Ngày 19 tháng 01 năm 2019 thứ bảy
Ngày
19
tháng 01 năm 2019 thứ bảy, thời tiết thị xã với 18-.>23 độ
C
sáng rét đã giảm dần với độ ẩm 80%, sáng nay
5:15 chạy bộ thể dục quanh đường Lê Lợi-Phó đức Chính-Đinh Tiên Hoàng & đi
bộ quanh Phú Hà để được thông thoáng, về cho Sói đi vệ sinh, 7:30 tổng vệ sinh
trang phục thì anh Quân công nhân công ty cấp nước sạch đến kiểm tra hóa
đơn, xem đồng hồ nói với bà chủ là: về làm đề xuất thay đồng hồ mới đến chiều
vẫn chưa thay có lẽ phải sang tuần, 8h vào cho mấy con cún ăn phụ, riêng con
vàng nhỏ không ăn…đến trưa chủ nó về lại ăn bình thường.
Lễ hội 2019: Quản chặt nhưng không để mất bản sắc
Công bố số điện thoại đường dây nóng xử lý thông tin về lễ hộiGò Đống Đa sẽ nhận Bằng di tích quốc gia đặc biệt vào dịp Tết Nguyên đán
(HNMO) – Chiều 18-1, Bộ Văn hoá, Thể thao và Du lịch (VH,TT&DL) tổ chức Hội nghị triển khai công tác quản lý và tổ chức lễ hội năm 2019. Nhiều địa phương cũng thông báo các phương án tổ chức nhằm bảo đảm lễ hội diễn ra đúng tinh thần an toàn, văn minh.
Mùa lễ hội 2018 được đánh giá tốt về công tác quản lý. Năm 2019, nhiều địa phương tiếp tục có sự đổi mới về tổ chức với hy vọng thực hiện mùa lễ hội an toàn, văn minh. |
Tín hiệu đã... vui!
Theo báo cáo của Bộ VH,TT&DL, năm 2018, tình hình quản lý lễ hội nói chung của cả nước diễn ra khá bình yên. Nhiều lễ hội thay đổi cách tổ chức nên những vấn đề “nóng” đã được kiểm soát.
Điển hình là lễ hội Đền Sóc, xã Phù Linh (Sóc Sơn, Hà Nội) không còn hiện tượng tranh giành cướp lộc; hội làng Sơn Đồng (lễ hội Giằng Bông), huyện Hoài Đức (Hà Nội) rút ngắn thời gian giằng bông, không tổ chức trò chơi chọi gà nhằm loại trừ hiện tượng cờ bạc trá hình; BTC lễ hội đền Bà Chúa Kho (Bắc Ninh) vận động tuyên truyền khách thập phương hạn chế đốt vàng mã; BTC lễ hội Đền Trần (Nam Định) đã niêm yết giá vé trông giữ xe công khai theo quy định, lập đường dây nóng tiếp nhận ý kiến của người dự hội, lắp thêm camera để kiểm soát an ninh và khắc phục hiện tượng “đưa tiền lấy ấn”; lễ hội Đúc Bụt (Vĩnh Phúc) đã tổ chức nghi lễ cướp chiếu thiêng với phương án bảo đảm an toàn, an ninh, trật tự; lễ hội chọi trâu Đồ Sơn (Hải Phòng) tổ chức theo đúng Đề án đổi mới công tác tổ chức quản lý…
Mặc dù có nhiều chuyển biến, nhưng theo đánh giá của Bộ VH,TT&DL mùa lễ hội 2018 vẫn còn một số hạn chế cố hữu chưa được khắc phục như: Một số địa phương vẫn để xảy ra hiện tượng chen lấn xô đẩy, đốt vàng mã bừa bãi; các hoạt động lễ hội chọi trâu vẫn còn tình trạng bán thịt trâu chọi với giá cao; nếp sống văn hoá trong hoạt động lễ hội đôi khi còn chưa được thực hiện, còn hiện tượng cán bộ, công chức đi lễ vào giờ hành chính…
Hội nghị tổng kết lễ hội 2018 do Bộ VH,TT&DL tổ chức với sự tham gia của nhiều địa phương. |
Đánh giá chung về hoạt động công tác lễ hội 2018, ông Phạm Xuân Phúc, Phó Chánh thanh tra Bộ VH,TT&DL nhận định, tổng thể chung của mùa lễ hội 2018 mang màu sắc tươi vui, an toàn và văn minh. Bà Ninh Thị Thu Hương, Cục trưởng Cục Văn hoá cơ sở cũng đồng tình với nhận đình này khi cho rằng, năm 2018, ngành quản lý văn hoá đã có những thành công nhất định trong quản lý lễ hội.
