TẾT HÀN THỰC mùng ba tháng ba, ngày 09/4/2016 thứ bảy

Ngày 09/4/2016 đêm có mưa rào, ngày nắng 330C. Ra CA hộ khẩu lấy kết quả cải sửa ngày sinh, thời gian trên 1 tháng, lệ phí 50$, sang bên CMT-TCCCD, tiếp tục các thủ tục như đơn, sao phần sửa ngày sinh, bản sao giấy khai sinh, bản khai thẻ căn cước công dân từ 8h-10h mới hoàn thành giấy hẹn U1 Vũ Đỗ Mười ký. Bà Nghĩ nhắc làm cổng không để chó ra ngoài, đã chặn 2 tấm polo xi măng; Hải điện dạo này ít việc các chiều Hải đi đón Hải Minh; 14:30 ra UBND phường Lê Lợi nộp tiền điện 3 hộ Hồng - Năng- Sơn > 600$, qua nhà Hải cắt điện theo lịch, Chính lấy thêm 1 xe gạch, qua Sơn Ca được 06/50k. Hà vợ Chu Hoàng Minh 18h lại chơi sau khi lên K2 về....

hứ Bảy, 12:02  09/04/2016
Kiểu đọc sách

Mưa gió, người Hà Nội vẫn xếp hàng dài mua bánh trôi, bánh chay

0

Sáng nay (3/3 âm lịch) tại các cửa hàng bánh trôi bánh chay ở Hà Nội đều tấp nập người mua. Tại các chợ, các con phố đều rộn ràng không khí của ngày Tết hàn thực.

Mưa gió, người Hà Nội vẫn xếp hàng dài mua bánh trôi, bánh chay
Đặc biệt là tại những cửa hàng có tiếng, người dân xếp hàng dài, chờ nửa tiếng đồng hồ để mua bằng được bánh trôi, bánh chay ngon, truyền thống trong ngày Tết hàn thực.
Tại cửa hàng bánh trên phố Ngô Thì Nhậm, chị Đỗ Phương ở Hào Nam cho biết, Tết hàn thực năm nào nhà chị cũng mua bánh ở đây nên sáng nay mặc dù trời mưa to nhưng chị vẫn đội mưa để đi. Khoảng 7h hơn, khi trời tạnh mưa lượng người đổ về đây lại càng đông hơn.
Không chỉ đông người xếp hàng mà mỗi người đến đây đều mua với số lượng lớn, trung bình từ 3 đến 9 bát.
Tại các chợ cũng nhộn nhịp không khí của ngày Tết hàn thực. Tại chợ Bách Khoa, chợ Hôm… có gần chục quầy bánh. Bình thường những người kinh doanh này bán thịt, bán hoa quả nhưng hôm nay cũng chuyển sang bán bánh để phục vụ nhu cầu tăng cao của người dân.
Năm nay Tết Hàn thực trùng vào thứ 7 nên nhiều người cũng chọn cách mua các nguyên liệu như bột, đường, đậu để về tự tay làm bánh, nhiều chợ có các quầy chuyên bán bột nhào sẵn, đậu nhuyễn, đường phên phục vụ khách mua về tự làm.
Một số hình ảnh trong ngày Tết hàn thực năm nay

Người Hà Nội xếp hàng từ sáng sớm để mua bánh
Người Hà Nội xếp hàng từ sáng sớm để mua bánh

Có nhiều người đợi gần nửa tiếng mới tới lượt mua bánh
Có nhiều người đợi gần nửa tiếng mới tới lượt mua bánh

Khách đợi mua bánh tại quán chè nổi tiếng trên phố Ngô Thì Nhậm
Khách đợi mua bánh tại quán chè nổi tiếng trên phố Ngô Thì Nhậm

Các quầy hàng bánh trôi trên phố cũng nườm nượp khách mua
Các quầy hàng bánh trôi trên phố cũng nườm nượp khách mua

Nhiều người cũng chọn cách mua nguyên liệu về tự làm
Nhiều người cũng chọn cách mua nguyên liệu về tự làm

Không khí Tết hàn thực nhộn nhịp tại các chợ
Không khí Tết hàn thực nhộn nhịp tại các chợ

Nhiều người bán hoa quả, bán thịt lợn...cũng chuyển sang bán bánh trôi, bánh chay trong sáng nay
Nhiều người bán hoa quả, bán thịt lợn...cũng chuyển sang bán bánh trôi, bánh chay trong sáng nay

