Hôm nay ngày 29/7/2024 thứ hai,
Hôm nay ngày 29/7/2024 thứ hai, KỊ NHẬT CỤ VŨ THỊ BÉ đã sử dụng máy A13 đăng lên mạng xã hội để ghi nhớ, thời tiết 26-29 độ, độ ẩm 86%.Vào 4:45 đi tập thể dục qua cuối ngách 25/3 lê Lợi qua quán cháo lòng Tùng-Oanh tập các bài hỗn hợp tại vườn hoa Vạn Xuân rồi qua phố Lê Lợi về khi chưa đến 6h. Sau khi ăn sáng tôi sang nhà Hải sắt uống trà NHƯ THƯỜNG LỆ CÙNG ÔNG NGỌC, HÌNH, bố Thao đưa Kiên đi học & đón lúc 10h có chị Vy đi cùng, lúc 15h Kiên ngủ dậy làm toán & đọc mấy bài đồng dao. Đã gặp cô Hồng nhà 26/40/3 đề nghị thu dọn đống phế liệu sau khi xây xong nhà mới. Chiều nay trời Sơn Tây lại có dấu hiệu mưa rào THEO KTTV THÌ MƯA LỚN. BÁC THAO LẠI THAY VÒI SEN TẮM TẦNG HAI. Hai chị em dùng SONI & A13 để giải trí chiều nay. THEO CÔ GIÁO HOÀNG HOA BẮC CHO BIẾT THÌ SÁNG(THỨ SÁU)NGÀY 02/8/2024 CÁC TÂN HỌC SINH LỚP 1 TỰU TRƯỜNG NHẬN LỚP CỦA TRƯỜNG TIỂU HỌC LÊ LỢI, TRƯỚC ĐÓ ĐẦU THÁNG 7 BỐ MẸ VŨ HOÀNG KIÊN ĐÃ ĐĂNG KÍ NHẬP HỌC BẰNG HÌNH THỨC TRỰC TUYẾN Địa chỉ: Số 15A Ngõ 1, Phạm Ngũ Lão, Phường Lê Lợi, Thị xã Sơn Tây, Thành phố Hà Nội. Chiều nay Kiên cùng bạn Ổi, bà Lý chơi nước & các con vật đến khi bà nội về nấu cơm lại vào xem YouTube. Tối nay 19:30 BCTMT tổ dân phố họp bàn HƯƠNG ƯỚC TỔ DÂN PHỐ & NHÂN SỰ TỔ AN NINH BẢO VỆ CỦA TỔ tại NVH.
Giá cả biến động ra sao sau 1 tháng tăng lương?
VTV.vn - Tháng đầu tiên mức lương cơ sở được điều chỉnh tăng 30%, đã có tác động nhất định đến Chỉ số giá tiêu dùng (CPI).
10 nhóm hàng đẩy CPI tháng 7 tăng
Theo Tổng cục Thống kê, việc giá xăng dầu trong nước tăng theo giá thế giới, nhu cầu sử dụng điện sinh hoạt tăng và mức đóng bảo hiểm y tế được điều chỉnh theo mức lương cơ sở mới là những nguyên nhân chính làm CPI tháng 7 tăng 0,48% so với tháng trước.
10 nhóm hàng hóa và dịch vụ có chỉ số giá tăng; riêng nhóm bưu chính, viễn thông ổn định giá. Cụ thể, nhóm hàng hóa và dịch vụ khác tăng mạnh nhất 3,77% chủ yếu do giá bảo hiểm y tế tăng 28,45% khi mức lương cơ sở được điều chỉnh từ 1,8 triệu đồng/tháng lên 2,34 triệu đồng/tháng.
Kế tiếp đó, đứng thứ 2, nhóm giao thông tăng 1,45% (làm cho CPI chung tăng 0,14%), chủ yếu do: giá dầu, giá xăng trong nước tăng do ảnh hưởng của các đợt điều chỉnh giá trong tháng. Giá vận tải hành khách bằng đường hàng không tăng 20,44%; đường sắt tăng 4,4%...do nhu cầu đi lại trong dịp hè tăng.
Nhóm nhà ở, điện nước, chất đốt và vật liệu xây dựng tăng 0,5%. Trong đó, giá điện sinh hoạt tăng 1,39%; nước sinh hoạt tăng 0,22%. Theo Tổng cục Thống kê, chỉ số giá điện, nước sinh hoạt tháng 7/2024 phản ánh biến động trễ một tháng so với các mặt hàng khác do được tính dựa trên doanh thu và sản lượng tiêu dùng của tháng 6.
Các nhóm hàng ăn và dịch vụ ăn uống; văn hóa, giải trí và du lịch; thuốc và dịch vụ y tế; đồ uống và thuốc lá; thiết bị và đồ dùng gia đình; may mặc, mũ nón và giày dép; giáo dục tăng nhẹ...
Như vậy, theo đánh giá của Tổng cục Thống kê, những nguyên nhân chủ yếu làm chỉ số giá tiêu dùng (CPI) tháng 7/2024 tăng so với tháng trước là do giá xăng dầu trong nước tăng theo giá thế giới, nhu cầu sử dụng điện sinh hoạt tăng và mức đóng bảo hiểm y tế được điều chỉnh theo mức lương cơ sở mới.
Lạm phát tăng nhẹ
Lạm phát cơ bản tháng 7 tăng 0,36% so với tháng trước, tăng 2,61% so với cùng kỳ năm trước. Bình quân 7 tháng, lạm phát cơ bản tăng 2,73% so với cùng kỳ năm 2023, thấp hơn mức CPI bình quân chung (tăng 4,12%).
