Hôm nay ngày 18/7/2024 thứ năm
Hôm nay ngày 18/7/2024 thứ năm, thời
tiết 26-30 độ, độ ẩm 90%. Vào có mưa rào nhẹ, 4:45 tôi
đi tập thể dục qua cuối ngách 25/3 lê Lợi qua quán cháo lòng Tùng-Oanh tập
các bài hỗn hợp tại vườn hoa Vạn Xuân, thưởng thức quả xoài chín cây. Về đến nhà
trời lại mưa dầm, tôi tranh thủ vệ sinh cá nhân rồi nấu nước pha trà, ăn sáng
bà chủ mua ngoài đường Phú Hà. Vào 7h tôi sang nhà Hải sắt uống trà nói chuyện
cùng ông Ngọc, sau đó về sớm để bố Thao đưa Kiên đi học & mẹ Quỳnh cũng đi
làm đến hết ca ba về nghỉ đêm, trưa nay bác Thao làm việc tại nhà nên cả nhà
ăn cơm sớm, 14h chị Vy dậy xem A13, Kiên gần 15h dậy viết bài sau đó làm bạn
với cái máy SONI. Vào 15:30 bà nội đi ra quầy vé trong mưa theo đợt kiểu mưa
nước lên, tôi lên máy viết bài như mọi ngày…Dạo nay nghỉ hè nhiều thời gian
rỗi cả A13&SONI làm việc hết công xuất nạp điện 2 lần trên ngày… Để Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng tập trung điều trị tích
cực, Bộ Chính trị phân công Chủ tịch nước Tô Lâm chủ trì công việc của Ban Chấp
hành Trung ương Đảng, Bộ Chính trị, Ban Bí thư.
Bộ Chính trị thông báo về tình hình sức khỏe Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng
(Dân trí) - Do phải ưu tiên dành thời gian để Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng tập trung điều trị, trước mắt Bộ Chính trị phân công Chủ tịch nước Tô Lâm chủ trì công việc của Trung ương, Bộ Chính trị, Ban Bí thư.
Ban Chấp hành Trung ương vừa phát đi thông báo của Bộ Chính trị về tình hình sức khỏe của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng.
Thông báo này nêu rõ thời gian qua, theo yêu cầu của Hội đồng chuyên môn bảo vệ sức khỏe cán bộ Trung ương, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng vừa điều hành công việc, vừa điều trị, chăm sóc sức khỏe.
Bộ Chính trị, Ban Bí thư, các lãnh đạo chủ chốt và Thường trực Ban Bí thư đã trực tiếp chỉ đạo các cơ quan chuyên môn tập trung huy động đội ngũ các giáo sư, bác sĩ, nhân viên y tế, chuyên gia đầu ngành và những điều kiện thuận lợi nhất để điều trị, chăm sóc sức khỏe cho Tổng Bí thư.
Đến nay, do yêu cầu cần phải tiếp tục ưu tiên dành thời gian để Tổng Bí thư tập trung điều trị tích cực và để bảo đảm công tác điều hành chung của Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Bộ Chính trị, Ban Bí thư, trước mắt Bộ Chính trị phân công Chủ tịch nước Tô Lâm chủ trì công việc của Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Bộ Chính trị, Ban Bí thư theo trách nhiệm, quyền hạn được Bộ Chính trị quy định.
Việc phân công này căn cứ Quy chế làm việc của Ban Chấp hành Trung ương, Bộ Chính trị và Ban Bí thư khóa XIII.
Bộ Chính trị kêu gọi toàn Đảng, toàn dân và toàn quân tin tưởng tuyệt đối vào sự lãnh đạo của Đảng, quản lý của Nhà nước, tăng cường đoàn kết, thống nhất, chung sức đồng lòng, tiếp tục phát huy những kết quả, thành tựu quan trọng, toàn diện mà đất nước ta đã đạt được, nỗ lực phấn đấu vượt qua mọi khó khăn, thách thức, hoàn thành tốt các mục tiêu Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XIII đã đề ra.
Bộ Chính trị cũng kêu gọi giữ vững ổn định chính trị, bảo vệ vững chắc độc lập, chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ và an ninh quốc gia, trật tự, an toàn xã hội, đẩy mạnh phát triển kinh tế - xã hội, chăm lo tốt đời sống tinh thần, vật chất cho nhân dân.
Phấn đấu đưa năng suất, chất lượng lao động của Thủ đô đứng đầu cả nước
Ngày 18-7, Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) thành phố Hà Nội trang trọng tổ chức kỷ niệm 95 năm Ngày thành lập Công đoàn Việt Nam (28/7/1929 - 28/7/2024) và tuyên dương Chủ tịch Công đoàn cơ sở xuất sắc tiêu biểu.
