Lễ Thượng nguyên 2020 Canh Tý
Ngày 05 tháng 02 năm 2020 thứ tư,
độ ẩm 87% 17-14 độ trời sáng MƯA DẦM & rét, 5:00 nghỉ thể dục, 6:00 sáng
nay thả con Sói đi vệ sinh sáng quanh khu đô thị Phú Hà, chưa kịp ăn sáng cho
Hà Vy vào cụ Ba giữa đường gặp bà nội về, tôi sang nhà Hải sắt uống trà về chơi
với Hà Vy để bà chủ đi bán hàng, 10:15 vào cụ ba ăn Thượng nguyên đến 13h mang
lộc về chơi với Hà Vy buổi chiều. trời vẫn mưa dầm…Sáng nay làm bài Xưa &
nay chơi.
Xưa & Nay
Hai tổ tôi, Hậu Ninh, Hậu Tĩnh
Sáp nhập vào một tổ như
xưa
Ninh Tĩnh đó, vẫn tên ngày
ấy
Lấy cái xưa làm mới bây
giờ.
VTH ngày 5/2/2020
Bài học xương máu từ đập Tam Hiệp - siêu đập lớn nhất hành tinh: Trung Quốc không thể sửa sai?
(Techz.vn) Những hiểm họa tiềm ẩn của siêu đập lớn nhất hành tinh - đập Tam Hiệp đưa ra bài học nhãn tiền cho giới chức trách.
Những hiểm họa tiềm ẩn của siêu đập lớn nhất hành tinh - đập Tam Hiệp đưa ra bài học nhãn tiền cho giới chức trách.
Dự án tham vọng nhất thế giới của Trung Quốc đã đưa ra nhiều bài học đắt giá về vấn đề môi trường, xã hội, kinh tế cho các quốc gia đang đầu về việc làm thủy điện.
Những bài học nhãn tiền từ đập Tam hiệp
Mặc dù được ca ngợi về mặt kỹ thuật cũng như công suất điện tạo ra ở mức 18.200 MW, những hậu họa mà siêu đạp Tam Điệp gây ra là không thể chối cãi. Thậm chí, chính Phủ Trung Quốc cũng phải thừa nhận những tác động mà dự án thủy điện này đến xã hội, môi trường và địa chất cực kỳ nghiêm trọng. Vậy trên thực tế, những bài học kinh nghiệm rút ra từ dự án này là gì?
Nhiều người mất nhà cửa: Diện tích của đập Tam Hiệp phủ kín 13 thành phố, 140 thị trấn và 1350 làng và làm 1,2 triệu người mất nhà cửa. Điều này dẫn đến hậu quả là nhiều người dân phải đi tái định cư, lừa tiền bồi thường, không tìm được công việc mới hay không nhận được đất đai như chính phủ đã hứa. Không ít người phải lâm vào cảnh nghèo đói, thất nghiệp.
- Sinh thái bị hủy hoại: Những chuẩn bị của dự án đập Tam hiệp không kịp đối phó cho các tác động địa chấn, những thay đổi thất thường của mực nước tại các hồ chứa. Chính yếu tố này đã làm mất sự ổn định độ dốc của thung lũng Dương Tử, và kích hoạt những trận lở đất thường xuyên. Tình trạng xói mòn ảnh hưởng đến một nửa diện tích hồ chứa và hơn 300.000 người nữa sẽ phải tái định cư để ổn định lại bờ hồ chứa.
- Hạ lưu bị tác động: Đập Tam Hiệp đã làm sông Dương Tử( nơi hàng năm vận chuyển đến 500 tấn phù sa xuống các hồ chứa) đã khiến số lượng phù sa bị giữ lại tại các khu vực hạ lưu và đặc biệt là đồng bằng Dương Tử. Hậu quả dẫn đến là tình trạng xói mòn lên tới 4 cây số vuông vùng đầm lầy rìa bờ biển.Đồng bằng đang chìm dần, trong khi nước biển thì dâng ngược xâm lấn vào sông, ảnh hưởng tới nông nghiệp và nước uống. Các ngư trường đang bị gánh chịu hậu quả bởi vì thiếu chất dinh dưỡng.
