạn trên đường Lý Tự Trọng, quận Hải Châu, cách sông Hàn chỉ 200 m, anh Nguyễn Nam kể: "Do các cửa tòa nhà đóng kín, vì chút tò mò tôi hé cửa sổ ra, bất ngờ bị gió hút, kéo nửa người trên ra ngoài. Tôi phải bám chắc vào thành cửa sổ, may trụ vững. Trong đêm nghe tiếng mái tôn bị gió cuốn đi, va vào nhau chát chúa, rùng mình".

    Sóng biển kết hợp với thủy triều dâng cao khoảng 2 m khiến nước tràn bờ sông Hàn, gây ngập đường Bạch Đằng. Tình trạng này cũng tương tự ở dọc 30 km bờ biển Đà Nẵng, nước biển xâm lấn các làng, khu dân cư ven biển.

    -3769-1664309425.jpg

    Cổng chào một cửa hàng đồ điện tử ở đường Điện Biên Phủ, Đà Nẵng bị gió quật gãy. Ảnh: Nguyễn Đông

    Hiện hai trong 8 quận huyện ở Đà Nẵng đã bị cắt điện là Cẩm Lệ và Sơn Trà. Điều chính quyền lo lắng nhất hiện nay là khoảng 60 ngư dân ở âu thuyền Thọ Quang không chịu lên bờ. Gió bão đang mạnh, lực lượng chức năng không thể ra cưỡng chế họ được.

    Đà Nẵng cúp điện
     
     

    Tình hình mưa bão, mất điện ở đường dọc sông Hàn lúc 2h sáng. Video: Anh Phú

  • 2h05

    Nhiều cây xanh ở TP Pleiku bị gió quật ngã

    Bão Noru hoành hành ở đất liền khiến các tỉnh Tây Nguyên gió rít liên hồi, kèm theo mưa. Gió lớn đã quật ngã nhiều cây trên đường Tăng Bạt Hổ ở TP Pleiku (Gia Lai), hất tung dù, bạt, cây cảnh của người dân ven đường Lý Thái Tổ, Huỳnh Thúc Kháng, Trần Phú... Mưa gió kéo dài, nhưng trên đường thỉnh thoảng vẫn có xe cộ qua lại. Khu vực chợ đêm thành phố vẫn hoạt động. "Biết bão vào nguy hiểm nhưng tôi vẫn cố ra đường cho kịp phiên chợ", tiểu thương Lê Thị Ngân nói.

    -7048-1664306552.jpg

    Cây xanh trên đường Tăng Bạt Hổ, TP Pleiku, bị gió quật ngã, sáng 28/9. Ảnh: Đức Hóa

  • 2h00

    Người Quảng Nam: 'Cảm giác ra ngoài là bị gió thổi bay'

    Cách biển khoảng 10 km, tại TP Tam Kỳ gió đang giật tung các mái tôn của nhà dân. Mưa như trút khiến nhiều vùng thấp trũng bị ngập. Khối phố Mỹ Thạch Bắc, phường Tân Thạnh, nước mấp mé nền nhà nhiều hộ dân. Người dân đang khẩn trương kê tài sản lên cao.

    Nhà ở xã Tam Tiến, huyện Núi Thành, cách biển 200 m, anh Nguyễn Văn Long mô tả: "Bão đổ bộ, gió giật kinh khủng. Các mái tôn được chèn chống bằng nhiều bao cát song vẫn bị gió giật tung. Cảm giác ra ngoài đường là bị gió thổi bay".

    Mưa gió quần thảo Quảng Nam
     
     

    Mưa gió ở Quảng Nam sớm 28/9. Video: Đắc Thành

  • 2h00

    Đảo Lý Sơn mất điện

    Đại diện ban Chỉ huy phòng, chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn huyện Lý Sơn (Quảng Ngãi) cho biết, toàn bộ hộ dân đã bị mất điện từ 0h. Một số nơi tại đảo đã ghi nhận nhà dân bị tốc mái, cây ngã đổ nhưng chưa thống kê cụ thể. Đến 2h, giông lốc tại đảo vẫn rất mạnh.

