Thăm đền Và - nơi thờ Tản Viên Sơn Thánh ngày 15/12/15
- Nhận đường liên kết
- X
- Ứng dụng khác
Ngày 15/12/15 trời rét song không mưa; 8h Thăm đền Và - nơi thờ Tản Viên Sơn Thánh; hôm nay công ty EVN cắt điện lúc
6h để bảo dưỡng các trạm đến 16:00', hôm nay thợ xây nghỉ vào KIM SƠN, thợ điện
dự kiến làm nước cấp & thoát WC tầng hai song không có điện phải nghỉ. Sáng
tiếp cô Hồng - Thọ, chiều tiếp ông Chung TP địa chính cũ. Đã cùng Hòa sơ bộ
thiết kế điện, nước bếp tạm ngoài sân...
Đền Và ở thôn Vân Gia (nguyên đọc theo âm chữ Hán là Vân Già, 雲遮), phường Trung Hưng, thị xã Sơn Tây,Hà Nội, còn gọi là Đông Cung trong hệ thống tứ cung của xứ Đoài (Bắc Cung thuộc xã Tam Hồng, huyện Vĩnh Lạc, Vĩnh Phúc; Nam Cung thuộc xã Tản Lĩnh, Tây Cung thuộc xã Minh Quang, huyện Ba Vì, Hà Nội) thờ thần núi Tản Viên, vị thần đứng đầu trong tứ bất tử của tín ngưỡng dân gian Việt Nam. Đền được Nhà nước Việt Nam xếp hạng là di tích lịch sử văn hoá cấp quốc gia năm 1964.
Thăm đền Và - nơi thờ Tản Viên Sơn Thánh
05/08/2012 - 17:30
Đền Và hay còn gọi là Đông Cung là một cung trong hệ thống tứ cung của xứ Đoài thờ thần núi Tản Viên, vị thần đứng đầu trong tứ bất tử của tín ngưỡng dân gian Việt . Đền toạ lạc trên đồi Và thuộc xã Trung Hưng, thị xã Sơn Tây. Ngày nay, đền Và là một địa điểm tín ngưỡng linh thiêng và cũng là một danh thắng được nhiều người biết tới.
Nghi môn đền Và với hình ảnh lưỡng long chầu nguyệt ẩn mình sau gốc đại già. Phía trước, đôi sư tử đá mới được đưa vào thời gian gần đây nhìn lạc lõng đến vô duyên. Từ hình thức đến vị trí đặt đều không ăn nhập gì với phong cách kiến trúc và cảnh quan của đền.
Toà nhà tiền tế đền Và vắng lặng giữa trưa hè.Nhà tiền tế có kiến trúc 5 gian, để thoáng. Trên các cột trụ treo rất nhiều hoành phi câu đối do nhà nho, danh sĩ các triều đại soạn ra ca ngợi cảnh quan đền và tôn vinh uy linh của Tản Viên Sơn Thánh.
Một cụ từ trông đền ngồi lặng lẽ bên cửa dâng lễ trước hậu cung.
Nghi môn đền nhìn từ phía trong ra. Sát hai bên tả,
hữu nghi môn là gác trống và gác chuông.
Gác chuông đền Và với lối kiến trúc chồng diêm tám mái, mặt hướng vào sân đền, được trang trí theo chủ đề ngũ phúc với hình tượng năm con dơi xoè cánh ôm lấy khuôn cửa sổ tròn.
Gác trống đền Và liền kề nghi môn.
Tháp thiêu hương ở đầu hồi nhà tiền tế,
nơi hoá mã dâng lên thần linh sau khi cúng tế xong.
Những đầu đao trang trí hoa văn mây, rồng cong vút quần tụ dưới trời xanh.
Bức bình phong hai mặt tạo hình hang động phía trước nghi môn. Mặt hướng vào nghi môn đắp hình “long cuốn thuỷ” dưới dạng tứ linh với ẩn ý cầu cho mưa thuận gió hoà, được mùa và có người tài ra giúp dân giúp nước.