- Biến đổi khí hậu: Đập Tam Hiệp là minh chứng lớn nhất cho hậu quả của các đập thủy điện gây ra cho môi trường. Theo kế hoạch, đập Tam Hiệp sẽ tích nước đầy hồ chứa lần đầu tiên vào năm 2009, nhưng kế hoạch này đã không thành công vì không có đủ mưa. Lượng mưa thất thường hơn bao giờ hết đặt một dấu hỏi lớn đằng sau những lợi ích kinh tế của đập Tam Hiệp.
- Bài toán lớn về chi phí tài chính: Chi phí chính thức cho dự án đập sông Dương Tử là 27 tỷ USD. Các nhà phê bình cho rằng con số thực tế cao hơn nhiều nếu tính cả chi phí ẩn, con số có thể lên đến 88 tỷ USD. Nếu sản xuất điện và thay thế phương pháp đốt than tạo điện bằng các phương pháp khác thì sẽ rẻ hơn. Trong khi con đập đang được xây dựng, hiệu suất năng lượng của nền kinh tế Trung Quốc đi xuống.
Vào ngày 18/5/2011: Chính phủ Trung Quốc lần đầu tiên thừa nhận những vấn đề nghiêm trọng của đập Tam Hiệp: "Dự án này có lợi ích to lớn trong việc ngăn lũ, sản xuất điện, giao thông đường sông và sử dụng nguồn nước", nhưng nó "đã gây ra những vấn đề khẩn cấp về mặt bảo vệ môi trường, ngăn ngừa các thảm họa địa chất và phúc lợi của các cộng đồng tái định cư".
Không nên xây đập trên dòng chính
Dự án đập tam hiệp được lấy ra làm hình mẫu cho các dự án xây dựng đập ở rất nhiều quốc gia. Tất nhiên, các nhà thầu cũng ghi nhận những bài học đắt giá từ công trình thủy đập lớn nhất hành tinh.
Đầu tiên, đập sông Dương Tử cho thấy các con đập lớn trên sông chính là tác nhân can thiệp vào các hệ sinh thái có mức độ đa dạng cao. Tác động có thể xảy ra cách xa hàng ngàn cây số và nhiều năm sau khi công trình hoàn toàn. Những hậu quả đối với mối trường và xã hội rất khó dự đoán cũng như giảm nhẹ.
Từ dự án Tam Hiệp có thể thấy việc xây dựng đập trên dòng chính các sông lớn sẽ đặc biệt hủy hoại vì sẽ ngăn cản sự di cư của sinh của cá và lưu chuyển của phù sa trên suốt hệ sinh thái của dòng sông. Ủy hội Đập Thế giới khuyến nghị không nên lựa chọn xây dựng đập trên các dòng chính nếu có sự lựa chọn khác.
Một Đánh giá Môi trường Chiến lược được chuẩn bị cho Ủy hội Sông Mekong (MRC) dự đoán rằng xây đập trên dòng chính hạ lưu sông Mekong sẽ gây ra thiệt hại các ngư trường
đánh bắt cá ven sông và ven biển, làm giảm sản lượng nông nghiệp tại vùng đầm lầy Biển Hồ và Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL), làm xói mòn đường bờ biển của đồng bằng và đường bờ biển. Tất cả những tác động này đã xảy ra và được minh chứng trong dự án đập Tam Hiệp.
Các nhà khoa học của Trung Quốc đã dự đoán rất nhiều tác động của đập Tam Hiệp nhưng tất cả đã chìm vào im lặng khi chính phủ chỉ chú tâm tới những mối quan tâm của quốc gia.
Cuối cùng thì Trung Quốc đã dành ra hàng chục tỷ đô la cho các chương trình tái định cư Tam Hiệp. Nhưng vì những người chịu ảnh hưởng lại bị loại ra khỏi quá trình ra quyết định, chương trình này thường không đề cập đến nhu cầu và mong muốn của họ và vẫn tiếp tục gây ra sự nghèo đói và phẫn nộ cho dân chúng. Điều này cho thấy những thành phần bị ảnh hưởng nên tham gia vào quá trình quyết định với các dự án xây dựng cơ sản hạ tầng ngay từ đầu.
Nhận xét
Đăng nhận xét