Đến dự có các Ủy viên Trung ương Đảng: Chủ tịch Tổng LĐLĐ Việt Nam Nguyễn Đình Khang, Phó Bí thư Thường trực Thành ủy Hà Nội Nguyễn Thị Tuyến; Ủy viên Ban Thường vụ Thành ủy, Phó Chủ tịch Thường trực HĐND thành phố Hà Nội Phùng Thị Hồng Hà; Phó Trưởng đoàn chuyên trách Đoàn đại biểu Quốc hội thành phố Hà Nội Phạm Thị Thanh Mai.
Tổ chức Công đoàn Thủ đô ngày càng phát triển lớn mạnh
Trình bày diễn văn kỷ niệm 95 năm Ngày thành lập Công đoàn Việt Nam, đồng chí Phạm Quang Thanh - Chủ tịch LĐLĐ thành phố Hà Nội khẳng định: Chặng đường 95 năm xây dựng và phát triển, trải qua 13 kỳ đại hội, giai cấp công nhân Việt Nam đã không ngừng lớn mạnh cả về số lượng và chất lượng, đang có mặt trong tất cả các ngành nghề, các thành phần kinh tế, là lực lượng quan trọng, đi đầu trong sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.
Theo Chủ tịch LĐLĐ thành phố Hà Nội, trong lịch sử 95 năm xây dựng và trưởng thành của tổ chức Công đoàn Việt Nam nói chung và Công đoàn thành phố Hà Nội nói riêng luôn có sự đóng góp quan trọng của các Công đoàn cơ sở và cán bộ Công đoàn cơ sở.
Dưới sự lãnh đạo, chỉ đạo của Tổng LĐLĐ Việt Nam và Thành ủy Hà Nội, đội ngũ công nhân, viên chức, lao động (CNVCLĐ) và tổ chức Công đoàn Thủ đô ngày càng phát triển lớn mạnh, không ngừng đổi mới nội dung, phương thức hoạt động với phương châm hướng về cơ sở, vì người lao động. Đồng thời, đa dạng hóa mô hình tập hợp công nhân lao động, phát triển đoàn viên; chú trọng thực hiện tốt chức năng đại diện, chăm lo đời sống, bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp, chính đáng của CNVCLĐ.
Công đoàn Thủ đô cũng đã phát động sâu rộng các phong trào thi đua yêu nước, động viên, khuyến khích CNVCLĐ tích cực rèn luyện, nâng cao tay nghề, phát huy sáng kiến, sáng tạo, thúc đẩy sự phát triển của mỗi cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp, qua đó thúc đẩy sự phát triển kinh tế - xã hội của Thủ đô và góp phần xây dựng Thủ đô ngày càng giàu đẹp, văn minh, hiện đại.
Để thiết thực chào mừng kỷ niệm 95 năm Ngày thành lập Công đoàn Việt Nam (28/7/1929 - 28/7/2024); 70 năm Ngày Giải phóng Thủ đô (10/10/1954 - 10/10/2024), Ban Thường vụ LĐLĐ thành phố Hà Nội đã phát động và triển khai Hội thi “Công đoàn Hà Nội - Hành trình xây dựng và phát triển” trong CNVCLĐ Thủ đô.
Trong chương trình, các cán bộ Công đoàn qua các thời kỳ đã chia sẻ kinh nghiệm, kỹ năng để cán bộ Công đoàn triển khai nhiệm vụ tự tin, đạt hiệu quả cao. LĐLĐ thành phố tuyên dương 95 Chủ tịch Công đoàn cơ sở xuất sắc tiêu biểu có nhiều sáng tạo và sự trưởng thành vượt bậc trong công tác chuyên môn và hoạt động công đoàn tại cơ sở; chăm lo, bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp, chính đáng của người lao động; nỗ lực phấn đấu xây dựng tổ chức Công đoàn ngày càng vững mạnh.
Thực hiện tốt hơn nữa công tác chăm lo, bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp, chính đáng của người lao động
Phát biểu chỉ đạo tại chương trình, Phó Bí thư Thường trực Thành ủy Hà Nội Nguyễn Thị Tuyến đánh giá, những cống hiến to lớn của tổ chức Công đoàn và đội ngũ cán bộ, CNVCLĐ Thủ đô hoạt động Công đoàn Thủ đô thời gian qua đã đóng góp quan trọng giữ vững ổn định chính trị và hoàn thành kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội, xây dựng Đảng và hệ thống chính trị của thành phố.
