Ngày 16 tháng 11 năm 2018 thứ sáu
Ngày 16 tháng 11 năm 2018 thứ sáu, thời tiết thị xã với 29-24 độC độ ẩm 100%,
5h sáng tôi đi bộ thể dục quanh THÀNH CỔ, đến 7h sang nhà Hải sắt uống trà sớm với
ông Ngọc để đi cắt chìa khóa ngõ Vườn hoa cho bà chủ nấu cơm thay khi cần &
vào nhà Hải Minh sớm theo dự kiến 8h đi xuống BÚN THƯỢNG gửi lễ đổi mả 2 cụ họ
Dương cùng ông Bích ăn trưa ở nhà ông Hạnh đến 10:40 về nấu cơm cho nhà Hải
Minh, Hà Vy dậy ăn sáng & đi lớp
ngoan. CHÓ NHÀ CÔ ĐÔNG vẫn TRU BAN NGÀY…19h đưa giấy mời tối mai kỷ niệm 88 năm
ngày thành lập MTTQVN tổ Hậu Ninh sau đó xem VN-MALAISIA tại sân Mỹ Đình, đăng
ảnh cột cờ Sơn Tây lên mạng… 15h
ông Kỳ, bà Phượng thay mặt tổ dân phố vào quyên góp tiền để nạo vét cống ngoài
ông bà Trung-Vinh
Uống rượu văn minh sẽ không ai "đụng chạm, cản trở"!
XÃ HỘI | 11:59 Thứ Sáu ngày 16/11/2018
Tác hại rượu bia với sức khỏe con người Mỗi năm người Việt tiêu thụ 305 triệu lít rượu, 4,1 tỷ lít bia
(HNMO) - Với thời gian thảo luận gói gọn trong một buổi sáng 16-11, tại kỳ họp thứ sáu, Quốc hội khóa XIV, hơn 30 đại biểu đã có ý kiến, tranh luận về dự thảo Luật Phòng, chống tác hại của rượu bia. Ngay tên gọi của dự thảo Luật đã thu hút sự quan tâm tranh luận, đưa ra cách nhìn đa chiều của nhiều đại biểu.
Đại biểu Trần Quang Chiểu (Đoàn Nam Định). |
Đầu phiên thảo luận, đại biểu Trần Quang Chiểu (Đoàn Nam Định) phân tích, nếu tên gọi là "Luật Phòng, chống tác hại của rượu bia" thì chẳng khác nào khẳng định rượu bia là có hại, gây ra hiểu nhầm không đáng có. "Nếu rượu và bia là tác hại thì chúng ta nghĩ gì với truyền thống dâng chén rượu thành kính thắp hương thờ cúng tổ tiên; mời khách đến chơi nhà chén rượu nhạt hay nghi thức 'cụng ly' trong các hoạt động đối ngoại..." - đại biểu nêu.
Với mục đích của Luật là bảo vệ sức khoẻ nhân dân, theo đại biểu, đối tượng chịu tác động chính của Luật là người sản xuất phải bảo đảm chất lượng sản phẩm và người tiêu dùng có ý thức. Do vậy, tên luật cần hướng đến hành vi của người sản xuất và người sử dụng, vì bản thân sản phẩm là không có hại. Vì trên thế giới và thị trường trong nước đã có sản phẩm có độ cồn tương đương với bia song không đăng ký là bia. Nếu Luật chỉ điều chỉnh với rượu và bia thì chưa bao quát hết thực tiễn diễn ra và mục đích của Luật khi ban hành.
Do đó, tên của Luật cần bao quát thực tiễn, dễ hiểu, phản ánh đúng nội dung của Luật và nên đổi thành "Luật Kiểm soát đồ uống có cồn" hoặc "Luật Phòng chống tác hại của lạm dụng đồ uống có cồn".
