Ngày 02/8/16 thứ ba
Ngày 02/8/2016 thứ ba, dự báo Sơn Tây trời nhiều mây với 27-360C, tổng vệ
sinh nhà ngõ Vườn Hoa, đã chỉnh lại được cổng cho cân đối để cài then bên trong,
đồng thời chuẩn bị thay khóa mới. Lên CA phường NQ-Chi cục thuế & CA giao thông
lấy tờ khai đăng ký lại xe mua cũ
cho Hải & Hạnh.ún
Chiều 2/8, buổi họp báo Chính phủ thường kỳ tháng 7/2016 đã diễn ra dưới sự đồng chủ trì của Bộ trưởng, Chủ nhiệm VPCP, Người phát ngôn của Chính phủ Mai Tiến Dũng và Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông Trương Minh Tuấn.
Nội dung họp báo Chính phủ thường kỳ tháng 7/2016
gChiều 2/8, buổi họp báo Chính phủ thường kỳ tháng 7/2016 đã diễn ra dưới sự đồng chủ trì của Bộ trưởng, Chủ nhiệm VPCP, Người phát ngôn của Chính phủ Mai Tiến Dũng và Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông Trương Minh Tuấn.
Toàn cảnh buổi họp báo Chính phủ thường kỳ tháng 7/2016. Ảnh: VGP/Nhật Bắc |
Cùng dự họp báo còn có Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường Trần Hồng Hà và đại diện lãnh đạo các Bộ: Kế hoạch và Đầu tư, Công Thương, Nội vụ, Tài chính và Ngân hàng Nhà nước Việt Nam.
Như thường lệ, mở đầu buổi họp báo, Bộ trưởng, Chủ nhiệm VPCP, Người phát ngôn của Chính phủ Mai Tiến Dũng thông báo vắn tắt về nội dung phiên họp Chính phủ thường kỳ tháng 7/2016 diễn ra trong hai ngày 1 và 2/8, dưới sự chủ trì của Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc.
Bộ trưởng Mai Tiến Dũng cho biết: Đây là phiên họp đầu tiên của Chính phủ khóa XIV vừa mới được Quốc hội bầu, phê chuẩn các thành viên tại kỳ họp thứ nhất với sự tín nhiệm rất cao sau hơn 3 tháng làm việc với tinh thần tích cực, khẩn trương. Trước khi họp chính thức, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đã trao quyết định bổ nhiệm của Chủ tịch nước cho các Phó Thủ tướng, các Bộ trưởng và các thành viên Chính phủ khác. Đây là vinh dự lớn, nhiệm vụ nặng nề của các thành viên Chính phủ.
Trước khi vào phiên họp, Thủ tướng cũng quán triệt một số định hướng nhằm nâng cao hiệu lực, hiệu quả điều hành của Chính phủ. Thủ tướng đã nhiều lần nói với báo chí cũng như phát biểu tại kỳ họp thứ nhất của Quốc hội và tại các kỳ họp Chính phủ. Trước tiên, Chính phủ thống nhất phương thức lãnh đạo, chỉ đạo theo quan điểm quyết tâm xây dựng “Chính phủ liêm chính, kiến tạo, hành động, phục vụ người dân và doanh nghiệp”, chuyển từ quản lý sang phục vụ người dân và doanh nghiệp. Một Chính phủ kiến tạo là dựa trên nền tảng thể chế, thượng tôn pháp luật, từ đó Chính phủ tập trung xây dựng thể chế, cơ chế chính sách, lấy nền tảng là người dân và doanh nghiệp để phát triển kinh tế-xã hội. Như vậy, tinh thần của Thủ tướng và Chính phủ là phấn đấu xây dựng Chính phủ trong sạch, vững mạnh, không để xảy ra tham ô, tiêu cực, không để gây mất niềm tin trong nhân dân. Thủ tướng Chính phủ yêu cầu đổi mới phương pháp làm việc, chủ động, năng động, sáng tạo, quyết liệt, lấy sự hài lòng của người dân và doanh nghiệp là thước đo hiệu quả. Nêu cao tinh thần trách nhiệm trước Đảng, Nhà nước, nhân dân, nói đi đôi với làm.