Mặt trước bình phong hướng ra ngoài thờ ngũ hổ.Năm ông hổ, năm màu sắc,
trấn giữ các phương, biểu tượng cho sự uy nghiêm muôn đời của đại ngàn.
Ban thờ Cô Chín Thượng Ngàn, người cai quản non ngàn thăm thẳm.
Quần thể đền Và ẩn mình dưới tán rừng lim xum xuê xanh mát.
Bức tường đá ong rêu phong chạy quây quanh quần thể đền Và. Tường được xây hai lớp theo cách thức thượng thu hạ thách, chính giữa lèn đất. Trong dân gian có lưu truyền rằng, đá ong xây tường được lấy ở đồi Vông, thôn Vân Gia, còn gọi là "xóm Rắn" nên có câu thành ngữ "cấu cổ con xà, đè cổ con quy"
Vết thời gian hằn trên những thân cây lim già xung quanh đền.
Cá trê đá. Theo truyền thuyết thì trong một lần đi chơi,Thánh Tản Viên kéo vó bắt được 100 con cá. Thấy trong vó có con cá trê chửa đang quẫy, ngài bèn thả ra sông. Con cá mẹ sau khi sinh nở xong, đem cả chín con cá con về chầu bên đền Đức thánh. Ngày trước ta có thể nhìn thấy cá trê đá mẹ với đàn cá trê đá con. Tuy nhiên hiện nay bầy cá con đã mất, chỉ còn con cá trê mẹ. Xóm nơi có mỏm đá hình cá trê được gọi là xóm Cá Trê, nằm không xa đền Và.
Vài nét sơ lược về đền Và:
Đền Và thuộc thôn Vân Gia, xã Trung Hưng, thị xã Sơn Tây, là một trong bốn cung thờ Thần Núi Ba Vì - Tản Viên Sơn Thánh, Đệ Nhất Phúc Thần trong Tứ bất tử của tâm thức dân gian Việt. Đền tọa lạc trên một gò đất rộng, thấp hình con rùa đang duỗi bốn chân ngóng đầu xuống đầm Vân Mộng, hướng về phía mặt trời mọc. Theo truyền thuyết, đền Và là Hành cung của Tản Viên Sơn Thánh mỗi khi ngài đi tuần thú, du ngoạn. Tính đến nay, đền đã trải qua nhiều lần trùng tu tôn tạo ở các thời kỳ. Trong đó có lần trùng tu lớn vào năm 1884, và gần đây nhất là vào năm 2008. Đềnhiện đang lưu giữ 5 bản thần tích "Tản Viên Sơn Thánh"; 18 đạo sắc phong của các đời vua, 47 đôi câu đối được chạm khắc, viết trên vách cột, trên gỗ và 18 bức hoành phi viết trên gỗ hoặc đá…
Khu vực kiến trúccủa đền rộng khoảng 2.000 m² ẩn dưới tán rừng lim tươi tốt. Quây quanh hai bên và phía sau toàn bộ khu vực đền là bức tường thành bằng đá ong. Dân gian lưu truyền rằng, đá ong xây tường được lấy ở đồi Vông, thôn Vân Gia, còn gọi là "xóm Rắn" nên mới có câu thành ngữ "cấu cổ con xà, đè cổ con quy".
Kiệu “quay” trong lễ hội đền Và
Lễ rước long ngai bài vị "Tam vị Đức Thánh Tản" từ đền Và
qua sông Hồng sang đền Ngự Dội
Quần thể kiến trúc đền Và dàn trải và cân đối theo trục. Phía trước nghi môn là bức bình phong được đắp tạo thành những vòm hang mang dáng vẻ tự nhiên. Mặt ngoài bình phong thờ ngũ hổ ngồi trong động. Mặt sau của động này đắp hình “long cuốn thuỷ” dưới dạng tứ linh với ý nghĩa cầu cho mưa thuận gió hoà, được mùa và có người tài ra giúp dân giúp nước. Từ bình phong, qua một khoảng sân có tường thấp bao quanh là đến "nghi môn" - cổng chính của đền. Tiếp theo nghi môn là một khoảng sân rộng, nằm giữa các toà kiến trúc khép kín. Liền sát và đăng đối hai bên nghi môn là gác chuông và gác trống, rồi đến hai dãy tả mạc, hữu mạc. Phía sau hai gian tả hữu mạc có nhà tạo soạn là nơi nghỉ tạm cho khách hành hương. Nhà tiền tế nằm song song với nghi môn ở phía cuối sân. Đầu hồi nhà tiền tế có tháp thiêu hương để hóa vàng mã sau khi cúng tế xong. Cuối cùng, tiếp giáp nhà tiền tế là hậu cung cócấu trúc hình chữ "công" nơi thờ Đức Quốc Mẫu - thân mẫu Thánh Tản Viên và Tam vị Đức Thánh Tản (gồm Thánh Tản Viên và hai người em con chú là Cao Sơn, Quý Minh).
