Ngày 29 tháng 9 năm 2022 thứ năm
Ngày 29 tháng 9 năm 2022 thứ năm, nhiệt độ 27-24 độ C, độ
ẩm 88%. Vào 5:00 lức này trời
tạnh tôi dậy thể dục quanh ngách 25 ngõ 3,
nơi giáp ranh với khu biệt thự Phú Thịnh có 2 hàng cháo lòng ăn sáng, tiếp tục
đi bộ qua Đinh Tiên Hoàng, Phùng Hưng, Phó Đức Chính, vườn hoa Vạn Xuân, qua
phố Lê Lợi rẽ về nhà tại ngõ. Sáng nay mẹ Quỳnh đi làm ca 6h, nên 6:45 tôi cùng chị Hà Vy đi học qua
đường Phú Hà sang ngõ Cẩm An để tránh mưa bất chợt
& mưa dầm cả ngày, sau đó 7h tôi sang nhà Hải sắt uống
trà chúng
tôi ngồi nghe ca nhạc, tin tức mới các ông Ngọc, Hình gần 8h
bố Thao đưa Kiên đi học trường mầm non Họa Mi. 9h tranh thủ VNPT chợ Nghệ như
đã hẹn mấy tháng trước để bổ sung ngân sách, lúc này mưa đã ngớt trời đã hửng nắng.
Thủ tướng Phạm Minh Chính: Không để người dân không có chỗ ở sau khi bão đi qua
Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính gửi Thông điệp tới Phiên họp cấp cao của Liên hợp quốc về biến đổi khí hậuThủ tướng Chính phủ yêu cầu tập trung ứng phó khẩn cấp với bão Noru |
Cuộc họp được kết nối trực tuyến từ trụ sở Chính phủ tới trụ sở Ban Chỉ đạo tiền phương chỉ đạo ứng phó bão số 4 tại thành phố Đà Nẵng, trụ sở Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố: Quảng Trị, Thừa Thiên Huế, Đà Nẵng, Quảng Nam, Quảng Ngãi, Bình Định, Gia Lai, Kon Tum.
Thiệt hại được giảm thiểu nhờ công tác ứng phó tốt
Theo Báo cáo của Ban Chỉ đạo tiền phương ứng phó bão số 4, đêm 27 và sáng ngày 28/9, bão số 4 đã ảnh hưởng trực tiếp đến các địa phương khu vực Trung Bộ, gây gió cấp 10, giật cấp 14 tại đảo Lý Sơn, Cù lao Chàm; đất liền có gió cấp 6-8, giật cấp 10, lớn nhất tại Tam Kỳ (Quảng Nam) có mạnh gió cấp 9, giật cấp 13.
Bão gây mưa lớn từ 150-300 mm tại các tỉnh từ Quảng Trị đến Quảng Ngãi và Kon Tum, một số trạm mưa rất lớn như: Khe Tre (Thừa Thiên Huế) 362 mm, Thượng Nhật (Thừa Thiên Huế) 344 mm, Việt An (Quảng Nam) 628 mm, An Long (Quảng Nam) 372 mm, Lý Sơn (Quảng Ngãi) 337 mm.
Mặc dù bão số 4 là cơn bão mạnh, đi nhanh, thời gian đổ bổ vào đất liền vào ban đêm, nhưng cả hệ thống chính trị, các lực lượng và người dân đã vào cuộc khẩn trương, đồng bộ, nên đã giảm thiểu đến mức thấp nhất thiệt hại do bão gây ra.
Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính chủ trì cuộc họp trực tuyến đánh giá tình hình, khắc phục thiệt hại và rút kinh nghiệm công tác ứng phó với bão số 4 - Ảnh: VGP/Nhật Bắc |
Tính đến 10h ngày 28/9, có 4 người bị thương ở Quảng Trị, sập 3 nhà (Quảng Trị: 2, Thừa Thiên Huế: 1), hư hỏng, tốc mái 157 nhà (lớn nhất ở Quảng Trị 118 nhà). Chìm 3 ghe nhỏ (Đà Nẵng 2, Quảng Nam 1). Có 9.427 trạm biến áp bị sự cố mất điện (Quảng Nam: 4.369, Đà Nẵng: 3.340, Quảng Ngãi: 1.718) và 15 xã bị mất điện (Kon Tum: 9 xã, Gia Lai: 6 xã). Hiện đã khắc phục 535 trạm biến áp (Quảng Nam: 372, Đà Nẵng: 163). Ngoài ra, tại Trung tâm truyền thông thành phố Hội An (Quảng Nam) bị đổ 1 trụ antenna; 2 đồn biên phòng ở Quảng Nam bị hư hỏng... Gãy đổ khoảng trên 500 cây xanh tại địa bàn các tỉnh Quảng Trị, Đà Nẵng, Quảng Ngãi, Gia Lai.
Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Lê Minh Hoan cho biết, đến thời điểm này, cơn bão số 4 đã đi qua với thiệt hại thấp nhất về tài sản, không có thiệt hại về người. Các công trình thủy lợi, trong đó có nhiều công trình ứng dụng công nghệ mới, được bảo đảm an toàn, khẳng định khả năng ứng phó và chống chịu được với tác động của bão lũ, thiên tai của công trình, giúp chúng ta rút ra nhiều bài học kinh nghiệm quý liên quan đến việc xây dựng và vận hành các công trình thủy lợi.
Trong công tác phòng, chống cơn bão này, nhiều điều không phải do may mắn mà có, mà đây thực sự là nỗ lực, sự chủ động của các cấp, các ngành trong phòng chống thiên tai. Cụ thể, đó là sự chỉ đạo, điều hành kiên quyết, kịp thời, đồng bộ của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, của các cơ quan chức năng. Các nhiệm vụ phòng, chống bão được triển khai đồng bộ từ Trung ương đến địa phương, hệ thống thông tin liên lạc về phòng, chống bão là thông suốt…
Bên cạnh đó, trong công tác phòng, chống bão lần này, phải kể đến sự nghiêm túc, sát sao trong triển khai thực hiện các chỉ đạo của Trung ương cũng như sự chủ động ứng phó của 8 địa phương trong vùng ảnh hưởng, qua đó đã pháp huy hiệu quả được phương châm 4 tại chỗ. Việc khẩn trương sơ tán người dân ra khỏi vùng nguy hiểm, vùng có nguy cơ sạt lở cao được các địa phương triển khai hết sức khẩn trương. Người dân nêu cao ý thức tự giác và tuân chủ các chỉ đạo cũng như rất tích cực phối hợp với các lực lượng chức năng, chủ động trong thực hiện công tác phòng, chống bão lụt.
Cuộc họp được kết nối trực tuyến từ trụ sở Chính phủ tới trụ sở Ban Chỉ đạo tiền phương chỉ đạo ứng phó bão số 4 - Ảnh: VGP/Nhật Bắc |
“Từ sự chủ động, các biện pháp được triển khai từ sớm, từ xa, đồng bộ, quyết liệt từ Trung ương đến địa phương, qua đó chúng ta đã giảm thiểu thấp nhất thiệt hại do cơn bão gây ra, dù đây được đánh giá là cơ bão lớn”, Bộ trưởng Lê Minh Hoan nhận định và cho biết từ nay tới cuối năm dự báo sẽ còn có 10-12 cơn bão nữa.
Cẩn trọng với diễn biến mưa lũ sắp tới
Cung cấp thông tin dự báo thiên tai sau bão, đại diện Tổng cục Khí tượng thủy văn cho biết, đến sáng 28/9, bão số 4 di chuyển theo hướng tây, đi sang khu vực Nam Lào, suy yếu thành áp thấp nhiệt đới, sau đó tiếp tục suy yếu thành vùng áp thấp và tan dần; từ trưa và chiều ngày 28/9 không còn ảnh hưởng đến Việt Nam
Ngày 28/9, ở khu vực Quảng Trị, Thừa Thiên Huế, Đà Nẵng, Quảng Nam, Quảng Ngãi, Kon Tum có mưa rất to với lượng mưa phổ biến 100-200 mm, có nơi trên 250 mm.
Từ ngày 28/9 đến ngày 30/9, ở Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình, khu vực đồng bằng, ven biển Bắc Bộ và Hoà Bình có mưa vừa, mưa to. Lượng mưa dự báo Quảng Bình, Hà Tĩnh 200-250 mmn, có nơi trên 350 mm; Nghệ An, Thanh Hóa 150-200 mm, có nơi trên 300 mm; khu vực khu vực đồng bằng, ven biển Bắc Bộ và Hoà Bình 100-150 mm.