Nhấn mạnh trách nhiệm của các Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan, Thủ tướng chỉ rõ các Bộ trưởng, "tư lệnh ngành" là người chịu trách nhiệm toàn diện, cao nhất, cuối cùng về tất cả các lĩnh vực phụ trách. Từ đó, Thủ tướng yêu cầu các Bộ trưởng, trưởng ngành phải dành thời gian thích đáng, tập trung cho công việc xây dựng thể chế, chính sách, pháp luật. Đồng thời phải tăng cường phối hợp, không đùn đẩy trách nhiệm. Bộ trưởng phải sâu sát, thường xuyên nắm thông tin, chủ động thông tin, nhất là qua báo chí. Có thông tin là chủ động xử lý, không được để tình trạng Bộ trưởng không biết và không xử lý những vấn đề mới phát sinh, bức xúc mà báo chí nêu. Rất trân trọng cảm ơn báo chí trong hơn 3 tháng qua đã thông tin rất nhiều nội dung mà Chính phủ quan tâm để tập trung chỉ đạo những bức xúc lo lắng của người dân.
Nhấn mạnh vai trò của công tác cán bộ, Thủ tướng yêu cầu các Bộ trưởng phải chịu trách nhiệm trực tiếp về lĩnh vực này; phải phân công đúng người đúng việc, một việc phân công một người, một đơn vị. Từ đó, rà soát chức năng, nhiệm vụ, sắp xếp lại, tinh gọn tổ chức bộ máy theo đúng tinh thần Nghị quyết 39 của Bộ Chính trị.
Chính phủ, từng thành viên Chính phủ phải đi đầu trong thực hành tiết kiệm, chống lãng phí, sử dụng tiết kiệm, hiệu quả ngân sách nhà nước, tài sản công, nhất là xe công; hội họp, đi công tác trong và ngoài nước cũng phải thực hành tiết kiệm.
Về các nhiệm vụ cụ thể, Thủ tướng yêu cầu đến tháng 10, các bộ, ngành phải hoàn thiện, trình Chính phủ ban hành Nghị định quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của từng bộ, ngành. Tại phiên họp, Chính phủ cũng thảo luận về dự thảo Nghị định khung về cơ cấu tổ chức của các bộ. Trong tháng 8, VPCP trình Chính phủ quy chế làm việc của Chính phủ.
Bộ trưởng, Chủ nhiệm VPCP, Người phát ngôn của Chính phủ Mai Tiến Dũng chủ trì buổi họp báo Chính phủ tháng 7/2016. Ảnh: VGP/Nhật Bắc |
Thứ hai, Chính phủ dành thời gian thảo luận về công tác xây dựng thể chế. Chính phủ đã thảo luận, cho ý kiến về hàng loạt dự án luật, pháp lệnh. Trong đó, đáng chú ý là dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của các luật về đầu tư, kinh doanh và một số luật mới có liên quan trực tiếp đến hoạt động kinh doanh như dự án Luật Hỗ trợ doanh nghiệp vừa và nhỏ, dự án Luật Quy hoạch, dự án Luật Quản lý ngoại thương. Đây là những luật rất mới.
Trong đó, Luật sửa đổi bổ sung một số điều của các luật về đầu tư, kinh doanh liên quan đến hàng loạt luật như Luật Đầu tư, Luật Doanh nghiệp, Luật Đất đai, Luật Xây dựng, Luật Bảo vệ môi trường, Luật Phòng cháy chữa cháy, Luật Quản lý thuế, Luật Thuế thu nhập doanh nghiệp, Luật Quy hoạch đô thị, Luật Quảng cáo, Luật Nhà ở… Như vậy là một luật sửa nhiều luật, theo hướng cắt bỏ các rào cản, giấy phép con, tháo gỡ cho sản xuất kinh doanh của người dân và doanh nghiệp.
Kết luận về dự án Luật này, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc yêu cầu tiếp tục lắng nghe các ý kiến góp ý, trình Chính phủ để trình Quốc hội thông qua tại kỳ họp cuối năm nay dự kiến vào tháng 10. Thủ tướng nhấn mạnh, dự án Luật thể hiện rõ quyết tâm của Chính phủ là kiên quyết loại bỏ các rào cản ngay trong quy định của pháp luật, tạo động lực cho hoạt động đầu tư, kinh doanh. Tinh thần là phải bảo đảm quản lý nhà nước, không buông lỏng quản lý nhà nước, nhưng quan trọng nhất là phải tạo thuận lợi cho đầu tư, kinh doanh và phải quản lý theo quy luật thị trường.
