Ngày 31 tháng 01 năm 2019 thứ năm


Ngày 31 tháng 01 năm 2019 thứ năm HAI MƯƠI SÁU THÁNG CHẠP MẬU TUẤT  thời tiết thị xã với 18-.>26 độ C sáng ấm dần với độ ẩm 77%, sáng nay 5:20 chạy bộ thể dục quanh đường Lê Lợi-Phó đức Chính-Đinh Tiên Hoàng & đi bộ quanh khu đô thị Phú Thịnh, đi bộ  quay lại nhà Hải Minh bằng xe cào cào để giúp làm quen nơi ở mới của Sói mẹ, hỏi các con nhận nên trưa nay mang cái màn tuyn mới của may 10 cho gường mới tầng 2. trưa nay vào đã mang theo màn mới để Hải Minh dùng trên tầng hai. Từ :30 đến 10:30 chúng tôi xuống nghĩa trang liệt sỹ thị xã, vào đồi Sui làm lễ mới các tiền nhân về ăn tết Kỷ Hợi cùng gia đình….Trưa ông bà ngoại Hà Vy vào cho bưởi cúng tết, mời con cháu 29 tháng chạp về dự tất niên trong Z15, Chiều trời Sơn Tây nắng nóng…

Thứ năm, 31/1/2019, 15:53 (GMT+7)

    


Bụi ‘tử thần’ không khí ở Hà Nội có lúc chạm ngưỡng nguy hại

Nhiều điểm đo ở Hà Nội ghi nhận chất lượng không khí (AQI) có lúc gần chạm mức nguy hiểm, trong đó nhiều nhất là bụi mịn PM 2.5.

Cảnh báo từ các Ứng dụng kiểm tra mức độ ô nhiễm tại các thành phố lớn trên thế giới và tại các trạm quan trắc cho thấy chỉ số AQI ở Hà Nội trong mấy ngày qua có lúc lên tới 218 (ngày 25/1 ở mức độ rất không lành mạnh - cảnh báo là màu tím). Ngày 31/1 chỉ số này là 108 - mức không lành mạnh cho da nhạy cảm - cảnh báo màu cam.
Các chỉ số chất lượng không khí ở Hà Nội biến động theo giờ. Thời điểm cao nhất thường là buổi sáng (từ 7- 8h) và chiều (18-19h), giảm xuống thấp nhất vào giữa trưa (13-14h) và ban đêm (23h-1h). 
Chỉ số chất lượng không khí trong ngày 25/1 cao nhất trong mấy ngày qua. Ảnh chụp màn hình.
Chỉ số chất lượng không khí trong ngày 25/1 cao nhất trong mấy ngày qua. Ảnh chụp màn hình.
AQI là một chỉ số để báo cáo chất lượng không khí hàng ngày đối với 5 chất ô nhiễm cơ bản của không khí (bụi PM10, SO2, NO2, CO và O3).
Đáng lưu ý, với bụi PM10 (bụi có đường kính khí động học nhỏ hơn hoặc bằng 10µm, 1µm = 1 phần triệu m) và bụi PM2.5 (được ví là bụi "tử thần") chạm ngưỡng nguy hại. Theo các chuyên gia, khi nồng độ bụi trong không khí càng lớn, đường kính hạt bụi càng nhỏ (PM5, PM2.5) thì bụi càng thâm nhập vào sâu trong phổi và gây tác hại càng nguy hiểm đối với sức khỏe con người.
Theo GS Phạm Ngọc Đăng, Phó Chủ tịch Hội Bảo vệ thiên nhiên môi trường Việt Nam, ô nhiễm bụi PM10, PM2.5 của Hà Nội đang ở mức độ ô nhiễm nặng nhưng không có ngày nào có mức độ ô nhiễm nguy hiểm (mức nguy hiểm là khi nồng độ bụi trung bình ngày thực tế lớn hơn trên 3 - 4 lần trị số giới hạn tiêu chuẩn cho phép, hoặc là chỉ số AQI ≥ 300). 
So sánh bụi mịn. Đồ họa: Hoàng Hiệp.
So sánh bụi mịn. Đồ họa: Hoàng Hiệp.
Ông Đăng khẳng định các chỉ số hiện tại không mang tính đại diện mà chỉ phản ánh ở từng thời điểm khác nhau. Do đó, vào thời điểm giao thông đi lại nhiều, gió cuốn bụi lên thiết bị đo, cộng với thời tiết hanh khô và nghịch nhiệt trong mùa đông (trên lạnh, dưới nóng) dẫn tới chỉ số đo thực tế tăng vọt.
Muốn tính chất lượng không khí một thành phố, mật độ trạm quan trắc phải rải đều và theo dõi trung bình trong một khoảng thời gian nhất định. Ví dụ để đánh giá mức độ ô nhiễm không khí của một địa phương, người ta phải lấy trị số trung bình đo của 24 giờ liên tục trong ngày đó làm đại diện, còn trong năm thì phải căn cứ vào trị số trung bình đo của cả năm liên tục (365 ngày x 24 giờ đo) làm trị số đại diện.
"Không thể lấy trị số đo tức thời bất thường ở một thời điểm nào đó làm trị số đại diện để đánh giá mức độ ô nhiễm không khí nói chung cho cả ngày, cả tháng hay cả năm của thành phố được", GS Phạm Ngọc Đăng nói.
Tại Hà Nội hiện có khoảng 10 trạm quan trắc đặt rải rác toàn thành phố và các khu vực giao thông, các trạm hiện nay đo 24/24h. Giới chuyên môn cho rằng, để có được số liệu tổng quát và đại diện cần có mạng lưới quan trắc phủ đều trên tổng số mật độ dân cư. Như ở Mỹ, trung bình 400.000 dân có một trạm quan trắc, còn ở Việt Nam cả nước hiện có khoảng 40 trạm. 
GS Phạm Ngọc Đăng cho rằng không thể nói không khí Hà Nội ô nhiễm ngang với Bắc Kinh nhưng thực tế cho thấy chất lượng không khí đang xuống cấp. Nguyên nhân là do Hà Nội đang xây dựng quá nhiều công trình và bụi mịn (PM10, PM2.5) cũng có thể di chuyển từ nơi khác đến do tác động của gió, giao thông khiến cho tình trạng ô nhiễm trầm trọng hơn. 

Bích Ngọc




Nhận xét

Bài đăng phổ biến từ blog này

Hôm nay ngày 13/7/2024 thứ bảy

Hôm nay ngày 11 tháng 8 năm 2024 Chúa nhật

Hôm nay ngày 06/7/2024 thứ bảy