Đại biểu Nguyễn Quang Tuấn (Đoàn Hà Nội). |
Tranh luận ngay sau đó, đại biểu Nguyễn Quang Tuấn (Đoàn Hà Nội) lưu ý, nội hàm tên gọi của dự án Luật là phòng tác hại rượu bia và chỉ phòng cái có hại, làm tổn hại đến sức khoẻ của người dùng. Các tổ chức thế giới đã chia lạm dụng rượu, bia thành 3 loại: Uống có nguy hại đến sức khoẻ, uống quá độ và nghiện rượu. Trong đó, uống có nguy hại đến sức khoẻ là uống rượu thường xuyên, gây ảnh hưởng đến thể chất, tâm thần người sử dụng, ảnh hưởng đến xã hội. "Nếu để người uống đến mức lạm dụng thì có phòng cũng đã quá muộn. Ví dụ như nếu cháy nhà rồi mà mới dập thì ít nhiều tài sản cũng bị nguy hại" - đại biểu Tuấn so sánh.
Cùng đoàn Hà Nội, đại biểu Trần Thị Phương Hoa thể hiện quan điểm ủng hộ phương án tên gọi số 1 như tờ trình của Chính phủ là "Luật Phòng chống tác hại của rượu bia", bởi lẽ tên gọi này gắn gọn, dễ hiểu, dễ tuyên truyền, rõ mục tiêu, quan điểm của Luật đặt ra là phòng ngừa, nâng cao nhận thức của người dân về tác hại của rượu, bia ngay từ khi tiếp cận.
"Có đại biểu cho rằng tên gọi có nghĩa là phòng chống cả mặt có lợi của rượu bia; có đại biểu hiểu là cấm uống rượu bia. Rượu bia cũng có lợi ích nhất định nhưng tác hại của nó rất lớn, mà Luật chỉ đề cập đến phòng chống cái có hại. Ví dụ, có người chỉ uống một chén đã say, có người uống đến 6,7 chén mới say, ảnh hưởng đến mọi người xung quanh, đó là tác hại của rượu mang lại. Nếu nhận thức được điều đó mà phòng tránh ngay từ ban đầu sẽ không để ảnh hưởng đến sức khoẻ của bản thân" - đại biểu đoàn Hà Nội khái quát.
Đại biểu Trần Thị Phương Hoa. |
Với phương án tên gọi số 2 là "Luật Phòng chống tác hại của lạm dụng rượu bia", theo đại biểu, khó có thể phòng chống được. Vì đã nói đến lạm dụng là sử dụng thường xuyên, liên tục hoặc tăng liều lượng, nồng độ ngày càng cao, lạm dụng sẽ dễ dẫn đến say, mà đã say thì dễ dẫn đến nghiện. Thực tế, người say thì không hay biết mình say lúc nào; người nghiện rượu cũng không hay mình sẽ nghiện lúc nào. Do đó, nếu để lạm dụng rồi thì khó có thể phòng chống được.
"Phương án tên gọi 1 là tối ưu nhất, giúp người dân có ý thức phòng tránh ngay từ khi tiếp cận sản phẩm" - đại biểu Nguyễn Thị Phương Hoa khẳng định.
Không đồng ý với cả 2 phương án tên gọi mà Chính phủ xin ý kiến, đại biểu Phạm Khánh Phong Lan (Đoàn TP Hồ Chí Minh) kiến nghị tên gọi "Luật Kiểm soát rượu bia", để có sự bao quát, chính xác hơn về mục tiêu.
Đại biểu phân tích, nếu nói phòng chống tác hại của rượu bia thì chỉ đề cập đến khía cạnh y tế, trong khi rượu bia phải xét trên nhiều khía cạnh, cả y tế, kinh tế, văn hoá và thói quen lâu đời. Kiểm soát rượu bia thì sẽ phân định được trách nhiệm nhà nước sẽ kiểm soát khâu sản xuất, lưu thông; người uống phải tự kiểm soát việc sử dụng rượu bia trong chừng mực để dần thay đổi văn hoá.
