19/12/15 LÊN YÊN KỲ
Ngày 19/12/15 thứ bảy có 3 thợ xây trát tường
mặt tầng 2, hai thợ điện lắp xong thiết bị điện nước WC tầng 2, đoàn họ Phùng
32 người 9h lên đến Yên Kỳ việc cải táng được tốt đẹp trong thời tiết tốt không
mưa, rét nhẹ đến 12:30 về Hoa Sữa ăn trưa, bác Lân vào thăm nhà cụ Tư đang xây.
Bình nóng lạnh lại không nóng, vào nhờ Hòa mai kiểm tra; 20h ra bác Mỹ mừng đám
hỏi chị Cẩm Linh, trưa mai cưới con ông Nguyễn Như Hải ở Lâm Ký.
Quất Tứ Liên sẽ rất đẹp đón Tết
Dân trí Cùng với đào Nhật Tân, người trồng quất Tứ Liên (quận Tây Hồ) cũng đang hối hả chuẩn bị cho vụ Tết. Các vườn quất bắt đầu ngả dần sang màu vàng, bên những chùm quả trĩu trịt là bóng người lao động lúi húi chăm chút toát lên nhịp lao động hối hả.
>> Hoa đào đã nở ở vườn đào Nhật Tân
Người Tứ Liên nhận định năm nay thời tiết thuận lợi, cây quả phát triển đúng ý và không còn cảnh hàng trăm cây quất chết vì thối rễ, phải nhổ bỏ như năm ngoái.
Nguyên nhân quất thối rễ, vàng lá thì có nhiều như thời tiết, đất ô nhiễm, giống không tốt, song người Tứ Liên cũng không không loại trừ khả năng phân bón và thuốc trừ sâu bị mua phải loại kém phẩm chất, hoặc hàng giả.
Nhiều người trồng quất lâu năm nhận định thời tiết ngày càng biến đổi thất thường, khó đoán trước nhưng cũng may cây quất thì không sợ nóng lạnh, chỉ lo mưa nhiều gây thối rễ. Dù năm nay được cho là thuận lợi nhưng rất nhiều vườn quất cũng phải đợi đến lần ra hoa thứ 3 mới được. Trong ảnh là vợ trồng anh chị Linh Hà đang buộc cành cho những cây quất của mình.
Bây giờ là thời điểm người trồng quất buộc cành định vị hình dáng cho khi quả đã ra nhiều, đây là công việc mất rất nhiều thời gian và cũng có giá thuê nhân công rất cao.
Để tránh vàng lá rụng quả, người ta phải phun phèn chống sương cho cây quất. Đa số người Tứ Liên mua quất giống ở Văn Giang (Hưng Yên) về trồng.
Những cây quất hiện tại vẫn còn khá nhiều quả xanh, nhưng chỉ trong khoảng một tháng nữa quất sẽ chín rộ trông rất đẹp.
Những cành héo, xấu sẽ bị chặt bỏ ngay để cây tiếp tục dồn chất dinh dưỡng cho phần còn lại. Việc ra quả đúng kỳ và chín đều phụ thuộc rất nhiều vào lúc đảo gốc, ép héo. Công việc éo héo theo người Tứ Liên rất quan trọng, phải làm đồng thời với khi đảo gốc trong thời gian tháng Tư âm lịch khi mang cây giống về trồng.
Chị Linh Hà đa chăm sóc bên luống quất của gia đình, bên những gốc cây được che chắn cẩn thận để tránh bị mưa. Gia đình chị không có đất canh tác ở Tứ Liên, nhà chị phải thuê 2,5 sào với giá 15 triệu/sào/năm để trồng quất. Chị than thở phân bón và thuốc trừ sâu mua toàn loại tốt nhưng cây vẫn bị bệnh, mất mùa người dân tự phải chịu, không biết có cơ quan nào đứng ra kiểm định chất lượng phân bón thuốc trừ sâu cho người dân đỡ khổ.
Khoảng ba năm trở lại đây, Tứ Liên bắt đầu phát triển loại hình mới mà họ gọi là quất bon sai. Những cây này chăm trồng phức tạp và tốn thời gian nhưng bù lại bán được giá cao.
Chị Nguyễn Thị Oanh đang chăm những cây quất bon sai cùng hai con nhỏ ở Tứ Liên. Gia đình chị quê ở Văn Giang (Hưng Yên) lên đây thuê đất trồng quất và trồng rau được 16 năm nay.
Một vườn quất bon sai rất đẹp của anh Xuân Lộc, anh và một người nữa hai người đầu tiên mang loại hình này về trồng và bán ở Tứ Liên.
Những cây quất bon sai thế đẹp chưa phải là tất cả, anh Lộc cho biết những cây được khách hàng ưa thích và có giá cao phải bao gồm cả thế, quả, lá, vẻ sung mãn sức của cây và nhiều yếu tố ngoại hình về sự may mắn.
Những lọ quất bon sai thế này có giá bán hàng triệu đồng.
Bắt đầu có khách hàng đến vườn quất Tứ Liên xem cây, đặt hàng.
