Chào thứ bảy ngày 10/12/16
xem Ngày 10 tháng 12 năm 2016 thứ bảy, trời nhiều mây trời nắng với 16-26
độ, sang nhà Hải sắt uống trà chuyện phiếm cùng các bạn, hỏi việc nhà Việt - Thanh
đang chuẩn bị sang cát cho bà cụ sau 5 năm, đã nộp 190k tiền điện tháng 11 nhà
Hải Minh.a
Hàng triệu bình ắc quy thải bỏ mỗi năm
Nói đến xe đạp, xe máy điện (XMĐ), ta đều hiểu các loại xe này chỉ hoạt động khi còn… điện, tức là còn pin hoặc ắc quy. Thực tế, không chỉ xe đạp, XMĐ mà nhiều phương tiện giao thông cũng cần sử dụng bình ắc quy như: Ô tô, xe máy… song chỉ là “mồi” để khởi động động cơ. Nếu như ắc quy ô tô, xe máy loại tốt có tuổi thọ không quá 5 năm, thì độ bền của bình ắc quy với xe đạp, XMĐ chỉ khoảng 2-3 năm. Theo thiết kế, trong một bình ắc quy chì, vật liệu chứa chì (Pb) chiếm khoảng 70% trọng lượng của ắc quy. Nếu không được thu hồi, xử lý, lượng lớn ắc quy phế thải sẽ là nguồn gây ô nhiễm môi trường nặng nề, gây độc hại cho não, thận, hệ thống sinh sản và tim mạch của con người.
Thực tế các loại pin, ắc quy đều chứa lượng lớn chì độc hại, song nhiều người dân chưa thực sự ý thức điều này, vẫn vô tư ném vào sọt rác các loại pin thải bỏ (dùng cho các loại điều khiển từ xa: tivi, quạt, máy nghe nhạc…), mà không phân loại riêng đem đến địa điểm thu gom. Còn với ắc quy thải bỏ (chủ yếu là ô tô, xe máy, xe chạy điện), phần lớn chúng được đem bán phế liệu, tái chế gia công tại các cơ sở tư nhân, khiến cho môi trường (đất, nước, không khí) tại các làng nghề tái chế bị ô nhiễm trầm trọng.
Nhằm tăng cường vai trò quản lý của Nhà nước đối với hoạt động thu gom và xử lý sản phẩm thải bỏ, giảm ô nhiễm môi trường, theo quy định của pháp luật từ ngày 1-1-2015, các sản phẩm thải bỏ như điện thoại di động, máy tính, ắc quy, pin… bị thu hồi và xử lý theo nội dung Quyết định số 50/2013/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ về thu hồi và xử lý sản phẩm thải bỏ. Theo đó, doanh nghiệp sản xuất, nhập khẩu có trách nhiệm thiết lập các điểm thu hồi sản phẩm khi hết thời hạn sử dụng hoặc thải bỏ, thỏa thuận với người tiêu dùng về cách thức chuyển giao và tiếp nhận sản phẩm thải bỏ tại điểm thu hồi và vận chuyển đến điểm xử lý.
Nâng cao ý thức và chế tài xử phạt
Mặc dù quy định đã có, song việc thực hiện vẫn rất hạn chế. Tại điểm thu nhận rác thải điện tử đặt tại UBND phường Quán Thánh (số 12-14 Phan Đình Phùng, Ba Đình), ông Nguyễn Văn Hảo - nhân viên bảo vệ UBND phường cho biết: Từ khi có điểm tiếp nhận này, người dân cũng đã đem đồ điện tử hư hỏng ra đây thải bỏ song số lượng không nhiều. Tuần nào nhân viên dự án cũng đi kiểm tra, khi nào thùng tiếp nhận đầy họ mới cho xe ô tô đến thu gom mang đi. Tuy nhiên, trong gần một năm đặt thùng tại đây, ông Hảo mới thấy xe đến chuyển đồ thải bỏ đi có… một lần.