    -5705-1664305701.jpg

    Rạng sáng 28/9, mưa vẫn rất lớn trên đảo Lý Sơn. Ảnh: Chí Thời

    Tại huyện Sơn Hà, bà Đinh Thị Trà, Chủ tịch huyện cho biết lúc 2h mưa ngớt dần, song gió giật mạnh hơn so với một tiếng trước, rít liên tục từng hồi. Nước dâng cao ở các sông, đang gây ngập ở ba cầu tràn trên địa bàn huyện. Điện ở khu vực vẫn hoạt động. Địa phương đã sơ tán toàn bộ người dân ở các khu vực nguy hiểm từ chiều qua và hiện chưa ghi nhận thiệt hại về người.

    bình sơn quảng ngãi
     
     

    Mưa lớn ở xã Bình Đông, huyện Bình Sơn (Quảng Ngãi) lúc 2h30, ngày 28/9. Video: Phạm Linh

  • 1h30

    Người dân Huế thắp nến trực bão

    Ông Đặng Tiến Tùy, Chủ tịch xã Phú Thuận, huyện Phú Vang, cho biết thời điểm này trên địa bàn có mưa và gió giật khoảng cấp 7, cấp 8. Để đảm bảo an toàn, chính quyền đã di dời 71 hộ với 306 người dân vào trường học, đình chùa. "Hiện nay, xã chưa ghi nhận thiệt hại của bão Noru, lực lượng xung kích vẫn túc trực để xử lý các sự cố xảy ra", ông Tuỳ nói.

    Cách cửa biển Thuận An khoảng 12 km, trung tâm TP Huế mưa liên tục, gió giật rít từng cơn. Anh Hồ Minh Trí, 31 tuổi ở phường Xuân Phú nói mưa to cùng gió rít, mái tôn bật lên khiến anh không ngủ được. Khu vực này bị cắt điện nên anh phải thắp nến để trực bão.

  • 1h30

    Đà Nẵng gió quật rầm rầm vào cửa sổ, mái tôn

    Trời mưa lớn, gió quật vào cửa nhà, mái tôn tạo tiếng động rầm rầm. Nhà ở phường Xuân Hà, quận Thanh Khê, chị Hà Ánh Ngọc, 44 tuổi, kể: "Dù đã đóng kín tất cả cửa nhưng tôi vẫn nghe gió gầm rú, tôn xung quanh xóm bật liên hồi".

    Làm chủ một xưởng sản xuất nhôm kính ở quận Liên Chiểu, anh Trần Trung Hưng, trú kiệt đường Lê Độ, đã cắt cử 2 nhân viên ở lại trông coi. Do gió giật mạnh nên anh phải cho gia cố thêm cửa xưởng ngay trong đêm. Anh Hưng cũng nhờ lực lượng cứu hộ ứng cứu vì lo tường xưởng bị sập.

    Bão vào Đà Nẵng
     
     

    Khu vực đường Duy Tân và hầm chui Trần Thị Lý, TP Đà Nẵng lúc 1h30 sáng 28/9. Video: Nguyễn Đông

    Nhiều khu vực như đường Hoàng Hoa Thám, Lê Độ (quận Thanh Khê), khu chung cư Phong Bắc (quận Cẩm Lệ)... đã bị cúp điện. "Rất may tôi đã mua đèn chiếu sáng dùng pin và sạc hai chiếc điện thoại để đề phòng đêm hôm cần dùng", chị Hoa, trú quận Thanh Khê nói.

    Điện lực miền Trung cho biết việc cắt điện theo từng khu vực bị sự cố, như trạm biến áp bị trục trặc do mưa quá lớn, gió làm gãy cành cây vào dây điện...

    Hiện tại, chưa có tỉnh, thành nào ở miền Trung phải cắt điện toàn bộ.

    Nhà dân đổ sập do bão Noru

    Nhà dân đổ sập do bão Noru

    Gió bão khiến 300 nhà dân ở Quảng Trị tốc mái, 2 nhà đổ sập hoàn toàn, nhiều cây xanh gãy đổ, chiều 27/9.

  • 1h00

    Gió bão 133 km/h, cấp 12

    Trung tâm Dự báo Khí tượng Thủy văn quốc gia cho biết, sức gió mạnh nhất 133 km/h, cấp 12, giật cấp 14 (giảm so với bản tin lúc 0h một cấp).

