Ngày thứ năm 18/8/2016
Ngày 18/8/2016 Thứ năm, CƠN BÃO SỐ III; Sơn Tây nhiều mây với 26-360C, 9h ra CA thị xã nhận giấy đăng
ký xe 253.90 theo lịch đã hẹn; 19h mưa rào khoảng 15’; chuyển sang dùng cốc cốc,
để cho Hải - Hạnh dùng google Chorme…
Bão số 3 có thế gây gió giật cấp 12 đến cấp 14
XÃ HỘI | 21:56 Thứ Tư ngày 17/08/2016
Bão số 3 khi đổ bộ vào Việt Nam có khả năng gây mưa lớn diện rộng, với lượng mưa 200-300 mm. Mưa lớn cũng có thể xảy ra ở địa bàn tỉnh Thanh Hóa, Nghệ An. Nguy cơ cao gây lũ quét, sạt lở đất xảy ra đối với các tỉnh miền núi phía Bắc, Bắc Trung Bộ, đồng thời tại những vùng thấp trũng sẽ bị ngập úng ở vùng Đồng bằng Bắc Bộ, Bắc Trung Bộ.
Chiều ngày 17/8, Ban Chỉ đạo Trung ương về Phòng chống Thiên tai đã tổ chức cuộc họp khẩn để chủ động ứng phó với cơn bão số 3 (Diamu - nữ thần sét). Bộ trưởng Bộ NN&PTNT Nguyễn Xuân Cường, Trưởng ban Chỉ đạo Trung ương về Phòng chống Thiên tai (PCTT) chủ trì cuộc họp.
Chiều ngày 17/8, Ban Chỉ đạo Trung ương về Phòng chống Thiên tai đã tổ chức cuộc họp khẩn để chủ động ứng phó với cơn bão số 3 (Diamu - nữ thần sét). Bộ trưởng Bộ NN&PTNT Nguyễn Xuân Cường, Trưởng ban Chỉ đạo Trung ương về Phòng chống Thiên tai (PCTT) chủ trì cuộc họp.
Ban Chỉ đạo Trung ương về Phòng chống Thiên tai đã tổ chức cuộc họp khẩn để chủ động ứng phó với cơn bão số 3 |
Gây mưa lớn trên diện rộng
Theo Trung tâm Dự báo Khí tượng Thủy văn Trung ương, dự kiến chiều 18/8 bão sẽ ở trên bán đảo Lu dông (Philippines) với cường độ cấp 8, cấp 9 và sau đó vào Vịnh Bắc bộ. Bão số 3 di chuyển chậm, tốc độ 10-15 km/h, hoàn lưu bão rộng với bán kính 200 km, nhiều khả năng bão vào vịnh Bắc Bộ sẽ mạnh lên. Khi bão số 3 đổ bộ vào Việt Nam, gió có thể từ cấp 10 đến cấp 11, gió giật cấp 12 đến cấp 14. Vùng ảnh hưởng của báo số 3 từ Quảng Ninh- Nghệ An có gió mạnh cấp 6 trở lên. Dự kiến, ngày 19/8, bão vào bờ vùng Đồng bằng Bắc Bộ, Thanh Hóa, Nghệ An.
Ông Hoàng Đức Cường, Giám đốc Trung tâm Dự báo Khí tượng Thủy văn Trung ương dự báo: “Bão số 3 khi đổ bộ vào Việt nam có khả năng gây mưa lớn diện rộng, (trọng điểm của mưa lớn phụ thuộc vào đường đi của bão sau khi vào đất liền) với lượng mưa 200-300 mm. Mưa lớn cũng có thể xảy ra ở địa bàn tỉnh Thanh Hóa, Nghệ An. Nguy cơ cao gây lũ quét, sạt lở đất xảy ra đối với các tỉnh miền núi phía Bắc, Bắc Trung Bộ, đồng thời tại những vùng thấp trũng sẽ bị ngập úng ở vùng Đồng bằng Bắc Bộ, Bắc Trung Bộ”.
Còn theo ông Trần Quang Hoài, Phó tổng cục trưởng Tổng cục Thủy lợi, bão vào bờ kết hợp với thủy triều nên có thể khiến mực nước dâng từ 3 đến 4m và sóng biển cao từ 3-5m. Nguy cơ cao ảnh hưởng tới hệ thống đê điều vùng ven biển và các công trình hạ tầng ven biển.
Do ảnh hưởng của bão, Hà Nội có gió mạnh cấp 6-7, giật cấp 8-9, dự kiến mưa đến 200 mm trong cả ngày 19 đến đầu ngày 20/8. Đây là lượng mưa khá lớn nên có thể xảy ra tình trạng ngập cục bộ. Bộ đội biên phòng đã thông báo cho 6.500 tàu thuyền, hướng dẫn cho 35.000 phương tiện lồng bè. Hiện có 72 hồ chứa, 20 hồ chứa đạt dung tích 100% đang xả tràn, 13 hồ xung yếu. Các hồ thủy điện đang ở mực nước thấp, nếu mưa lớn các hồ này có thể tích được lượng nước. Lúa đang ở giai đoạn đẻ nhánh, nếu không chủ động đối phó sẽ ảnh hưởng đến sản xuất nông nghiệp.