Phó Bí thư Thường trực Thành ủy Hà Nội nêu rõ, để hoàn thành các mục tiêu, chỉ tiêu, nhiệm vụ, giải pháp phát triển kinh tế - xã hội của năm 2024 và của cả nhiệm kỳ, lãnh đạo thành phố mong muốn các cấp Công đoàn tiếp tục tập trung thực hiện chức năng cốt lõi là chăm lo, bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp, chính đáng của người lao động, nhất là về việc làm, thu nhập, điều kiện lao động, bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp, đời sống văn hóa, tinh thần, khen thưởng, xây dựng Thỏa ước lao động tập thể, giám sát hợp đồng lao động...
"Đây là tiền đề xây dựng quan hệ lao động hài hòa, ổn định, tiến bộ, thực chất trong doanh nghiệp, thúc đẩy sản xuất, kinh doanh phát triển", đồng chí Nguyễn Thị Tuyến nhấn mạnh.
Cùng với đó, quan tâm đào tạo, bồi dưỡng để đội ngũ đoàn viên, công chức, viên chức,người lao động phát triển toàn diện về trí tuệ, sức khỏe, kỹ năng lao động, phong cách làm việc, sẵn sàng tiếp cận với những tiến bộ khoa học, kỹ thuật, tri thức mới, đáp ứng yêu cầu 4.0; nâng cao chất lượng nguồn nhân lực trong đội ngũ CNVCLĐ Thủ đô, đưa năng suất chất lượng lao động của Hà Nội đứng đầu cả nước.
Các cấp Công đoàn cũng phải chú trọng đổi mới nội dung, hình thức tổ chức các phong trào thi đua hướng về cơ sở, quan tâm đến cán bộ Công đoàn cơ sở, tập thể và người lao động trực tiếp ở cơ sở; lấy cơ sở là địa bàn hoạt động chủ yếu, lấy người lao động là đối tượng phục vụ.
Trước mắt, đồng chí Nguyễn Thị Tuyến yêu cầu tổ chức tốt các phong trào thi đua tiếp tục thực hiện thắng lợi Nghị quyết Đại hội Đảng các cấp, Nghị quyết Đại hội XVII Công đoàn Thủ đô và Đại hội XIII Công đoàn Việt Nam; phấn đấu thực hiện có hiệu quả các chương trình công tác lớn của Thành ủy bằng những việc làm cụ thể. Mỗi đoàn viên công đoàn tích cực tham gia xây dựng nếp sống văn minh nơi công sở, nhà máy, xí nghiệp, trường học, bệnh viện... gắn với thực hiện học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh và phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa”; đồng thời thực hiện tốt các hoạt động xã hội, nhân đạo, từ thiện.
Là một trong những cá nhân chia sẻ kinh nghiệm tại chương trình, bà Nguyễn Thị Thanh - Chủ tịch Công đoàn ngành Xây dựng Hà Nội cho rằng, trước hết, Công đoàn phải bám sát sự lãnh đạo, chỉ đạo, hướng dẫn của Công đoàn cấp trên cũng như sự lãnh đạo, chỉ đạo của cấp ủy cùng cấp, phối hợp chặt chẽ với các ban, ngành, đoàn thể cùng cấp trong tổ chức triển khai các hoạt động. Cùng đó, tổ chức Công đoàn phải phát huy trí tuệ, tinh thần dân chủ trong triển khai các hoạt động.
Quan trọng nhất, theo bà Nguyễn Thị Thanh, là Công đoàn cấp trên cơ sở phải hướng về cơ sở, lấy đoàn viên, người lao động làm trung tâm của mọi hoạt động bởi Công đoàn cơ sở là nơi gần với đoàn viên nhất, nơi nắm rõ được tâm tư, nguyện vọng, mong muốn của đoàn viên, người lao động, qua đó mới có thể chăm lo tốt được cho họ.
Cũng trong sáng 18-7, LĐLĐ thành phố Hà Nội đã khai mạc trưng bày ảnh “Công đoàn Hà Nội tham gia xây dựng Thủ đô Văn hiến - Văn minh - Hiện đại”.
Trong chương trình, hơn 100 bức ảnh trưng bày được Ban tổ chức chia ra làm 6 cụm hình ảnh với các nội dung: Bác Hồ với tổ chức Công đoàn và công nhân lao động Thủ đô; Lãnh đạo Đảng, Nhà nước và thành phố Hà Nội với Công đoàn, đoàn viên, công nhân lao động Thủ đô; Hoạt động và công tác chăm lo của các cấp Công đoàn Thủ đô với đoàn viên, người lao động; Hội thi thợ giỏi, luyện tay nghề và các phong trào thi đua của các cấp Công đoàn thành phố Hà Nội; Phát huy truyền thống vẻ vang, công nhân, viên chức, người lao động, đoàn viên Công đoàn Thủ đô hăng say lao động, sản xuất góp phần xây dựng Thủ đô ngày càng phát triển; Tự hào Thủ đô Hà Nội hôm nay…
Nhận xét
Đăng nhận xét