Như vậy, các luật, văn bản dưới luật đều phải bảo đảm quản lý nhà nước nhưng phải tháo gỡ rào cản, lợi ích nhóm, thúc đẩy sản xuất kinh doanh phát triển.
Nội dung lớn thứ ba của phiên họp là về tình hình kinh tế-xã hội tháng 7 và 7 tháng đầu năm. Chính phủ thống nhất đánh giá, trong 7 tháng đầu năm, tình hình kinh tế-xã hội tiếp tục có chuyển biến và đạt được những kết quả hết sức tích cực. Kinh tế vĩ mô cơ bản ổn định. Lạm phát được kiểm soát. Lãi suất tương đối ổn định; tỉ giá và thị trường ngoại hối diễn biến tích cực. Công nghiệp chế biến, chế tạo tiếp tục đóng góp lớn đối với tăng trưởng công nghiệp… Đặc biệt, sau khi tăng trưởng âm trong 6 tháng đầu năm thì sản xuất nông nghiệp đã phục hồi, với điểm sáng là xuất khẩu nông, lâm, thủy sản tăng 3,9%. Cũng rất đáng chú ý là giải ngân vốn đầu tư NSNN chuyển biến tích cực, nhờ việc Chính phủ đã ban hành Nghị quyết 60 về thúc đẩy thực hiện và giải ngân đầu tư công.
Bên cạnh những kết quả đạt được, tình hình kinh tế-xã hội trong 7 tháng đầu năm còn nhiều khó khăn, thách thức. Nhiệm vụ còn lại đến cuối năm 2016 là vô cùng nặng nề. Tinh thần chỉ đạo nhất quán của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ là kiên quyết không lùi bước trước khó khăn thách thức, không điều chỉnh chỉ tiêu, mục tiêu; phát huy tinh thần đổi mới, dám nghĩ, dám làm, dám chịu trách nhiệm; tăng cường kỷ luật kỷ cương; huy động và sử dụng hiệu quả mọi nguồn lực trong và ngoài nước; nỗ lực phấn đấu đạt mức cao nhất những mục tiêu, nhiệm vụ đã đề ra.
Chúng ta phải tập trung nỗ lực, phấn đấu đạt cao nhất mục tiêu tăng trưởng đề ra của năm 2016. Trên tinh thần này, Thủ tướng giao nhiệm vụ cụ thể cho các bộ, ngành trong việc thúc đẩy giải ngân đầu tư công theo kế hoạch, thu NSNN vượt dự toán ít nhất 10%, bảo đảm xuất khẩu đạt kế hoạch đề ra (10%), khôi phục sản xuất nông nghiệp theo đà tăng của tháng 7…
Thủ tướng cũng yêu cầu thực hiện tốt nhiệm vụ hỗ trợ người dân bị thiệt hại do sự cố môi trường biển ở 4 tỉnh Miền Trung và các tỉnh bị ảnh hưởng bởi cơn bão vừa qua. Đặc biệt, Chính phủ yêu cầu thực hiện tốt Nghị quyết 19, Nghị quyết 35, thúc đẩy khởi nghiệp, có chính sách hỗ trợ doanh nghiệp khởi nghiệp, nhất là về vốn, tháo gỡ rào cản với doanh nghiệp…
Bộ trưởng, Chủ nhiệm VPCP, Người phát ngôn của Chính phủ Mai Tiến Dũng. Ảnh: VGP/Nhật Bắc |
PV Hoài Thu (VNExpress): Xin hỏi cơ sở nào để quyết định thanh tra thương vụ Mobifone mua lại AVG và cụ thể sẽ tập trung thanh tra vấn đề gì, khi nào tiến hành thanh tra và quá trình này sẽ diễn ra trong bao lâu?