Cầm biển từ ngày 18/8
Theo Ban Chỉ đạo Trung ương về Phòng chống Thiên tai, ngoài việc đảm bảo an toàn hồ chứa thì phải đảm bảo an toàn cho người dân khu vực hạ du, kịp thời sơ tán dân khi có tình huống bão lũ xảy ra. Đối với các đô thị phải sẵn sàng các phương án tiêu thoát nước để chống ngập úng.
Thiếu tướng Trương Đức Nghĩa, Chánh văn phòng Uỷ ban Quốc gia Tìm kiếm cứu nạn lưu ý, các địa phương không chủ quan đối với việc ứng phó bão, mưa lũ sau bão. Bộ đội Biên phòng đang kiểm đếm các tàu thuyền từ Quảng Ninh- Quảng Trị, bắn pháo hiệu báo bão, kiểm đếm tàu thuyền, có phương án đối với các lồng bè.
Phát biểu tại cuộc họp, Bộ trưởng Bộ NN&PTNT, Trưởng ban chỉ đạo Trung ương về PCTT Nguyễn Xuân Cường cho rằng: “Đây là cơn bão có thời gian hình thành, hoạt động khá dài trên biển, diễn tiến khó lượng, sẽ tác động từ Bắc Trung Bộ trở ra, đây cũng là vùng đã chịu tổn thất khá lớn do bão số 1 và 2 gây ra”.
Theo ông Cường, nền đất ở nhiều nơi bị bão hòa, ngậm nước nhiều. Đồng thời, bão vào khi triều cường, nếu xảy ra mưa lớn thì vấn đề ứng cứu cho sản xuất, bảo vệ hệ thống đê, kè là rất quan trọng. Do vậy, công tác chuẩn bị ứng phó phải khẩn trương, tích cực từ các tỉnh Bắc Trung Bộ trở ra. Trung tâm Dự báo Khí tượng thủy văn Trung ương phải liên tục tăng tần suất tin dự báo, cảnh báo kịp thời. Lực lượng cứu hộ, cứu nạn, công an, Bộ đội Biên phòng đang hướng dẫn tàu thuyền, sơ tán dân vào nới trú tránh an toàn.
Ngoài ra, Ủy ban Phòng thiên tai các tỉnh phải khẩn trưởng kiểm tra các phương án phòng chống bão, giảm thiểu nguy cơ ảnh hưởng tới tính mạng, tài sản của người dân và nhà nước. Từ Quảng Trị trở ra cấm biển từ ngày 18/8. An toàn hồ đập, đê kè để đảm bảo an toàn các công trình, riêng sản xuất nông nghiệp phải chủ động tiêu nước đệm, kểm tra hệ thống thủy lợi để phòng ngập úng. Chuẩn bị lực lượng có giải pháp kỹ thuật, nguồn giống để khắc phục sản xuất. Bên cạnh đó, Bộ Công thương cần chỉ đạo Tập đoàn Điện lực Việt Nam có phương án để đảm bảo hệ thống nguồn điện phục vụ sản xuất.
Hà Nội: Phê duyệt gần 8 tỷ đồng để tinh giản 95 công chức
XÃ HỘI | 15:18 Thứ Năm ngày 18/08/2016
(HNMO) - UBND TP Hà Nội vừa ban hành Quyết định số 4435/QĐ-UBND về việc phê duyệt danh sách và kinh phí thực hiện tinh giản biên chế theo Nghị định 108/2014/NĐ-CP ngày 20/11/2014 của Chính phủ năm 2016 (đợt 2).
Ảnh minh hoạ |
Theo đó, UBND TP phê duyệt danh sách và kinh phí là 7.994.381.000 đồng để chi trả cho 95 công chức, viên chức, cán bộ, công chức cấp xã được nghỉ tinh giản biên chế theo Nghị định 108/2014/NĐ-CP ngày 20/11/2014 của Chính phủ.
Trong đó, nguồn kinh phí cải cách tiền lương năm 2016 của ngân sách TP là: 7.963.989.000 đồng.
Nguồn thu, dự toán ngân sách được giao tại Quyết định số 6788/QĐ-UBND ngày 10/12/2015 của UBND TP và các nguồn kinh phí hợp pháp khác của đơn vị là 30.392.000 đồng.
Các Sở Công thương, Giao thông Vận tải, Xây dựng, Tài Nguyên và Môi trường, Giáo dục và Đào tạo, Tư pháp; Trường Cao đẳng Thương mại Du lịch Hà Nội; UBND các quận, huyện: Gia Lâm, Hoàn Kiếm, Thanh Oai, Quốc Oai, Phú Xuyên, Phúc Thọ, Hoài Đức, Đông Anh, Ba Vì, Sóc Sơn, Chương Mỹ, Long Biên được giao nhiệm vụ tiếp nhận kinh phí ngân sách Thành phố cấp bổ sung và thực hiện chi trả cho công chức, viên chức theo chế độ, chính sách quy định tại Nghị định 108 và thanh, quyết toán kinh phí đúng quy định của Nhà nước.
Phải tiếp tục giảm biên chế để tinh gọn bộ máy
Sáng 2-8, Chủ tịch nước Trần Đại Quang cùng Tổ đại biểu Quốc hội khóa XIV, Đơn vị bầu cử số 1, Đoàn đại biểu Quốc hội TP Hồ Chí Minh đã có các buổi tiếp xúc cử tri quận 4, TP Hồ Chí Minh.
Nhận xét
Đăng nhận xét