"Cần có luật nhưng phải thực tiễn và khả thi, chấp nhận phải thay đổi dần theo lộ trình. Mục tiêu của chúng ta là hạn chế sử dụng rượu bia và giải quyết tác hại khi đã lạm dụng rượu bia" - đại biểu Lan nêu.
Đại biểu Thạch Phước Bình (Đoàn Trà Vinh) bày tỏ băn khoăn về yếu tố "phòng chống" trong tên gọi sẽ dễ gây hiểu nhầm, bởi người uống ở mức độ vừa phải vẫn bảo đảm sức khỏe. Theo đại biểu, mục tiêu chính là kiểm soát việc lạm dụng rượu bia, do đó nên xem xét thay thế "phòng chống" bằng "kiểm soát" để phù hợp hơn. Tên gọi của Luật nên sửa theo hướng Luật Kiểm soát đồ uống có cồn.
Tranh luận cuối phiên làm việc, đại biểu Dương Trung Quốc (Đoàn Đồng Nai) nêu một số câu hỏi cho cơ quan soạn thảo rằng, trên thế giới có bao nhiêu nước đặt tên Luật như Việt Nam? Nếu Luật được thông qua, Bộ Y tế có hạn chế việc sản xuất các loại rượu uống không, vì rượu bổ có tác dụng nhất định. Theo đại biểu, về tên gọi, nên dùng chữ "kiểm soát" là hợp lý nhất, và nhà nước, cộng đồng, mỗi người tự kiểm soát mình trong sản xuất, sử dụng rượu bia thì mới dẫn đến thành công.
Bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thị Kim Tiến. |
Cuối phiên thảo luận, thay mặt ban soạn thảo, Bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thị Kim Tiến cho biết sẽ tiếp thu ý kiến đóng góp xác đáng từ nhiều góc cạnh khác nhau của các đại biểu, trên tinh thần xây dựng Luật có lợi cho người dân ở mức cao nhất.
Khẳng định quá trình làm luật này rất khó khi có sự "đối đầu" giữa mong muốn bảo vệ sức khoẻ con người tối đa và các nhà sản xuất, kinh doanh muốn doanh thu lợi nhuận, Bộ trưởng cho biết, Luật cố gắng tiếp cận hài hoà giữa các yếu tố sức khoẻ, kinh tế và xã hội, trong đó ưu tiên hàng đầu là bảo vệ sức khoẻ con người. Các khía cạnh khác được chi phối bởi các luật khác và phải đồng bộ với các luật hiện hành, có tính khả thi.
Với kinh nghiệm quốc tế, việc xây dựng Luật dựa theo nguyên tắc cơ bản là giảm tính sẵn có của rượu bia; tăng thuế tiêu thụ đặc biệt với rượu bia để giảm người uống, tăng nguồn thu ngân sách và kiểm soát quảng cáo rượu bia.
Về tên gọi của dự thảo Luật, Bộ trưởng Bộ Y tế mong muốn được giữ như phương án 1 với lý do vừa dễ hiểu, vừa đơn giản. Luật sẽ chỉ phòng chống tác hại của rượu bia trong cả quá trình sản xuất, kinh doanh, tiêu thụ, cách uống mà không đả động đến văn hoá của rượu bia hiện nay. "Không phải khi Luật ban hành là cấm rượu bia và cấm uống rượu bia, mà hướng người uống ở sự văn minh hơn với chén rượu ngon, với sự vui vì có bạn hiền. Đó là nét văn hoá mà không ai đụng chạm, cản trở" - Bộ trưởng Nguyễn Thị Kim Tiến khẳng định.
Trả lời các câu hỏi mà đại biểu Dương Trung Quốc (Đoàn Đồng Nai) nêu ra cuối phiên thảo luận về tên gọi của luật này trên thế giới, Bộ trưởng cho biết, cách đặt tên như dự thảo hiện nay thiên về "phòng chống" thay vì "kiểm soát" do đây là ngôn từ dễ hiểu, dễ gần với người dân Việt Nam.
Nhận xét
Đăng nhận xét