Liên quan đến Dự án Cao tốc Vân Đồn-Móng Cái đang được xin ý kiến các bộ, ngành dự kiến sẽ vay 300 triệu USD (khoảng 7.000 tỷ đồng) từ nguồn vốn vay ưu đãi của Trung Quốc. Tuy nhiên, dư luận có phản ứng khá gay gắt về việc vay vốn ưu đãi từ phía Trung Quốc với những ràng buộc rất chặt chẽ. Xin hỏi quan điểm của Chính phủ về vấn đề này như thế nào?
Bộ trưởng Mai Tiến Dũng: Chúng ta đều biết Mobifone là doanh nghiệp viễn thông hàng đầu Việt Nam, và cũng là doanh nghiệp viễn thông đầu tiên thực hiện quá trình cổ phần hóa. Việc mua cổ phần nêu trên là hoạt động đầu tư lớn của doanh nghiệp, cho nên rất cần cần sự thận trọng. Ngày 22/7, Văn phòng Trung ương Đảng có văn bản số 1621 thông báo ý kiến của Thường trực Ban Bí thư Trung ương Đảng, giao cho Thủ tướng Chính phủ chỉ đạo Thanh tra Chính phủ thanh tra toàn diện việc Mobifone mua cổ phần (95%) của AVG. Từ đó, Thủ tướng Chính phủ giao cho Phó Thủ tướng Trương Hòa Bình ký văn bản giao cho Thanh tra Chính phủ thực hiện đúng ý kiến chỉ đạo của Thường trực Ban Bí thư Trung ương Đảng. Đây là những chỉ đạo của Đảng và khối Chính phủ. Tuy nhiên, thanh tra gì, thanh tra như thế nào, thì đây là chỉ đạo của Thường trực Ban Bí thư và của Thủ tướng. Sau này có kết quả thanh tra thì mới được công bố.
Thứ trưởng Bộ KH&ĐT Đào Quang Thu: Dự án Cao tốc Vân Đồn-Móng Cái là một dự án rất quan trọng, không những thúc đẩy phát triển kinh tế-xã hội đối với tỉnh Quảng Ninh mà cho cả các tỉnh đồng bằng sông Hồng cũng như phía bắc.
Quan điểm của Chính phủ là muốn tìm kiếm nguồn vốn, thu xếp vốn để triển khai dự án. Vừa rồi, phía Trung Quốc cũng đưa ra trong chương trình hợp tác giữa hai bên.
Tuy nhiên, Bộ KH&ĐT nghĩ rằng có nhiều vấn đề cần phải được đàm phán, thảo luận thêm với phía Trung Quốc về dự án này, về các điều kiện vay, lựa chọn nhà thầu, lãi suất và các điều kiện khác… Bây giờ chủ trương là tích cực tìm nguồn vốn, có thể từ Trung Quốc hoặc nguồn vốn khác vì dự án này rất quan trọng.
Dương Thu (PV báo điện tử Người đưa tin): Hãng hàng không quốc gia Việt Nam đã đề xuất dự án lắp đặt thiết bị phát hiện các vật thể lạ ở sân bay Nội Bài. Quan điểm của Chính phủ về vấn đề này như thế nào?
Bộ trưởng Mai Tiến Dũng: Hiện nay, các hãng hàng không có tần suất bay lớn, nếu sử dụng các biện pháp thủ công thì rất vất vả. Các nước hiện đại có đủ điều kiện thì đã dùng các biện pháp hiện đại như dùng sóng điện. Đây là dự án hết sức cần thiết, đang trong giai đoạn nghiên cứu, đề xuất, có sự đầu tư lớn. Chủ trương của ngành hàng không cũng đang trình các cơ quan thẩm quyền xem xét khả năng huy động nguồn lực xã hội hóa.
Phương Thảo (PV Dân Trí): Về việc bổ nhiệm ông Trịnh Xuân Thanh, hiện tại Bộ Nội vụ đang tiến hành kiểm tra, xử lý. Tuy nhiên, có một chi tiết cơ bản là Chỉ đạo của Thủ tướng về việc không đồng ý cho Hậu Giang tăng số lượng Phó Chủ tịch lại không được đưa vào hồ sơ vụ việc. Người phát ngôn Chính phủ đánh giá như thế nào về thông tin này? Có phải Bộ Nội vụ đang cát cứ rất nhiều về công tác cán bộ, không tuân thủ chỉ đạo của Chính phủ hay không?
