Ngày 07/6/2019 thứ sáu


Ngày 07/6/2019 thứ sáu, 6H PHƯỜNG LÊ LỢI ĐI DU LỊCH SẦM SƠN, 6:40 chị Hà Vy dậy cùng bà nội đi mau bánh mỳ ăn sáng, hôm nay bà nội cho Vy ở nhà do đêm qua sốt nhẹ, nôn,7h cùng ông Ngọc sang nhà Hải sắt uống trà, bà mẹ Giang chồng Bộp gọi điện thống nhất giờ lễ hỏi Bích 9:30 ngày 22/6/2019 thứ bảy, 9h ngày 23/6/19 CN đón dâu; 8:30 bà nội cho Vy vào nhà Hải Minh chơi đến 11:11 mới về, qua Phú Hà xem trường Hải Minh nhưng đóng cửa. 10:30 Hằng gọi nhờ lấy kết quả, nói cháu chuyển hồ sơ cho bác Tháp ngõ Rau, phường lê Lợi hẹn sáng 12/6/19 lấy giấy xác nhận tình trang hôn nhân rồi chuyển cho anh Tú mang về Dương Nội. DươngThu Hằng 11/12/1993,số CMT 017148398 ngày 23/3/2010 CAHN; congdanleloi01@gmail.com; 0983646006. Chiều nay Hà Vy chơi với bà nội ở nhà 15:30 tôi về thay ca sau đó đi đón Hải Minh.

Bộ Công thương đề xuất tăng cường mua điện từ Trung Quốc


(Thị trường) - Bộ Công thương đề xuất cho phép EVN đàm phán để tăng nhập khẩu điện Trung Quốc qua các đường dây 220kV hiện hữu.