Lễ hội Đền Và là lễ hội lớn vào bậc nhất xứ Đoài, được tổ chức hai lần trong năm. Hội mùa xuân vào dịp rằm tháng giêng hàng năm (từ ngày 13 đến hết ngày 15), và cứ 3 năm thì tổ chức lớn một lần gọi là hội chính (vào các năm Tý - Mão - Ngọ - Dậu). Tâm điểm của lễ hội là nghi lễ rước long ngai bài vị "Tam vị Đức Thánh Tản" từ đền Và qua sông Hồng sang đền Ngự Dội (xã Vĩnh Linh, huyện Vĩnh Tường, Vĩnh Phúc) là nơi theo truyền thuyết Thánh Tản Viên đã tắm để tế lễ diễn lại sự tích này rồi quay trở lại đền Và..
Lễ hội mùa thu (rằm tháng 9 âm lịch) mở vào ngày 14 tháng 9 (âm lịch) với nghi thức chính là đánh bắt cá ở sông Tích để chọn ra 99 con cá trắng to chế biến thành các món tế Thánh. Việc tế cá xuất phát từ truyền thuyết Thánh Tản Viên dạy dân kéo vó và bắt được 100 con cá, trong đó có một con cá trê đang có mang. Ngài phóng sinh con cá trê đó. Cá mẹ sau này sinh được 9 con, đều hoá đá, đầu chầu về hướng đền Và tạ ơn Đức Thánh đã cứu mạng. Lễ hội này dân gian gọi là lễ hội “đả ngư ”. Một điều đặc biệt là tục lệ xưa ở đền Và qui định cơm ăn, cỗ cúng ở đây không được dùng muối, mà phải ăn nhạt. Khi xơi cơm xong, quan viên uống nước ăn trầu (lá trầu, cau, vỏ) nhưng không được dùng vôi. Vì thế, dân gian có câu: "Hội đền Và trầu không vôi, xôi không muối".
Minh Thư
Cây mai 500 tuổi "siêu độc": Đại gia đổi cả Camry không bán
Phải mất gần 8 năm chầu chực, thuyết phục một người dân tại Huế, anh Phát mới có thể sở hữu cây mai chiếu thủy hội đủ các yếu tố “cổ - độc - lạ”, tuổi thọ gần 500 năm. Có đại gia gạ đổi cả chiếc xe Camry đời mới lấy cây mai này nhưng anh không đồng ý.
Nhiều người trong giới chơi cây tại Huế gần đây rỉ tai nhau về trường hợp cây mai chiếu thủy “siêu độc, lạ” đang được trồng trong khuôn viên một quán café trên đường Trường Chinh (TP. Huế).
Chủ nhân may mắn sở hữu cây cảnh giá bạc tỷ này là anh Lê Hoàn Tấn Phát (40 tuổi, một thành viên của Hội chơi bonsai tại Thừa Thiên - Huế).
Anh Phát nhận xét, mai chiếu thủy này là một cây kiểng cổ lớn và rất hiếm. “Nó hội đủ 3 tiêu chuẩn chung là cổ - kỳ - mỹ. Cây mai chiếu thủy này có chiều cao 3,5m, hoành thân 3,2m với độ rộng của tán lên gần 3m. Theo nhiều dân chơi trong nghề, cây kiểng này có tuổi đời gần 500 năm”.