Theo bà Hương, thành công trong công tác quản lý lễ hội là do những đổi mới trong các nghị định quản lý lễ hội. Cụ thể, trong Nghị định 110/2018/NĐ-CP quy định về quản lý và tổ chức lễ hội đã giúp cho việc quản lý tốt hơn. Bộ VH,TT&DL giao quyền cấp phép tổ chức lễ hội cho UBND các cấp ở địa phương thay vì Sở VH,TT&DL như trước. Điều này giúp cho các địa phương sâu sát hơn với công tác tổ chức ở địa bàn mình quản lý.
Điểm mới khác là, Nghị định mới cũng nhấn mạnh việc phối hợp và nêu trách nhiệm rõ ràng giữa các Bộ, ngành như: Bộ VH,TT&DL, Bộ Công thương, Bộ Tài chính, Bộ Thông tin và truyền thông, Ngân hàng Nhà nước… Bộ VH,TT&DL quản lý về cách thức tổ chức; Bộ Công an chịu trách nhiệm về an ninh, trật tự; Ngân hàng Nhà nước Việt Nam kiểm soát chặt chẽ việc đổi tiền lẻ… Việc phối hợp và phân cấp rõ chức năng nhiệm vụ của mỗi ngành, góp phần tạo sự chuyển biến mạnh trong công tác quản lý lễ hội năm 2018.
Tránh hiện tượng “đùn đẩy trách nhiệm”
Tại hội nghị, đại diện các địa phương cũng thông báo nhiều đổi mới trong cách thức tổ chức lễ hội năm 2019, để lễ hội có thể hạn chế hơn nữa những thiếu sót, đặc biệt là những lễ hội có màu sắc bạo lực.
Lễ hội phết Hiền Quan (Phú Thọ) luôn là điểm nóng về yếu tố bạo lực (ảnh minh hoạ). |
Là một trong những địa phương có nhiều “điểm nóng” về lễ hội như: Lễ hội cướp phết Hiền Quan, lễ hội cầu trâu, lễ hội Đúc Bụt, ông Nguyễn Việt Trung, Phó Giám đốc Sở VH,TT&DL tỉnh Phú Thọ cho biết, trong lễ hội cầu trâu, địa phương cương quyết không tổ chức đập đầu trâu phản cảm mà chỉ tổ chức theo hình thức mô phỏng. Việc này vừa bảo đảm người dân vẫn vui vẻ dự hội, vừa không gây phản cảm, bức xúc.
Với lễ hội phết Hiền Quan, ông Nguyễn Việt Chung cho biết, UNBD huyện Tam Nông (địa phương diễn ra lễ hội) đã xây dựng xong đề án tổ chức. Theo đó, năm nay, Ban tổ chức sẽ thực hiện hoạt động cướp phết tại khu vực có diện tích 1000m2, được bố trí 4 lớp hàng rào kiên cố, mỗi lớp rào lại có lực lượng an ninh để tránh tình trạng người dân và du khách ào vào khu vực tranh phết. Năm nay, BTC cũng khắt khe hơn trong việc chọn người tham gia tranh phết, sẽ chỉ có 50 người thay vì 100 người như mọi năm. Thanh niên tham gia tranh phết phải là người xã Hiền Quan, mặc trang phục phân làm hai màu xanh và đỏ để cướp phết.
Lễ hội chọi trâu ở nhiều địa phương như Hải Phòng, Vĩnh Phúc, Phú Thọ cam đoan thực hiện đúng Đề án tổ chức (ảnh minh hoạ) |
Cũng nói về việc thay đổi phương pháp tổ chức lễ hội, ông Quảng Đức Hạnh, Phó Giám đốc Sở VH,TT&DL tỉnh Vĩnh Phúc bày tỏ, năm nay địa phương cam đoan tổ chức lễ hội chọi trâu Hải Lựu đúng tinh thần chỉ đạo của Bộ VH,TT&DL, không bán vé thu tiền mà chỉ nhận công đức của người dân. Mùa lễ hội 2019, BTC lễ hội chọi trâu Hải Lựu vẫn duy trì 16 cặp trâu (32 con) nhưng từ năm 2020, BTC sẽ giảm xuống còn 10 cặp đấu. Trâu chọi sẽ có đường đi riêng, khán đài được rào chắn cẩn thận để người dân không vào được khu vực chọi.