Ngày 4/6, Bộ Công thương đã có văn bản báo cáo tình hình thực hiện các dự án điện trong quy hoạch điện VII điều chỉnh.
Nguy cơ thiếu điện vào năm 2020 nếu...
Theo Quy hoạch điện VII Điều chỉnh, dự báo sản lượng điện thương phẩm đến năm 2020 theo các phương án cơ sở là 235 tỷ kWh và phương án cao là 245 tỷ kWh. Theo đó, tốc độ tăng trưởng điện thương phẩm bình quân trong giai đoạn 2016-2020 của các phương án tương ứng là 10,34%/năm và 11,26%/năm.
Theo Bộ Công thương, các năm 2019-2020 dự kiến đưa vào vận hành khoảng 6.900 MW, trong đó các nhà máy nhiệt điện than là 2.488 MW, các nhà máy thủy điện (trên 30 MW) là 592 MW, còn lại là các dự án năng lượng tái tạo khoảng 3.800 MW (điện mặt trời khoảng 2.500 MW, điện gió 350 MW).
Hệ thống có thể đáp ứng nhu cầu điện toàn quốc. Tuy nhiên, nguồn nhiệt điện chạy dầu cần phải huy động với sản lượng tương ứng 1,7 tỷ kWh vào năm 2019 và 5,2 tỷ kWh năm 2020.
Trong trường hợp các tổ máy phát điện không đáp ứng yêu cầu về độ tin cậy vận hành hoặc không đảm bảo đủ nhiên liệu (than, khí) cho phát điện, có thể đối mặt nguy cơ thiếu điện vào năm 2020.
Các năm 2021-2025, mặc dù phải huy động tối đa các nguồn điện chạy dầu, tuy nhiên hệ thống điện không đáp ứng nhu cầu phụ tải và xảy ra tình trạng thiếu điện tại miền Nam với mức thiếu hụt tăng từ 3,7 tỷ kWh (năm 2021) lên gần 10 tỷ kWh (năm 2022), mức thiếu hụt cao nhất vào năm 2023 khoảng 12 tỷ kWh, sau đó giảm dần xuống 7 tỷ kWh năm 2024 và 3,5 tỷ kWh năm 2025.
Bo Cong thuong de xuat tang cuong mua dien tu Trung Quoc
Bộ Công thương đề nghị tăng cường mua điện từ Trung Quốc. Ảnh minh họa
Tổng công suất các nguồn điện có khả năng đưa vào vận hành cả giai đoạn 15 năm 2016-2030, dự kiến khoảng 80.500MW, thấp hơn so với dự kiến của Quy hoạch điện VII điều chỉnh khoảng hơn 15.200MW, trong đó chủ yếu thiếu hụt trong các năm từ 2018-2022 với tổng công suất trên 17.000 MW.
Nhiều dự án nguồn điện trong giai đoạn này bị chậm sang giai đoạn 2026-2030 và hầu hết là dự án nhiệt điện tại miền Nam. Do đó dẫn đến tình trạng hệ thống điện từ có dự phòng về nguồn điện 20-30% trong các năm 2015-2016, đến năm 2018-2019 hầu như không còn dự phòng và sang giai đoạn 2021-2025 xảy ra tình trạng thiếu hụt nguồn cấp điện.
Dự kiến tổng công suất các nguồn điện có khả năng vào vận hành trong giai đoạn 2021-2030 khoảng 64.200 MW, thấp hơn 10 MW so với Quy hoạch điện VII điều chỉnh (72.202 MW).
Tăng cường mua điện Trung Quốc
Một trong những giải pháp được Bộ Công thương đưa ra nhằm đảm bảo cung cấp điện là nghiên cứu và tính toán các phương án để tăng cường việc mua điện từ Lào và Trung Quốc để bổ sung công suất cho hệ thống điện, đảm bảo việc cấp điện an toàn, ổn định cho nền kinh tế.
Bộ Công thương đề nghị cho phép EVN đàm phán với Công ty Lưới điện Phương Nam (CSG) của Trung Quốc để tăng nhập khẩu điện Trung Quốc qua các đường dây 220 kV hiện hữu và phối hợp CSG đầu tư hệ thống Back-To-Back để tăng mua điện từ năm 2022 mà không phải thực hiện tách lưới;
Nghiên cứu mua điện qua cấp điện áp 500 KV để có thể mua từ năm 2025 và chấp thuận chủ trương tăng cường nhập khẩu điện từ Trung Quốc trong thời gian tới.
Giao EVN đàm phán, thống nhất với CSG về phương án nhập khẩu và các điều khoản thương mại, giá điện trong từng giai đoạn.
Bên cạnh đó, Bộ cũng yêu cầu đẩy nhanh việc khai thác thêm các mỏ nhỏ khu vực Tây Nam Bộ để bổ sung cho cụm Nhiệt điện Cà Mau trong các năm 2019-2021 khi khí lô B chưa vào vận hành; ưu tiên khí cho phát điện trong các năm 2018-2021.
Xây dựng và lựa chọn phương án hợp lý nhập khẩu LNG tại khu vực Tây Nam Bộ khi triển khai xây dựng Nhiệt điện khí Kiên Giang. Đồng thời nghiên cứu xem xét bổ sung một số nhà máy điện sử dụng khí LNG đang được UBND các tỉnh và các nhà đầu tư đề xuất như Long Sơn (Bà Rịa-Vũng Tàu), Cà Ná (Ninh Thuận) nhằm thay thế cho các nguồn điện chậm tiến độ hoặc có nguy cơ không thực hiện được (một số nhà máy nhiệt điện than).
Có các cơ chế thích hợp (bao tiêu khí, bao tiêu điện) để đẩy sớm tiến độ của các nhà máy khí sử dụng LNG Nhơn Trạch III, IV và cảng Thị Vải, đảm bảo vào vận hành năm 2022-2023. Thúc đẩy  tiến độ chuỗi khí điện Sơn Mỹ.
Trường hợp cảng nhập khẩu LNG bị chậm, xem xét sử dụng cảng LNG khu vực Cái Mép (khoảng 2 triệu tấn/năm đang xây dựng) để cấp bù khí Đông Nam Bộ hoặc xây dựng 1 nhà máy tại khu vực này trong trường hợp nguồn cung đủ, ổn định và giá hợp lý.
Bộ yêu cầu phải tăng cường tiết kiệm điện, triển khai mạnh mẽ các chương trình kiểm toán năng lượng... đặc biệt các tỉnh phía Nam.
Khuyến khích phát triển các dự án điện mặt trời áp mái, đặc biệt khu vực phía Nam để giảm áp lực nguồn cung.
Chỉ đạo các địa phương tăng cường thực hiện tiết kiệm điện trong sản xuất và tiêu dùng
Tiếp tục xây dựng và ban hành cơ chế mới hỗ trợ phát triển các nguồn điện từ năng lượng tái tạo (gió, mặt trời, sinh khối). Có cơ chế, thủ tục mua điện từ các nước láng giềng đơn giản, thuận lợi, hấp dẫn. Về dài hạn, cần xây dựng giá điện hợp lý, đủ sức thu hút các nhà đầu tư phát triển nguồn điện, nhất là các nhà đầu tư trong nước.
Tạo điều kiện cho các chủ đầu tư dự án điện mặt trời nói riêng và năng lượng tái tạo nói chung thực hiện đúng tiến độ đề xuất. Trong đó, cho phép bổ sung quy hoạch các công trình lưới điện nhằm giải tỏa công suất nguồn năng lượng tái tạo.



Nhận xét

Bài đăng phổ biến từ blog này

Hôm nay ngày 13/7/2024 thứ bảy

Hôm nay ngày 11 tháng 8 năm 2024 Chúa nhật

Hôm nay ngày 06/7/2024 thứ bảy