Hữu Nghị
Sống giữa Thủ đô, một gia đình 6 năm không đi chợ
| 4 giờ trước 0 bình luận
Phải đến gần 6 năm nay, có một gia đình sống giữa Thủ đô Hà Nội không đi chợ mua thực phẩm. Gia đình anh cực kỳ hạn chế việc đi ăn uống tại các nhà hàng hay quán xávì lo ngại thực phẩm bẩn.
Đó là câu chuyện của gia đình anh Nguyễn Văn Xuân ở Đống Đa (Hà Nội).
Anh Xuân kể, vào thời điểm 2010, những thông tin về lợn ăn chất cấm, rau phun thuốc trừ sâu xuất hiện. Người dân Hà Nội bắt đầu tìm nguồn thực phẩm sạch cho gia đình, trong đó có nhà anh Xuân.
Trong quá trình tìm kiếm, anh phải lặn lội lên tận Hòa Bình, đi khắp các bản làng để tìm mua những con lợn dân bản nuôi nhờ giết thịt rồi đem về Hà Nội, đồng thời bắt đầu sự nghiệp kinh doanh buôn bán thực phẩm sạch của mình.
Nhiều gia đình ở Hà Nội không dám đi chợ vì sợ mua phải thực phẩm độc hại |
Khi kinh doanh thực phẩm sạch, ngoài tìm nguồn thịt sạch, anh qua vùng rau sạch ở Đông Anh để khảo sát và mua hàng. Nhưng đến nơi, anh phát hoảng bởi người dân trồng cả mẫu rau sạch bán mà mỗi nhà vẫn chừa ra một luống riêng để gia đình ăn.
“Thấy vậy, tôi băn khoăn tự hỏi, rằng rau sạch mà họ sản xuất để bán ra thị trường với rau họ làm cho gia đình ăn có gì khác nhau? Loại rau bán ra thị trường độc hại như thế nào mà những người nông dân trồng rau sạch lại phải chừa ra một luống riêng như vậy?”.
Ngay cả mặt hàng thịt lợn bản anh kinh doanh cũng vậy, chỉ được thời gian đầu là thịt ngon, sạch, càng về sau thịt càng kém chất lượng do nguồn cung cạn kiệt. Người dân bắt đầu trà trộn, đánh tráo hàng rồi gửi về Hà Nội cho anh bán. Kết quả, anh đã phải trả lại vì thịt không đạt chuẩn sạch như anh yêu cầu.
Trong khi đó, thông tin về rau chiều phun thuốc trừ sâu sáng mai đã cắt bán, lợn cho ăn chất tăng trọng tạo nạc, tiêm thuốc ăn thần, thịt bò bơm nước, gà thì nhuộm chất cho vàng da rồi cả đến hoa quả cũng dùng thuốc ủ chín siêu tốc... ngày một nhiều hơn. Thế nên, sau một thời gian, anh dừng việc kinh doanh thực phẩm sạch vì không có nguồn cung. Ngay cả lợn bản hầu như đã cạn kiệt, anh chỉ giữ lại 1-2 mối để đặt mua.
Để có nguồn thực phẩm sạch, họ phải tìm mua thực phẩm do người thân ở quê nuôi trồng |
Anh Xuân chia sẻ, trong quá trình kinh doanh thực phẩm sạch, anh rút ra cho bản thân mình khá nhiều kinh nghiệm để có thể phân biệt được rau nào ngon hay không ngon, miếng thịt nào sạch hay không sạch.
Thế nên, khoảng 5-6 năm nay, gia đình anh đã bỏ, không đi chợ nữa. Thay vào đó, anh tìm mua nguồn thực phẩm sạch của người thân, họ hàng ở quê. Đến nay, hầu như tất cả mọi thứ từ thịt rau, trứng cá cho đến củ hành, củ tỏi đều được mang từ quê ra.
“Mới đây, tôi có ra chợ xem tình hình buôn bán ra sao. Kết quả, tôi thấy đúng là ở chợ không có thì gì đáng để mua cả bởi chất lượng thực phẩm bán ở chợ ngày càng tệ”, anh Xuân nói.
Anh Xuân chia sẻ, khi biết vậy, nhiều người nói không nhất thiết phải làm thế, nếu không mua ở chợ thì có thể vào siêu thị, Hà Nội thiếu gì thức ngon sạch. Song, anh nghĩ, sức khỏe gia đình là điều quan trọng, ăn để sống chứ không phải ăn để chết nên nguồn thực phẩm của gia đình ăn phải được đảm bảo sạch.
Anh cũng cho rằng, chẳng ai có thể đảm bảo thực phẩm ở các siêu thị đều là hàng sạch.
Minh chứng rõ nhất là gần đây, đã có một vài siêu thị lớn bị phát hiện bán rau không an toàn được đóng mác rau an toàn, mà nguyên nhân chính là do họ không kiểm soát được nguồn cung.
“Cơ thể tôi cực kỳ nhạy cảm, chỉ cần ăn rau hay bất cứ cái gì mà 'bẩn' là biết tay ngay”, anh cho hay. Chính vì vậy, gia đình anh cũng cực kỳ hạn chế việc ăn uống bên ngoài. Mỗi lần đi ăn nhà hàng, anh đều phải xách kèm rau thịt đến để họ chế biến rồi trả công, không thì phải tìm được những quán cực kỳ tin cậy.
Như Băng
Nguồn bài viết:
Nhận xét
Đăng nhận xét