Với lễ hội Đúc Bụt (cướp chiếu) của tỉnh Vĩnh Phúc – một trong những lễ hội được xem là thường để xảy ra tình trạng chen lấn, xô đẩy, ông Quảng Đức Hạnh cho hay, năm nay Sở quán triệt địa phương phải thay đổi cách tổ chức. Những chiếc chiếu được sử dụng trong lễ hội sẽ được đặt may đơn giản, dễ rút để tránh việc người dân lao vào tranh giành, giằng co.
Lễ hội Đúc Bụt (cướp chiếu) ở Vĩnh Phúc (ảnh internet) |
Một trong những lễ hội được dư luận quan tâm thời gian qua là Lễ hội đền Trần (Nam Định), dù nhiều năm nay đã thay đổi hình thức, thời gian phát ấn nhưng tình trạng chen lấn, xô đẩy vẫn diễn ra do lượng người dự hội đông. Ông Nguyễn Đức Bình, Trưởng Ban quản lý Lễ hội đền Trần bày tỏ, năm nay BTC lễ hội vẫn thực hiện theo đúng đề án mặc dù BTC có nhận được nhiều ý kiến muốn quay trở lại thời gian phát ấn theo truyền thống, tức là vào 24h đêm. Lý do của việc vẫn giữ nguyên đề án tổ chức, thay đổi thời gian phát ấn muộn hơn, bởi lượng khách đổ về đền Trần năm nào cũng “kín đặc”, nếu việc phát ấn tổ chức như trước thì BTC sẽ… “vỡ trận”.
Với lễ hội Hà Nội, bà Bùi Thị Thu Hiền, Phó Giám đốc Sở VH-TT Hà Nội cho biết, công tác quản lý lễ hội Hà Nội 2019 tiếp tục chú trọng vào việc triển khai tuyên truyền quy tắc ứng xử trong các lễ hội. Những lễ hội lớn từng có hình ảnh chưa đẹp như hội Gióng đền Sóc, lễ hội chùa Hương… sẽ tăng cường quản lý. Hội Sóc sẽ tiếp tục thay đổi hình thức tán lộc; hội chùa Hương rút kinh nghiệm sâu sắc từ những lần tổ chức trước, tránh có những hình thức phát lộc tự phát.
Trước việc nhiều địa phương đề xuất những phương án thay đổi cách tổ chức để lễ hội năm 2019 diễn ra an toàn và lành mạnh hơn, PGS.TS Nguyễn Thị Phương Châm - Viện trưởng Viện nghiên cứu văn hoá Việt Nam lưu ý, lễ hội là hoạt động vui vẻ của cộng đồng, nhân dân địa phương trong khoảng thời gian nhất định. Việc kiểm soát, quản lý lễ hội là việc cần phải thực hiện hài hoà để nhân dân vẫn vui mà không mất đi bản sắc văn hoá của lễ hội.
Kết luận tại Hội nghị, Thứ trưởng Bộ VH,TT&DL Trịnh Thị Thuỷ nhấn mạnh, mùa lễ hội 2019 chuẩn bị khai hội, các địa phương phải thật tập trung để tổ chức tốt theo đúng đề án và chủ trương của Bộ VH,TT&DL. Ngoài ra, các địa phương cũng cần phải tập trung đẩy mạnh công tác tuyên truyền để người dân dự hội hiểu hơn giá trị truyền thống, bản sắc văn hoá của các lễ hội, tránh có những hành động phản cảm, thiếu hiểu biết.
“Hiện nay, vẫn có tình trạng “đùn đẩy trách nhiệm”, vì vậy, các địa phương, BTC các lễ hội phải phân cấp quản lý chặt chẽ, rõ người rõ việc”, thứ trưởng Trịnh Thị Thuỷ bày tỏ.
Nhận xét
Đăng nhận xét