Bộ trưởng Mai Tiến Dũng: Có thể nói, vụ việc của ông Trịnh Xuân Thanh, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Hậu Giang được dư luận, các cơ quan báo chí rất quan tâm. Có thể nói đây là điển hình cho việc bất cập, tồn tại kéo dài trong công tác cán bộ. Những bất cập, tồn tại này cần được xử lý, chấn chỉnh, đặc biệt cần điều tra, xem xét rõ trách nhiệm của tổ chức, cá nhân liên quan.
Từ vụ việc trên, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã trực tiếp chỉ đạo, giao Ủy ban Kiểm tra Trung ương tại thông báo ngày 26/7/2016. Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc cũng đã giao trực tiếp Phó Thủ tướng Trương Hoà Bình, giao Bộ Nội vụ chủ trì phối hợp các bộ, ngành liên quan kiểm tra để kết luận đúng-sai vụ việc theo quy định của Đảng, pháp luật của Nhà nước về công tác thuyên chuyển, tiếp nhận, đề bạt, bổ nhiệm cán bộ đối với ông Trịnh Xuân Thanh. Đồng thời giao Bộ Nội vụ phối hợp với Ủy ban Kiểm tra Trung ương trong việc kiểm tra, kiểm điểm, xử lý vi phạm theo chỉ đạo của Tổng Bí thư, báo cáo Thủ tướng Chính phủ trước ngày 30/8/2016. Hiện nay, Ủy ban Kiểm tra Trung ương, Bộ Nội vụ đang tiến hành triển khai thực hiện nhiệm vụ được giao. Đặc biệt, Bộ Nội vụ đang tiến hành kiểm điểm, xem xét quy trình thực hiện đối với công tác cán bộ. Sau khi có kết quả xác minh chính xác sẽ thông báo cho các cơ quan báo chí. Như vậy, công tác cán bộ phải được xử lý nghiêm minh, xem xét rất kỹ, nếu ai, cá nhân nào, tổ chức nào vi phạm, lợi dụng công tác đề bạt, luân chuyển, bổ nhiệm đều bị xử lý nghiêm minh theo quy định của pháp luật.
Thứ trưởng Bộ Tài chính Vũ Thị Mai. Ảnh: VGP/Nhật Bắc |
Thái Phan (PV VTV 24): Chính phủ đã chỉ đạo rà soát và có thể giảm từ 10-20% phí BOT, tại sao lại có con số này, lộ trình như thế nào và đến lúc nào có thể giảm phí BOT?
Thứ trưởng Bộ Tài chính Vũ Thị Mai: Ngày 16/5, Chính phủ đã ban hành Nghị quyết 35, trong đó có nội dung giao 2 Bộ Tài chính và Giao thông vận tải phối hợp thực hiện điều chỉnh mức phí đường bộ BOT cho phù hợp hơn. Ngay sau khi Nghị quyết được ban hành, Bộ Tài chính đã họp với Bộ GTVT và sau đó, trên cơ sở thảo luận, Bộ GTVT đã có văn bản. Tiếp theo, trên cơ sở thống nhất với Bộ GTVT, Bộ Tài chính đã báo cáo Thủ tướng về phương án giảm phí BOT. Theo đề xuất này, việc giảm phí được đề xuất mức 10-15% cho nhóm 4 (xe tải có tải trọng 10-18 tấn, xe container 20 feet), nhóm 5 (xe tải 18 tấn trở lên, xe container trên 40 feet) tại các trạm có mức thu tối đa khung tại Thông tư số 159/2013/TT-BTC (mức thu cao nhất là 200.000 đồng/lượt). Đây là những loại xe phục vụ sản xuất, kinh doanh.
Đồng thời giảm 10-20% phí với nhóm xe dưới 12 chỗ và xe đến 30 chỗ ngồi là 45.000 đồng tại 5 trạm đã thu phí mức cao nhất. Công văn cũng nêu các trạm phải rà soát nguyên tắc cũng như trình tự thực hiện.
