Ngày 27/6/2019 thứ năm


Ngày 26/6/2019 thứ tư, thời tiết Sơn Tây độ ẩm 70% với 30-37 độ trời nắng nóng gay gắt, 4:40 sáng như mọi ngày tôi dậy đi thể dục, về tắm giặt xong thì ông Ngọc gọi sang nhà Hải sắt uống trà cùng ông Long, bà Mùi, anh Hải sắt đau xương háng, mông, đầu gối không đi được, dự kiến sáng mai nhập viện ST, chiều nay cùng họ Phùng làng Tân Nghĩa Đô lên Yên Kỳ an táng ông Phát 15:10 với 80 người 18h về quán Tư lùn ăn tối, 19:30 đi xe 16 chỗ về đến nhà.
Ngày 27/6/2019 thứ năm, thời tiết Sơn Tây độ ẩm 70% với 31-38 độ trời nắng nóng gay gắt, 4:40 sáng như mọi ngày tôi dậy đi thể dục, 7:30 ông Ngọc gọi sang nhà Hải sắt uống trà với ông Long, anh Hải sắt ở nhà tự điều trị. Đã thảo xong đơn khiếu nại về lương 5,76 và 6,10 gửi UBND-TU, phòng TC UBND TX Sơn Tây về in dự kiến 01/7/19 gửi, thứ 6  thứ 77 tới trường Vietkids nghỉ hè Hải Minh chơi ở nhà cháu với ông bà.
Thứ năm, 27/6/2019, 14:36 (GMT+7)

   

Việt Nam là thị trường 'béo bở' của các hãng bán điều hòa nhiệt độ

Các nhà sản xuất điều hòa nhiệt độ trên khắp thế giới đang "nhòm" vào Việt Nam, nơi thị trường thiết bị làm mát xếp thứ hai Đông Nam Á.
Báo Nikkei miêu tả, "năm 2011, thị trường thiết bị làm mát của Việt Nam đứng thứ 8 châu Á với 660.000 máy được bán ra. Nhưng nước này đã nhanh chóng vượt qua Thái Lan vào năm 2015. Với số lượng 1,98 triệu thiết bị trong năm 2016, Việt Nam đã vươn lên thứ 3 sau Ấn Độ và Indonesia".
Việt Nam hiện là nước tiêu thị thiết bị làm mát lớn thứ 3 châu Á sau Ấn Độ và Indonesia. Ảnh: General Idea.
Việt Nam hiện là nước tiêu thị thiết bị làm mát lớn thứ 3 châu Á sau Ấn Độ và Indonesia. Ảnh: General Idea.
Hiệp hội tủ lạnh và điều hòa nhiệt độ Nhật Bản đánh giá thị trường thiết bị làm mát toàn cầu đã tăng 2,5% từ năm 2011 đến 2016, riêng châu Á tăng 34%. Tại Việt Nam, doanh thu ngành này đã tăng gấp 3, lên 150 tỷ yên (tương đương 1,35 tỷ USD).
Thu nhập của người Việt Nam tăng, kéo theo sự phát triển của các mặt hàng điều hòa nhiệt độ. Tủ lạnh và máy giặt thường là thiết bị điện tử tiêu dùng bán chạy nhất ở các thị trường đang phát triển, song song đó, nhu cầu về điều hòa nhiệt độ cũng tăng mạnh khi tổng sản phẩm quốc nội bình quân đầu người đạt 3.000 USD.
GDP bình quân đầu người của Việt Nam năm 2017 khoảng 2.300 USD, nếu tính riêng ở TP HCM là 4.000 USD và Hà Nội là 3.000 USD. Nhu cầu về điều hòa tăng mạnh ở những thành phố lớn và ở tệp khách hàng lần đầu sử dụng.
Các công ty điện tử đều chú ý tới vấn đề này và đã làm việc với phía Việt Nam để phát triển thị trường. Ví dụ, Daikin của Nhật đã đầu tư 10 tỷ USD vào việc xây dựng nhà máy với đầu ra hàng năm là 1 triệu thiết bị. Họ sẽ sử dụng kinh nghiệm của mình ở Ấn Độ để giới thiệu những dòng sản phẩm mới tại Việt Nam. 
Các công ty châu Á khác cũng đang bám sát cuộc chơi. Công ty điện tử LG đã đầu tư 1,5 tỷ USD để phát triển sản xuất tới năm 2018 tại nhà máy của hãng ở Hải Phòng để làm màn hình và điều hòa nhiệt độ. Công ty Nhật Bản Panasonic cũng tăng sản lượng của mình tại nhà máy ở Malaysia để cung cấp cho Việt Nam.
Gree, hãng máy lạnh từ Trung Quốc với 21,9% thị phần toàn cầu năm 2017, thì có hẳn một dài sản phẩm riêng cho thị trường Việt Nam, như dàn máy lạnh 100% bằng đồng, kết hợp với dàn tản nhiệt được mạ lớp chống ăn mòn để sản phẩm hoạt động bền hơn ở các vùng biển và những vùng có thời tiết khắc nghiệt. Ngoài ra, điều hòa Gree có hệ thống máy nén có thể hoạt động được ở tần số cực thấp, tiết kiệm điện đến 60% so với điều hòa thông thường, bên cạnh những sản phẩm có thể hoạt động tốt ở nhiệt độ từ -15 đến 45 độ C.
Hiện tại, theo số liệu của Nikkei, Daikin và Panasonic, mỗi hãng đều chiếm 25% thị phần máy điều hòa nhiệt độ tại Việt Nam, theo sau là LG, Samsung của Hàn Quốc, Electrolux của Thụy Điển và Gree của Trung Quốc.
Đức Thanh (theo Nikkei)

Nhận xét

Bài đăng phổ biến từ blog này

Hôm nay ngày 13/7/2024 thứ bảy

Hôm nay ngày 11 tháng 8 năm 2024 Chúa nhật

Hôm nay ngày 06/7/2024 thứ bảy