Ngày 12 tháng 11 năm 2018 thứ hai,
Ngày 12 tháng 11 năm 2018 thứ hai, thời tiết thị xã với 28-23 độC độ ẩm 95%,
5h sáng tôi đi bộ thể dục quanh THÀNH CỔ cùng bà Thêm, đến 7h sang nhà Hải sắt
uống trà với ông Ngọc không phải đi giao ban do UBND phường đi tập huấn, do xóa
bỏ chương trình cũ nên mất 1 ngày làm lại danh bạ…13h xuống dự đưa tang cụ
Viễn…16h mua thuốc tẩy giun cho con BUN
Quốc hội phê chuẩn Hiệp định CPTPP
Kinhtedothi - Chiều 12/11, với 100% đại biểu có mặt tán thành, Quốc hội đã biểu quyết và thông qua Nghị quyết Phê chuẩn Hiệp định Đối tác Toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái Bình Dương cùng các văn kiện liên quan (Hiệp định CPTPP).
TIN LIÊN QUAN
Việt Nam cần phương án ứng phó tác động bất lợi từ CPTPP
- Hiệp định Đối tác Toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP): Chất xúc tác để Việt Nam cải cách
- Đại biểu Quốc hội đề nghị có phương án chủ động ứng phó rủi ro khi tham gia CPTPP
- Đã có quốc gia thứ 4 thông qua CPTPP
- Đếm ngược 60 ngày để CPTPP có hiệu lực
Nghị quyết nêu rõ, áp dụng toàn bộ nội dung của Hiệp định CPTPP, trong đó áp dụng trực tiếp các quy định của Hiệp định CPTPP tại phụ lục 2.
Quốc hội giao Chính phủ, Tòa án Nhân dân Tối cao, Viện Kiểm sát Nhân dân Tối cao và các tổ chức, cơ quan có liên quan theo thẩm quyền tiến hành rà soát các dự án và các văn bản pháp luật khác để kiến nghị cơ quan có thẩm quyền sửa đổi, bổ sung hoặc ban hành mới kịp thời, bảo đảm tính thống nhất của hệ thống pháp luật và đúng lộ trình thực hiện các cam kết trong Hiệp định CPTPP.
Quốc hội giao Thủ tướng Chính phủ chịu trách nhiệm phê duyệt và chỉ đạo các cơ quan, tổ chức có liên quan ở trung ương và địa phương triển khai kế hoạch thực hiện Hiệp định CPTPP; chú trọng đào tạo nguồn nhân lực để bảo đảm tận dụng và phát huy các cơ hội, lợi ích mà Hiệp định CPTPP đem lại; đồng thời xây dựng, triển khai hiệu quả các biện pháp phòng ngừa và xử lý những tác động bất lợi có thể phát sinh trong quá trình thực hiện Hiệp định CPTPP; thông tin, tuyên truyền kịp thời, đầy đủ nội dung Hiệp định để tạo sự thống nhất trong nhận thức và hành động của hệ thống chính trị, DN và người dân về việc Việt Nam tham gia Hiệp định CPTPP.
Trước đó, báo cáo giải trình, tiếp thu ý kiến của các vị đại biểu Quốc hội, Chủ nhiệm Ủy ban Đối ngoại Nguyễn Văn Giàu cho biết, đa số các vị đại biểu Quốc hội đều tán thành về sự cần thiết phê chuẩn Hiệp định CPTPP. Đây là một quyết định chính trị quan trọng, khẳng định nước ta chủ động trong hội nhập quốc tế, nâng cao nội lực, khả năng ứng phó với tác động của kinh tế thế giới, đồng thời thúc đẩy việc đàm phán, ký kết các Hiệp định thương mại tự do khác.
Có ý kiến cho rằng không nên yêu cầu Chính phủ hàng năm báo cáo Quốc hội về việc thực hiện Hiệp định CPTPP. Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho rằng, theo quy định của Luật Điều ước quốc tế, hàng năm, Chính phủ sẽ có báo cáo chung về tình hình ký kết và thực hiện điều ước quốc tế, trong đó có nội dung của Hiệp định CPTPP.
Về ý kiến cho rằng, hành vi đòi hối lộ đã được quy định tại điểm g khoản 2 Điều 354 Bộ Luật Hình sự năm 2015 nên không cần đưa vào Phụ lục 3. Tiếp thu ý kiến của đại biểu Quốc hội, Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã tiếp thu và thể hiện trong dự thảo Nghị quyết.
Chủ nhiệm Nguyễn Văn Giàu cũng cho biết, có ý kiến cho rằng Dự thảo Luật Phòng chống tham nhũng (sửa đổi) đang được Quốc hội xem xét thông qua tại Kỳ họp thứ 6 nên đề nghị Chính phủ phối hợp với các cơ quan đề xuất nội luật hóa ngay trong lần sửa đổi Luật Phòng chống tham nhũng lần này. Ủy ban Thường vụ Quốc hội lý giải, theo báo cáo thuyết minh của Chính phủ, nội dung cần sửa đổi đã được tích hợp, đưa vào dự thảo trình Quốc hội tại kỳ họp 6.
Tuy nhiên, do Dự thảo Luật Phòng chống tham nhũng (sửa đổi) chưa được Quốc hội thông qua vào thời điểm phê chuẩn Hiệp định nên Ủy ban Thường vụ Quốc hội kiến nghị vẫn giữ Luật này tại Phụ lục 3, đảm bảo đầy đủ, chặt chẽ. Ngoài ra, có một số ý kiến đóng góp cụ thể về kỹ thuật văn bản, Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã chỉ đạo Ủy ban Đối ngoại của Quốc hội và các cơ quan liên quan nghiên cứu tiếp thu và thể hiện trong dự thảo Nghị quyết phê chuẩn Hiệp định CPTPP.
Phụ lục: Các cam kết/nhóm cam kết trong Hiệp định CPTPP được áp dụng trực tiếp khi Hiệp định có hiệu lực đối với Việt Nam xem TẠI ĐÂY
TIN CÙNG CHUYÊN MỤC
Nhận xét
Đăng nhận xét