Cây mai chiếu thủy “siêu độc” được chưng trong sân một quán café trên đường Trường Chinh (TP. Huế)
Tán và cành cây được tạo nhiều thế khác nhau, trong đó nổi bật là thế âm dương, ngũ hành
Anh Phát cũng tiết lộ, để có thể sở hữu một “siêu cây” như vậy, anh đã mất gần 8 năm trời cùng số tiền rất lớn ngày đêm năn nỉ, thuyết phục chủ nhân trước đó bán lại.
Cây mai chiếu thủy độc nhất vô nhị này ban đầu được trồng cạnh đường quê của làng Mỹ Lợi (xã Vinh Mỹ, Phú Lộc, Thừa Thiên - Huế). Khi dân làng làm đường, “siêu cây” được cụ Nguyễn Hiến (75 tuổi, người dân địa phương) thuê người đào về trồng trong vườn và chăm sóc.
“Trong khoảng thời gian từ năm 2004 đến 2011, tôi đã nhiều lần đến vận động, thuyết phục cụ Hiến để được sở hữu cây cảnh siêu độc này, nhưng cụ nhất quyết không bán. Phải đến năm 2012, có lẽ do thấy tôi “mê” cây quá nên cụ mới họp gia đình và quyết định bán” - anh Phát cho biết.
Sau khi hoàn tất thương vụ mua cây cảnh, anh Phát phải thuê hơn 10 lao động cùng xe cẩu, xe tải và người dân địa phương để vận chuyển “con cưng” từ Phú Lộc lên TP. Huế với hành trình hết sức khó khăn.
Cũng vì niềm đam mê với cây mai chiếu thủy độc - lạ này, vị doanh nhân trẻ đã mất ngủ hơn 3 tháng ròng để “ôm”, chăm sóc cây vì sợ... “cây chết thì tiếc lắm”!
Hội đủ các yếu tố “cổ - kỳ - mỹ”, cây mai chiếu thủy này khiến nhiều dân chơi trong nghề ngày đêm thèm muốn được sở hữu
Cận cảnh “siêu cây” mai chiếu thủy độc - lạ nhất xứ Huế
Có đại gia sẵn sàng đổi chiếc Camry đời mới để sở hữu cây cảnh này nhưng chủ nhân không đồng ý
Được biết, sau khi anh Phát đưa cây về trồng và phát triển ổn định, năm 2013, có một vị đại gia tên Lý tại TP.HCM nghe tin cây đẹp đã tìm đến chiêm ngưỡng. Trước vẻ đẹp “khó cưỡng” của cây cảnh “siêu độc” này, vị đại gia đề nghị anh Phát đổi cây lấy một chiếc xe Camry đời mới nhưng vị doanh nhân này nhất mực từ chối.
Anh Phát cho rằng, trong giới chơi cây cảnh vẫn thường có câu “đam mê không bán trừ khi được giá”. “Đam mê phải gắn liền với kinh tế... ” rồi anh cười lớn.
Chia sẻ về niềm đam mê chơi cây cảnh của mình, anh Phát cho hay, để phát triển được một vườn bonsai đẹp, người chơi phải đảm bảo có đủ hai yếu tố: đam mê và tài chính. Trong đó, sự đam mê của bản thân là yếu tố rất lớn quyết định đến thành công hay thất bại của người chơi.
“Chơi bonsai nói riêng, cây cảnh nói chung người ta vẫn hay nói đến việc tạo dáng. Dáng cây cảnh thể hiện một phần tính cách của người chơi cây.
Để có được những cây bonsai đạt đến trình độ cao về mỹ thuật, người chơi thường tạo tác các cây cảnh theo nhiều dáng khác nhau như văn nhân (thanh thoát), dáng đổ, dáng trực,... Từ những dáng này, họ sẽ tạo ra các thế cây phù hợp như thế mẫu tử, thế huynh đệ, thế phu thê” - anh Phát chia sẻ.
Theo Quang Thành
Vietnamnet
Vietnamnet
- Nhận đường liên kết
- X
- Ứng dụng khác
Nhận xét
Đăng nhận xét