Việt Nam được dự báo ghi nhận lạm phát 3,4% năm 2024. Con số này thấp hơn mức lạm phát mục tiêu đã được Quốc hội thông qua cho năm nay là từ 4%-4,5%.
Nguyên nhân chủ yếu do giá lương thực, thực phẩm, điện sinh hoạt, dịch vụ giáo dục, dịch vụ y tế và xăng dầu là yếu tố tác động làm tăng CPI nhưng thuộc nhóm hàng được loại trừ trong danh mục tính lạm phát cơ bản.
Về giá vàng, tính đến ngày 24/7/2024, bình quân giá vàng thế giới ở mức 2.383,17 USD/ounce, tăng 1,49% so với tháng 6/2024. Giá vàng thế giới tăng khi các nhà đầu tư dự đoán Cục Dự trữ liên bang Mỹ (FED) sẽ cắt giảm lãi suất trong tháng 9/2024, cùng với đó rủi ro xung đột địa chính trị trên thế giới cũng làm tăng nhu cầu tích trữ vàng.
Trong nước, chỉ số giá vàng tháng 7/2024 giảm 0,12% so với tháng trước; tăng 18,11% so với tháng 12/2023; tăng 29,39% so với cùng kỳ năm trước. Bình quân 7 tháng năm 2024, chỉ số giá vàng tăng 24,77%.
Tính đến ngày 24/7/2024, chỉ số đô la Mỹ trên thị trường quốc tế đạt mức 104,61 điểm, giảm 0,24% so với tháng trước.
Trong nước, giá đô la Mỹ bình quân trên thị trường tự do dao động quanh mức 25.463 VND/USD. Chỉ số giá đô la Mỹ tháng 7/2024 tăng 0,05% so với tháng trước; tăng 4,22% so với tháng 12/2023; tăng 7,14% so với cùng kỳ năm trước. Bình quân 7 tháng năm 2024 tăng 5,85%.
Theo các chuyên gia kinh tế, so sánh với một số chỉ tiêu kinh tế và kết quả thực tế vừa công bố trong 7 tháng đầu năm, thời gian tới, có thể Ngân hàng Nhà nước (NHNN) tiếp tục quay lại mục tiêu ban đầu đó là kiểm soát tỷ giá, kiềm chế lạm phát.
Được biết, từ đầu năm đến nay, NHNN đã bán khoảng 6,5 tỷ USD. Bên cạnh dó, thông qua các ngân hàng thương mại và các công ty vàng, NHNN đã bán ra khoảng 5 tấn vàng (có giá trị khoảng 420 triệu USD tại thời điểm) để thu hẹp khoảng cách giữa giá vàng trong nước và quốc tế, ngăn chặn hoạt động giao dịch trái phép.
Đáng chú ý, trong thời gian tới, NHNN sẽ tiếp tục tìm hiểu về thị trường tiền điện tử, nơi đang thu hút số lượng tiền đáng kể đến từ các nhà đầu tư Việt Nam.
Doanh nghiệp nỗ lực tiết giảm chi phí, ổn định giá cả
Thời gian qua, Chính phủ cùng các bộ, ngành đã có nhiều giải pháp để đảm bảo ổn định cung - cầu. Theo Vụ Thị trường trong nước (Bộ Công thương), ngay từ khi có thông tin tăng lương cơ sở, ngành Công thương đã có phương án chuẩn bị, thực hiện các biện pháp để hạn chế tác động tiêu cực đến thị trường; bám sát thị trường, nắm bắt diễn biến giá cả một số mặt hàng thiết yếu có tác động lớn; xử lý nghiêm các hành vi vi phạm pháp luật về giá theo quy định. Đặc biệt, hỗ trợ và khuyến khích doanh nghiệp bình ổn thị trường luôn trong trạng thái sẵn sàng bổ sung thiếu hụt cục bộ, đảm bảo thông suốt hoạt động cung ứng, lưu thông, phân phối hàng hóa…trong mọi tình huống.
Song song với đó, Bộ Công thương sẽ tiếp tục đẩy nhanh việc rà soát, sửa đổi, xây dựng và hoàn thiện một số văn bản quy phạm pháp luật phục vụ công tác quản lý nhà nước trong lĩnh vực thị trường trong nước bảo đảm phù hợp với tình hình thực tiễn, phục vụ hiệu quả cho công tác điều hành kinh tế vĩ mô và hoạt động mua bán, trao đổi hàng hóa của người dân và doanh nghiệp.
Trên thực tế, nhiều doanh nghiệp đang cố gắng giữ giá bằng cách cắt giảm chi phí, tìm các giải pháp trong quy trình sản xuất để giảm tối thiểu chi phí trong điều kiện chi phí đầu vào tăng. Thống qua đó, nỗ lực giữ ổn định mặt bằng giá cả sản phẩm, hàng hóa.
Bên cạnh đó, nhiều doanh nghiệp đã mở thêm kênh phân phối cùng những chương trình bán hàng lưu động, các điểm bán hàng bình ổn thị trường...
Còn theo thông tin từ Cục Quản lý giá, để ổn định giá cả thị trường từ nay tới cuối năm, Bộ Tài chính với vai trò là cơ quan thường trực Ban Chỉ đạo điều hành giá sẽ tiếp tục phối hợp với các bộ, ngành để tham mưu với Thủ tướng Chính phủ, Phó Thủ tướng Chính phủ - Trưởng Ban Chỉ đạo điều hành giá của Thủ tướng Chính phủ các giải pháp, biện pháp chủ động ứng phó với những thách thức trong công tác điều hành giá thời gian tới để đảm bảo kiểm soát lạm phát theo mục tiêu, bình ổn giá đi kèm ổn định kinh tế vĩ mô…/.
Nhận xét
Đăng nhận xét