Tổng cục Khí tượng thủy văn cũng cảnh báo nguy cơ cao xảy ra lũ quét, sạt lở đất tại các tỉnh Quảng Trị, Thừa Thiên Huế, Quảng Nam, Kon Tum, đặc biệt lưu ý các huyện Hướng Hóa, Đăk Rông (Quảng Trị), Phong Điền, A Lưới, Nam Đông, Phú Lộc (Thừa Thiên Huế), Phước Sơn, Bắc Trà My, Nam Trà My, Hiệp Đức, Tiên Phước (Quảng Nam), Tu Mơ Rông, Konplong, Đắk Glei, Đăk Tô (Kon Tum).
Từ ngày 28-30/9, trên các sông ở Bắc Trung Bộ xuất hiện 1 đợt lũ, đỉnh lũ trên các sông nhỏ thượng nguồn sông Mã, cả lên mức BĐ1 và trên BĐ1. Nguy cơ lũ quét, sạt lở đất tại các huyện Kỳ Sơn, Tương Dương, Quế Phong, Quỳ Châu (Nghệ An), Hương Khê, Hương Sơn (Hà Tĩnh).
Toàn cảnh phiên họp - Ảnh: VGP/Nhật Bắc |
Chủ động xử lý, khắc phục thiệt hại sau bão
Kết luận cuộc họp, Thủ tướng Phạm Minh Chính cho biết kết quả ứng phó bão khả quan và tích cực. Đây là điều đáng mừng sau một cơn bão được dự báo rất mạnh, rất nhanh và phức tạp.
Thủ tướng yêu cầu các bộ ngành, cơ quan, địa phương cần khẩn trương đánh giá thiệt hại, khắc phục hậu quả do thiên tai gây ra, nhanh chóng ổn định đời sống vật chất và tinh thần của người dân, kịp thời động viên, thăm hỏi, hỗ trợ các gia đình bị thiệt hại, tạo điều kiện cho học sinh sớm trở lại trường ngay trong ngày mai. Tuyệt đối không để dân đói, dân rét, không có chỗ ở, không để dịch bệnh bùng phát do ô nhiễm môi trường sau bão, lũ.
Các địa phương thống kê, đánh giá tình hình thiệt hại, gửi ngay về Ban chỉ đạo Trung ương về phòng chống thiên tai để tổng hợp, báo cáo Thủ tướng Chính phủ. Trước mắt, các địa phương sử dụng quỹ phòng chống thiên tai, ngân sách địa phương và các nguồn vốn hợp pháp khác để chủ động xử lý, khắc phục các thiệt hại về tài sản của nhà nước và nhân dân…
Thủ tướng nhấn mạnh 6 bài học kinh nghiệm về công tác ứng phó bão. Cụ thể, thứ nhất, cương quyết, quyết liệt, nhất quán vận động, di dời nhân dân ra khỏi nơi nguy hiểm llà yếu tố quyết định để không bị thiệt hại về người.
Thứ hai, nắm chắc diễn biến, bám sát tình hình, huy động sức mạnh tổng hợp của cả hệ thống chính trị, người dân và doanh nghiệp để phòng chống bão nhanh chóng, kịp thời, hiệu quả.
Thứ ba, xây dựng kịch bản, phương án phù hợp tình hình và khi xảy ra tình huống thì vận hành các kịch bản, phương án này theo phương châm 4 tại chỗ.
Thứ tư, công tác lãnh đạo, chỉ đạo quyết liệt, chủ động, tích cực, bám sát tình tình, từ sớm, từ xa, từ cơ sở.
Thứ năm, thông tin, hướng dẫn kịp thời, thông suốt, toàn diện, đầy đủ tới người dân, các cấp ủy, chính quyền và doanh nghiệp.
Thứ sáu, theo quy luật tự nhiên, miền Trung là nơi thường xuyên có mưa lũ, bão gió vào tháng 9, 10, 11, vì vậy, phải luôn đề cao tinh thần cảnh giác, không lơ là, chủ quan, cũng không lo sợ, hoang mang, hốt hoảng, mất bình tĩnh. Phải ứng phó thiên tai, bão lũ với sự bản lĩnh, bình tĩnh, tự tin, phát huy tinh thần tự lực, tự cường, với nội lực, kinh nghiệm, hiểu biết của mình, sự lãnh đạo của Đảng, sự quản lý của nhà nước và các cấp chính quyền, sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị, sự tham gia của người dân và doanh nghiệp, sự hỗ trợ của cả nước với tinh thần đoàn kết, thống nhất, thương yêu, đùm bọc lẫn nhau.
Nhận xét
Đăng nhận xét