    Đảo Lý Sơn ghi nhận gió mạnh cấp 10, giật cấp 12; đảo Cồn Cỏ gió mạnh cấp 7, giật cấp 9; Đồng Hới gió giật cấp 7; A Lưới gió giật cấp 9; Đà Nẵng gió giật cấp 7; Tam Kỳ gió mạnh cấp 8, giật cấp 9; Quảng Ngãi giật cấp 7; Quy Nhơn gió giật cấp 6; Tuy Hòa gió giật cấp 6.

    Lượng mưa tính từ 7h đến 23h ngày 27/9 có nơi trên 230 mm như: Nam Đông (Thừa Thiên Huế) gần 300 mm, Trạm Kiểm lâm Sông Bắc (Đà Nẵng) hơn 230 mm, Lý Sơn (Quảng Ngãi) hơn 330 mm.

  • 00h30

    Ba nỗi lo về bão Noru 

    6h ngày 27/8, khi còn trên quần đảo Hoàng Sa, bão Noru đạt cực đại, cấp 15, sức gió tối đa 183 km/h. Càng gần đất liền Đà Nẵng - Quảng Ngãi, bão giảm cấp, đến 22h còn 149 km/h, cấp 13. Dự kiến khi đổ bộ, bão còn cấp 12.

    Hoàn lưu trước bão đã gây lốc xoáy làm khoảng 300 nhà ở thị trấn Cửa Việt, tỉnh Quảng Trị, bị giật sập, 8 người bị thương. Từ 7h đến 22h đêm qua, một số nơi mưa đặc biệt lớn như hồ Thuỷ Yên (Thừa Thiên Huế) gần 280 mm, Hòa Bắc (Đà Nẵng) 230 mm, Lý Sơn (Quảng Ngãi) 240 mm.

    Trong 5 thang cấp độ rủi ro thiên tai, Thừa Thiên Huế, Đà Nẵng, Quảng Nam, Quảng Ngãi, Bình Định được xác định cấp độ 4; Quảng Trị, Phú Yên, Kon Tum, Gia Lai cấp 3.

    Bộ trưởng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Lê Minh Hoan chia sẻ 3 điều lo lắng với cơn bão này là đổ bộ vào ban đêm, cường độ rất mạnh và kết hợp với thủy triều cao nhất tháng khiến nước biển dâng 1-2,5 m, tràn vào vùng ven biển, cửa sông, gây ngập lụt.

  • 00h00

    Noru là một trong những cơn bão mạnh nhất 20 năm trở lại đây

    Bão Noru hình thành ngày 22/9 từ một cơn áp thấp nhiệt đới ở phía đông Philippines, khi áp sát đảo Luzon chiều 25/9 đã mạnh lên thành siêu bão với sức gió từ 185 đến 210 km/h. 6 nhân viên cứu hộ thiệt mạng, nhiều nơi ngập lụt và nhà cửa bị tàn phá nặng nề.

    Noru vào Biển Đông lúc 1h ngày 26/9, trở thành cơn bão thứ tư ở vùng biển này, sức gió giảm còn 140 km/h. Tiến gần quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam, bão tăng 2 cấp do nhiệt độ mặt nước biển cao, cộng với gió tây nam phía dưới và gió đông bắc phía trên tạo ra xoáy.

    Các chuyên gia đánh giá Noru nhiều khả năng là cơn bão mạnh nhất khi vào miền Trung trong 20 năm trở lại đây. Nó có hình thái tương tự bão Xangsane đổ bộ Đà Nẵng - Quảng Nam tháng 9/2006 làm 76 người chết và mất tích; bão Ketsana vào Quảng Nam - Quảng Ngãi cuối tháng 9/2009 làm 174 sinh mạng người chết, thiệt hại vật chất ước tính 14.000 tỷ đồng.

 

 

Nhận xét

Bài đăng phổ biến từ blog này

Hôm nay ngày 13/7/2024 thứ bảy

Hôm nay ngày 11 tháng 8 năm 2024 Chúa nhật

Hôm nay ngày 06/7/2024 thứ bảy