NGÀY THỨ BẢY 02/7/16
Ngày 02/7/2016 thứ bảy dự
báo Sơn Tây nhiều mây với 27-320C có
sấm chớp rải rác
& mưa rào. 17:30’ mưa lớn nên Hà Vi không về thăm ông bà nội được; mừng
sinh nhật của Lê Hùng nhà Lâm – Đường
Omega - "trọng tài thời gian" tuyệt đối cho Olympics
| 02/07/2016 19:54
Được sử dụng là thương hiệu đo đếm thời gian chủ yếu trong thế vận hội Olympics, Omega góp mặt vào mọi ngóc ngách và trở thành giám khảo thời gian tuyệt đối cho thế vận hội này.
Trong không khí rộn ràng, khi cả Thế giới đang háo hức chờ mong Thế vận hội mùa hèOlympics tổ chức tại Thành phố Rio de Janeiro, tiếng tích tắc của những chiếc đồng hồ Omega vẫn từng giây miệt mài với thời gian.
Có lẽ đây cũng là thời điểm thích hợp để cùng nhìn lại những chặng đường phát triển của những thiết bị đếm giờ thương hiệu Omega và sự đóng góp của nó trong cuộc cách mạng hóa hiệu suất của các vận động viên và giúp xác định chính xác ai sẽ là người đứng trên bục vinh quang.
Khi các vận động viên Olympic ngày càng mạnh mẽ hơn và tốc độ cũng ngày càng nhanh hơn, chiến thắng của họ nhiều khi chỉ được định đoạt bằng một phần nghìn giây ngắn ngủi mà với mắt thường con người khó có thể phát hiện ra được.
Các thiết bị đếm giờ đã đi đường một chẳng đường khá dài kể từ khi chiếc đồng hồ Omega đầu tiên tham dự Olympics tổ chức vào năm 1932 tại Los Angeles, nơi mà hãng đồng hồ Thụy Sĩ này đã tài trợ 30 chiếc đồng hồ quả quýt (chronograph) với độ chính xác vô cùng lớn và một thiết bị bấm giờ để vận hành chúng. Chiếc đồng hồ Omega Chronograph này có khả năng đo tới 1/10th của giây, giúp xác lập cho 17 kỷ lục thế giới mới trong Thế vận hội Olympics 1932 và khởi đầu cho một kỷ nguyên mới trong lĩnh vực thể thao - kỷ nguyên của sự chính xác!
Vẫn góp mặt trong thế vận hội Olympics 2016 tổ chức tại Rio de Janeiro lần này, hãng Omega chuẩn bị vẩn chuyển 450 tấn thiết bị chấm giờ, 200km dây cáp và 480 máy bấm giờ.
Hãy cùng điểm lại những cải tiến đột phá của Omega đã thay đổi bức tranh toàn cảnh của các cuộc đua thể thao trong hành trình phát triển của thương hiệu đình đám này.
Chạy nước rút 100 mét là một trong những cuộc đua phổ biến và quan trọng nhất trong Thế vận hội Olympics. Vận động viên nam chạy nhanh nhất hiện được ghi nhận là vận động viên Usain Bolt đến từ Jamaica. Trong thế vận hội mùa hè tổ chức tại Luân Đôn vào năm 2012, anh đã thống trị đường đua với thành tích 9,63 giây lịch sử.
Súng điện tử
Cũng không quá lời khi nói rằng, Omega đã đồng hành cũng các vận động viên để ghi lại những khoảnh khắc vinh quang của họ trên đường đua khắc nghiệt.
Trước đây, tiếng súng được dùng âm thanh báo hiệu cuộc đua bắt đầu. Nhưng vì vận tốc của âm thanh chậm hơn sơ với vận tốc của ánh sáng nên những vận động viên đứng gần bắn hơn sẽ nghe thấy âm thanh sớm hơn và do đó, được tận hưởng một chút lợi thế hơn so với những người còn lại.
Để giải quyết vấn đề này, hãng Omega đã phát triển thiết bị súng điện tử đầu tiên được sử dụng trong thế vận hội mùa đông tổ chức tại Vancouver năm 2010.