Được biết, điểm thu nhận rác thải điện tử đặt tại trụ sở UBND phường Quán Thánh là điểm thu gom theo Chương trình Việt Nam tái chế, thu hồi miễn phí các sản phẩm điện và điện tử đã qua sử dụng hoặc bị lỗi, nhằm bảo đảm một quy trình xử lý và tái chế chuyên nghiệp, thân thiện với môi trường. Chương trình được điều hành bởi VRP (Vietnam Recycling Platform) - một liên minh được thành lập bởi các nhà sản xuất điện tử hàng đầu. Ngoài địa điểm này, tại Hà Nội hiện còn 4 điểm nữa thu nhận rác thải điện tử theo chương trình này gồm: Metro Thăng Long (đường Phạm Văn Đồng, Bắc Từ Liêm), Nhà văn hóa phường Nghĩa Tân, Nhà văn hóa phường Yên Hòa (Cầu Giấy), UBND phường Thành Công (Ba Đình).
Trả lời Báo Hànộimới liên quan đến Quyết định số 50/2013/QĐ-TTg, lãnh đạo Vụ Chính sách - Pháp chế, Tổng cục Môi trường (Bộ TN&MT) cho biết: Việc thực hiện Quyết định số 50/2013/QĐ-TTg sẽ góp phần từng bước xây dựng hệ thống thu hồi, xử lý chính thức, bền vững dựa trên sự tham gia của các bên liên quan từ doanh nghiệp sản xuất, nhập khẩu, phân phối, người tiêu dùng, cơ sở thu gom, xử lý chất thải và cơ quan quản lý. Khi hệ thống này phát triển bền vững thì hệ thống thu gom phi chính thức sẽ dần dần triệt tiêu hoặc tham gia vào hệ thống thu gom chính thức.
Thực tế, việc phát triển hệ thống thu gom chính thức nói trên đến nay vẫn còn manh nha. Và thực trạng các sản phẩm thải bỏ như dầu thải, ắc quy vẫn là mặt hàng được các cơ sở xử lý không hợp pháp săn mua với giá cao hơn so với cơ sở thu gom và xử lý được cấp phép. Do vậy, cùng với việc đẩy mạnh tuyên truyền, rất cần có thêm chế tài đủ mạnh để doanh nghiệp, người dân có trách nhiệm trong việc thu hồi sản phẩm thải bỏ, tránh gây tổn hại đến môi trường.
Bài, ảnh: Dạ Khánhn
ay Thao muauốn
Nỗi lo ắc quy xe điện thải bỏ
XÃ HỘI | 06:22 Thứ Bảy ngày 10/12/2016
(HNM) - Số lượng sử dụng xe hai bánh chạy điện (xe đạp, xe máy điện) tại nước ta đang tăng mạnh, kéo theo lượng ắc quy cũ, hỏng thải bỏ cũng ngày càng nhiều. Tuy chưa có số liệu thống kê chính xác về nguồn phế thải này nhưng có thể ước đoán là có hàng triệu bình ắc quy bị thải bỏ mỗi năm. Đây là một mối lo không nhỏ về ô nhiễm môi trường.
Hàng triệu bình ắc quy thải bỏ mỗi năm
Nói đến xe đạp, xe máy điện (XMĐ), ta đều hiểu các loại xe này chỉ hoạt động khi còn… điện, tức là còn pin hoặc ắc quy. Thực tế, không chỉ xe đạp, XMĐ mà nhiều phương tiện giao thông cũng cần sử dụng bình ắc quy như: Ô tô, xe máy… song chỉ là “mồi” để khởi động động cơ. Nếu như ắc quy ô tô, xe máy loại tốt có tuổi thọ không quá 5 năm, thì độ bền của bình ắc quy với xe đạp, XMĐ chỉ khoảng 2-3 năm. Theo thiết kế, trong một bình ắc quy chì, vật liệu chứa chì (Pb) chiếm khoảng 70% trọng lượng của ắc quy. Nếu không được thu hồi, xử lý, lượng lớn ắc quy phế thải sẽ là nguồn gây ô nhiễm môi trường nặng nề, gây độc hại cho não, thận, hệ thống sinh sản và tim mạch của con người.
Thực tế các loại pin, ắc quy đều chứa lượng lớn chì độc hại, song nhiều người dân chưa thực sự ý thức điều này, vẫn vô tư ném vào sọt rác các loại pin thải bỏ (dùng cho các loại điều khiển từ xa: tivi, quạt, máy nghe nhạc…), mà không phân loại riêng đem đến địa điểm thu gom. Còn với ắc quy thải bỏ (chủ yếu là ô tô, xe máy, xe chạy điện), phần lớn chúng được đem bán phế liệu, tái chế gia công tại các cơ sở tư nhân, khiến cho môi trường (đất, nước, không khí) tại các làng nghề tái chế bị ô nhiễm trầm trọng.