Với đề xuất này, trong công văn có nêu rà soát các trạm và nguyên tắc cũng như trình tự thực hiện và mới đây nhất, VPCP đã có Công văn số 5810 thông báo ý kiến Phó Thủ tướng Vương Đình Huệ giao Bộ Tài chính khẩn trương lấy ý kiến Bộ GTVT, Bộ KH&ĐT, các địa phương, báo cáo về vấn đề này. Bộ Tài chính đã có công văn gửi các bộ ngành, các địa phương, các nhà đầu tư và đề nghị có ý kiến gửi về Bộ trước ngày 1/8, hiện Bộ đang tập hợp các ý kiến và trong tháng 8 này sẽ trình Thủ tướng theo đúng yêu cầu tại Công văn 5810.
Thứ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Đào Quang Thu. Ảnh: VGP/Nhật Bắc |
Thế Dũng (PV báo Người lao động TPHCM): Liên quan đến việc cho Formosa thuê đất đến 70 năm, Đảng, Nhà nước và Chính phủ có xem xét lại việc cho thuê đất lâu đến như vậy không? Nếu xem xét việc cho thuê đất trái với luật thì sẽ xử lý thế nào, có thu hồi giấy phép và hồi tố không?
Thứ trưởng Bộ KH&ĐT Đào Quang Thu: Theo các luật hiện hành, nhất là Luật Đất đai, việc cho thuê đất có thể kéo dài đến 70 năm. Tuy nhiên, việc cho phép thời gian hoạt động của dự án vẫn theo Luật Đầu tư. Trong Luật Đầu tư hiện hành (năm 2014), tại Điều 47 đã quy định về việc ngừng, tạm ngừng hoạt động của các dự án đầu tư, có 5 trường hợp sẽ bị các cơ quan quản lý nhà nước về đầu tư tạm ngừng hoạt động của dự án, trong đó có 1 trường hợp là để khắc phục vi phạm về môi trường theo đề nghị của cơ quan nhà nước về quản lý môi trường. Trong Luật Đầu tư, Điều 48 có quy định về việc chấm dứt hoạt động của dự án đầu tư. Theo đó, Khoản 1 Điều 48 quy định dự án đầu tư bị chấm dứt hoạt động nếu thuộc một trong các điều quy định tại Khoản 2 và Khoản 3 Điều 47 của Luật này mà nhà đầu tư không thể khắc phục điều kiện ngừng hoạt động thì cơ quan quản lý đầu tư có thẩm quyền có thể quyết định chấm dứt hoạt động của dự án đầu tư.
Có nghĩa là đầu tiên phải tạm ngừng và yêu cầu khắc phục vi phạm môi trường nhưng nếu không thể khắc phục được thì theo quy định của pháp luật, sẽ bị ngừng hoạt động
Bộ trưởng Bộ TN&MT Trần Hồng Hà: Theo Luật Đất đai năm 2003 cũng như Luật Đất đai năm 2013, việc cho thuê đất đối với các nhà đầu tư mà theo các tiêu chí như khu vực khó khăn để đầu tư…, Hà Tĩnh được coi là khu vực thuộc tiêu chí được xem xét ưu tiên. Như vậy, theo cả Luật Đất đai 2003 và 2013 thì thẩm quyền cho thuê đất đối với UBND tỉnh, thành phố là được 70 năm. Như Thứ trưởng Bộ KH&ĐT đã nêu, đối với việc cấp giấy phép đầu tư, đặc biệt cho doanh nghiệp nước ngoài theo Luật Đầu tư 2014 thì thẩm quyền của UBND tỉnh cho phép thuê được 50 năm, còn trên 50 năm thuộc thẩm quyền của Chính phủ, báo cáo Chính phủ để xem xét trên các góc độ: Nguồn vốn đầu tư, điều kiện khó khăn… Sau đó, Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ và người có thẩm quyền cho phép. Trong trường hợp các bạn nêu, việc này thanh tra Chính phủ cũng đã thanh tra, kiểm tra rồi. Đối với Hà Tĩnh, tôi cho rằng, việc cấp giấy phép đầu tư với thời hạn 70 năm cùng với cho thuê đất 70 năm ở đây là sai thẩm quyền vì UBND tỉnh, Chủ tịch UBND tỉnh đã cho doanh nghiệp thuê với thời hạn đáng nhẽ phải do Chính phủ quyết định.
Nguồn: chinhphu.vn
Nhận xét
Đăng nhận xét