Súng flashgun này được nối với các loa nhỏ được đặt ngay phía sau lưng của mỗi vận động viên điền kinh sao cho họ có thể nghe thấy tín hiệu cùng một lúc. Khi các vận động viên vào đúng vị trí yêu cầu và đợi phát súng báo hiệu trong sự im lặng bao trùm trên toàn sân vận động, các cảm biến áp lực tinh vi trong các thiết bị của Omega trong khóa xuất phát bắt đầu đo đếm thời gian phản ứng của từng vận động viên.
Cảm biến tại khóa xuất phát
Chỉ cần phát hiện ra vận động viên nào có phản ứng nhỏ hơn 100 mili giây sau tín hiệu bắt đầu, cảm ứng sẽ phát báo hiệu buộc vận động viên đó quay trở lại khóa xuất phát. Thiết bị báo hiệu này của hãng Omega đã được giới thiệu trong thế vận hội Olympics năm 1984, nơi nó đã có mặt trên đường đua bất tử của vận động viên điền kinh người Mỹ Carl Lewis với thành tích 4 huy chương vàng danh giá.
Thiết bị Scan’O’Vision MYRIA
Được phát triển tại Anh và sử dụng lần đầu tiên tại Olympics Luân Đôn năm 1948, chiếc photofinish camera mang tên “Magic eye” này có khả năng xác định chính xác vị trí của các vận động viên tại vạch đích. Nó đã giúp giải quyết thành công những tranh chấp về thời gian chạm đích trong cuộc đua chung kết 100 mét lịch sử giữa hai vận động viên Mỹ Harrison Dillard và Barney Ewell, được cho là cùng đến đích ở 10,3 giây. Sau khi xem lại những thước ảnh từ chiếc “Magic eye”, các trọng tài đã xác định được ai là người cán đích trước và quyết định trao phần thắng cho vận động viên Dillard.
Mùa Olympics năm nay, nhà sàn xuất đồng hồ Omega sẽ cho ra đời thế hệ máy ảnh photofinish tiếp theo cho phép các thiết bị bấm giờ (timekeeper) xác định kết quả trong vòng 1/100 của một giây.
Năm nay, hãng sẽ giới thiệu thiết bị Scan ‘O’ Vision MYRIA, sự kết hợp giữa máy dò thời gian và đồng hồ chronograph có thể “chớp” được tới 10.000 hình ảnh kỹ thuật số trên một giây của các đường dọc (vertical line)- với những tính năng ưu việt này, nó sẽ đóng vai trò là trọng tài cuối cùng của mỗi cuộc đua.
Thiết bị photocell thế hệ mới
Tại thế vận hội ở Rio 2016, hãng Omega cũng sẽ giới thiệu một công nghệ mới và 4 barie hồng ngoại (photocell) cho các cuộc chạy điền kinh cùng bộ quang điện tính giờ (photoelectric timing) từng được phát triển tại Olympics 1984 để thay thế cho khả năng hạn chế của mắt người.
Ngay khi cơ thể của vận động viên điền kinh chạm vào tia hồng ngoại tại vạch đích, một chùm sáng sẽ chạy ngược trở lại và kích hoạt đồng hồ bấm giờ để xác định thành tích của vận động viên với khả năng ghi nhận tới 1/1000th của một giây.
Thời gian vận động viên chạm vạch hồng ngoại sẽ được hiện trực tiếp trên bảng điện tử ở sân vận động. Nếu không may mắn được đến Rio để xem tận mắt “màn trình diện” ngoạn mục này, bạn có thể chiêm ngưỡng qua màn ảnh nhỏ. Dù là bằng cách nào đi chăng nữa, bạn hãy cố gắng để đừng bỏ lỡ cơ hội được nhìn thiết bị hiện đại này.
Đồng hồ Omega Speedmaster Mark II Rio
Như thường lệ, nhân dịp Olympics tổ chức lần này, hãng Omega cũng không bỏ lỡ cơ hội giới thiệu với người yêu đồng hồ bằng việc cho ra mắt hai chiếc đồng hồ phiên bản giới hạn để kỷ niệm sự kiện trọng đại này.
Nhận xét
Đăng nhận xét