Nhằm tăng cường vai trò quản lý của Nhà nước đối với hoạt động thu gom và xử lý sản phẩm thải bỏ, giảm ô nhiễm môi trường, theo quy định của pháp luật từ ngày 1-1-2015, các sản phẩm thải bỏ như điện thoại di động, máy tính, ắc quy, pin… bị thu hồi và xử lý theo nội dung Quyết định số 50/2013/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ về thu hồi và xử lý sản phẩm thải bỏ. Theo đó, doanh nghiệp sản xuất, nhập khẩu có trách nhiệm thiết lập các điểm thu hồi sản phẩm khi hết thời hạn sử dụng hoặc thải bỏ, thỏa thuận với người tiêu dùng về cách thức chuyển giao và tiếp nhận sản phẩm thải bỏ tại điểm thu hồi và vận chuyển đến điểm xử lý.
Nâng cao ý thức và chế tài xử phạt
Mặc dù quy định đã có, song việc thực hiện vẫn rất hạn chế. Tại điểm thu nhận rác thải điện tử đặt tại UBND phường Quán Thánh (số 12-14 Phan Đình Phùng, Ba Đình), ông Nguyễn Văn Hảo - nhân viên bảo vệ UBND phường cho biết: Từ khi có điểm tiếp nhận này, người dân cũng đã đem đồ điện tử hư hỏng ra đây thải bỏ song số lượng không nhiều. Tuần nào nhân viên dự án cũng đi kiểm tra, khi nào thùng tiếp nhận đầy họ mới cho xe ô tô đến thu gom mang đi. Tuy nhiên, trong gần một năm đặt thùng tại đây, ông Hảo mới thấy xe đến chuyển đồ thải bỏ đi có… một lần.
Được biết, điểm thu nhận rác thải điện tử đặt tại trụ sở UBND phường Quán Thánh là điểm thu gom theo Chương trình Việt Nam tái chế, thu hồi miễn phí các sản phẩm điện và điện tử đã qua sử dụng hoặc bị lỗi, nhằm bảo đảm một quy trình xử lý và tái chế chuyên nghiệp, thân thiện với môi trường. Chương trình được điều hành bởi VRP (Vietnam Recycling Platform) - một liên minh được thành lập bởi các nhà sản xuất điện tử hàng đầu. Ngoài địa điểm này, tại Hà Nội hiện còn 4 điểm nữa thu nhận rác thải điện tử theo chương trình này gồm: Metro Thăng Long (đường Phạm Văn Đồng, Bắc Từ Liêm), Nhà văn hóa phường Nghĩa Tân, Nhà văn hóa phường Yên Hòa (Cầu Giấy), UBND phường Thành Công (Ba Đình).
Trả lời Báo Hànộimới liên quan đến Quyết định số 50/2013/QĐ-TTg, lãnh đạo Vụ Chính sách - Pháp chế, Tổng cục Môi trường (Bộ TN&MT) cho biết: Việc thực hiện Quyết định số 50/2013/QĐ-TTg sẽ góp phần từng bước xây dựng hệ thống thu hồi, xử lý chính thức, bền vững dựa trên sự tham gia của các bên liên quan từ doanh nghiệp sản xuất, nhập khẩu, phân phối, người tiêu dùng, cơ sở thu gom, xử lý chất thải và cơ quan quản lý. Khi hệ thống này phát triển bền vững thì hệ thống thu gom phi chính thức sẽ dần dần triệt tiêu hoặc tham gia vào hệ thống thu gom chính thức.
Thực tế, việc phát triển hệ thống thu gom chính thức nói trên đến nay vẫn còn manh nha. Và thực trạng các sản phẩm thải bỏ như dầu thải, ắc quy vẫn là mặt hàng được các cơ sở xử lý không hợp pháp săn mua với giá cao hơn so với cơ sở thu gom và xử lý được cấp phép. Do vậy, cùng với việc đẩy mạnh tuyên truyền, rất cần có thêm chế tài đủ mạnh để doanh nghiệp, người dân có trách nhiệm trong việc thu hồi sản phẩm thải bỏ, tránh gây tổn hại đến môi trường.
ay Thao muauốn
Nhận xét
Đăng nhận xét