Bánh trôi, bánh chay là sản phẩm đặc trưng của ngày Tết hàn thực
Bánh trôi, bánh chay là sản phẩm đặc trưng của ngày Tết hàn thực
Theo Diệu Thùy
Infonet
Thứ Bảy, 19:35  09/04/2016
Kiểu đọc sách

Khoảnh khắc độc đáo về Việt Nam những năm 80

1

Khách xem triển lãm thấy mình như được dạo chơi dọc đất nước hình chữ S, chiêm ngưỡng vẻ đẹp đất nước con người Việt Nam hơn 30 năm về trước qua những bức ảnh chụp phim màu.

Khoảnh khắc độc đáo về Việt Nam những năm 80
Tối 8/4, triển lãm ảnh "Việt Nam những năm 80" của nhà báo người Pháp, Michel Blanchard mở cửa đón khách tham quan tại Trung tâm văn hoá Pháp L’Espace (số 24 phố Tràng Tiền, Hà Nội).
Nhà báo tự do Michel Blanchard sinh ngày 31/12/1949 tại Angouleme (Pháp), Nguyên trưởng đại diện Văn phòng Thông tấn Pháp (AFP) tại Hà Nội (phạm vi 3 nước Việt Nam, Lào, Campuchia – 1981-1983), phụ trách chuyên mục Du lịch, viết bài trong mục Quốc tế, Ngoại giao, phụ trách khu vực châu Á - Thái Bình Dương của Thông tấn xã Pháp (1976-2006).
Là một nhà báo không chuyên về ảnh, Michel Blanchard luôn mang theo máy ảnh khi đi làm phóng sự và đã có dịp đi dọc đất nước từ Bắc vào Nam, từ Lạng Sơn, đến TP HCM vào thời kỳ trước khi Việt Nam mở cửa đón khách du lịch. Ảnh chụp Vịnh Hạ Long năm 1983.
Từ những chuyến đi này, ông phát hiện ra một Việt Nam bí ẩn, một Việt Nam mộc mạc nguyên vẹn, đang chuyển mình phát triển từng ngày sau chiến tranh.
Con chiên dự Hiệp Lễ ở nhà thờ Phát Diệm, Ninh Bình năm 1983.
Trong khoảng thời gian sống và làm việc ở Hà Nội, những dịp rảnh rỗi vào cuối tuần và ngày lễ, tác giả thường dạo chơi bằng xe đạp trên khắp các con phố để chụp ảnh phố phường. Khi đó, thời sự, thông tin không còn là thứ được ưu tiên, mà là cuộc sống thường nhật của một thủ đô những năm sau hoà bình.
Chợ hoa ngày Tết, Hà Nội năm 1983.
Em Phong nghịch nước trong khi tắm trên phố Phùng Khắc Khoan hè năm 1983.
Phố Đường Thành một ngày mùa đông năm 1984. Đây là con phố gắn bó nhiều kỷ niệm nhất với nhà báo Michel Blanchard, nơi ông sinh sống vào thời điểm đó.
Cà phê vỉa hè chợ Hôm, Hà Nội.
Trẻ em chơi trong Bảo tàng Điện Biên Phủ năm 1983.
Hai cha con ăn bánh chưng bên hồ Hoàn Kiếm năm 1982.
Trẻ em vui chơi tại quảng trường Lam Sơn, TP HCM năm 1983.
Sông Sài Gòn phía trước khách sạn Majestic năm 1983.
Những người thợ cắt tóc trên phố năm 1983.
Đây giống như cuộc du ngoạn qua góc nhìn bằng ảnh màu của một khách du lịch có cơ hội khám phá dọc đất nước hình chữ S, yêu vẻ đẹp con người và thiên nhiên Việt Nam hơn là của một nhà báo quốc tế. Triển lãm mở cửa đón khách tại Hà Nội từ ngày 8-30/4 và tại TP HCM từ ngày 11/5.
Theo Tiến Tuấn

Nhận xét

Bài đăng phổ biến từ blog này

Hôm nay ngày 13/7/2024 thứ bảy

Hôm nay ngày 11 tháng 8 năm 2024 Chúa nhật

Hôm nay ngày 06/7/2024 thứ bảy