Ngày 04 tháng 03 năm 2023 thứ bảy
Ngày 04 tháng 03 năm 2023 thứ bảy.Sáng nay trời
tạnh ráo nhiệt
độ 17-24 độ C, độ ẩm 74% trời quang mây.Vào 4:50 tôi dậy
thể dục quanh ngách 25 ngõ 3, nơi giáp ranh với khu biệt thự Phú Thịnh có 2
hàng cháo lòng ăn sáng, ra phố Đinh Tiên Hoàng- Phùng Hưng-Phó Đức
Chính-Lê Lợi về nhà nấu nước pha trà. Sáng nay ngày nghỉ cuối tuần bà nội Hoàng
Kiên dạy chuẩn bị ăn sáng cho các cháu, bố Thao cùng bác Thắng lên bác Đạt tiễn
cụ ra đồng Rặng Ổi, trưa về đi làm không ăn cơm nhà, 9h tôi & Kiên sang nhà
Ổi chơi, gần10h hai ông cháu lấy xe điện lên Đình Ông nhận lương hưu tháng 3 rồi
ra phòng TCKH chơi trong sân dưới gốc cây NGỌC LAN, sau đó bà nội chở về qua nhà
bà Duyên Phận mua quà, chị Vy ở nhà chơi với bạn Su. Sau khi ngủ trưa hai mẹ con
Kiên vào ông bà ngoại chơi lúc gần 14h, chị Vy dậy đi học tiếng Anh với ông lúc
15h, đến 17h tan học thì bố Thao lên đón. Cơm
tối xong 19h chị Vy lên mở máy tính tham gia thi trắc nghiệm trên mạng, vào 20h
hai bố con Vy đi bộ ra dạo PHỐ ĐI BỘ TỐI THỨ BẢY, mẹ Quỳnh để Kiên ngủ trong ông
bà ngoại cuối ca 22h mẹ cùng mấy đồng nghiệp về nhà trong đêm. Bên nhà 10/40/3/
Lê Lợi thợ đang xây tường bao dầy 10cm
Động đất ở Vĩnh Phúc là tiền chấn, đề phòng các trận lớn hơn
Như Báo Lao Động đưa tin, ngày 3.3 vừa qua, tại huyện Yên Lạc, tỉnh Vĩnh Phúc đã xảy ra trận động đất 3.2 độ. Điều đáng nói là tại khu vực này gần như chưa bao giờ ghi nhận được động đất nên khiến nhiều người lo lắng.
PGS.TS Cao Đình Triều - Viện trưởng Viện Địa vật lý ứng dụng cho biết, khu vực xảy ra động đất ở Vĩnh Phúc nằm trên đới đứt gãy sông Hồng, cùng với Hà Nội. Đới đứt gãy này đang trong thời kỳ yên tĩnh, đặc biệt là đoạn giáp danh với TP Hà Nội đã nhiều năm qua không ghi nhận động đất khoảng 3 độ.
Theo PGS.TS Cao Đình Triều, trận động đất này nằm trên đới đứt gãy Sông Hồng, phương tây bắc - đông nam. Để dự báo động đất sẽ còn xảy ra còn cụ thể tại điểm nào, cần có nghiên cứu chuyên sâu. Việc dự báo chính xác thời gian xảy ra động đất lại càng không thể.
Vị chuyên gia cho hay, động đất có quy luật phân bố theo không gian. Động đất trên lãnh thổ Việt Nam mang sắc thái đặc trưng, chủ yếu tập trung thành các đới tương đối rõ nét có phương kéo dài, chủ yếu là Tây Bắc - Đông Nam, Đông Bắc - Tây Nam và á Kinh tuyến.
Các đới đứt gãy phân khối theo cấu trúc địa chất. Đó là khu vực uốn nếp Tây Bắc, miền uốn nếp Trường Sơn và vùng rìa Hoa Nam có cường độ lớn hơn cả. Nguy cơ xảy ra động đất mạnh lớn nhất trên phạm vi đất liền lãnh thổ Việt Nam là hệ đứt gãy Sông Đà - Sơn La và Sông Cả - Rào Nậy. Tại đây đã xảy ra 3 trận động đất mạnh nhất trên lãnh thổ với độ lớn đạt 6.0-6.9 độ.
Ngoài ra động đất còn được phân bố theo quy luật thời gian. Trước khi xảy ra động đất mạnh thường là một thời kỳ yên tĩnh. Khoảng thời gian yên tĩnh này kéo dài khác nhau và phụ thuộc vào điều kiện kiến tạo của từng vùng. Nói cách khác, độ kéo dài của thời gian yên tĩnh phụ thuộc vào vận tốc tích lũy và cấp độ mạnh của động đất xảy ra sau đó.
Có thể giải thích chu trình tích lũy và giải phóng năng lượng như sau: Sau động đất mạnh (cực đại trong vùng phát sinh), năng lượng còn dư được giải phóng dưới dạng các dư chấn. Sau thời kỳ này sẽ trở về trạng thái cân bằng mới. Những chuyển động kiến tạo diễn ra không ngừng tại đó đã bắt đầu quá trình tích lũy năng lượng mới (thời kỳ yên tĩnh). Quá trình này diễn ra chậm chạp, phụ thuộc vào cường độ chuyển động kiến tạo. Thời kỳ tiền chấn chính là thời kỳ năng lượng tích lũy bắt đầu giải phóng dưới dạng động đất yếu.
Do vậy, PGS.TS Cao Đình Triều cho rằng, đã đến lúc cần thiết phải kiến nghị kháng chấn trong xây dựng nhà dân sinh và công trình công cộng, công nghiệp, đặc biệt là tại các tỉnh Tây Bắc.
"Tất cả các công trình xây dựng phải tính toán đến yếu tố kháng chấn và cần thiết kế theo quy chuẩn nằm trong đới đứt gãy hoạt động. Đó là cách để phòng ngừa động đất bất thường có thể xảy ra, tránh những thiệt hại đáng tiếc có thể xảy ra như động đất ở Thổ Nhĩ Kỳ vừa qua", vị chuyên gia nhấn mạnh.
Nhận xét
Đăng nhận xét