Ngày 27 tháng 02 năm 2020 thứ năm
Ngày 27 tháng 02 năm 2020 thứ
năm, NGÀY THẤY THUỐC VN, độ ẩm 83% 20-26 độ trời se lạnh ngay sáng trời nắng
như mùa hè, tôi đi thể dục trong SVĐ như
mọi ngày, 6:00 sáng nay thả con Sói đi vệ sinh sáng quanh khu đô thị Phú Hà 1
tiếng sau nó chơi với bạn rồi tự về,7h cùng ông Ngọc sang nhà Hải sắt uống trà,
8h vào mạng lướt tin…Đã mặc được quần đùi, áo lót vì trời nóng. Sáng nay BXST
nghỉ không trả thẻ xe Bus, tôi rẽ qua điện máy xanh thấy nghèo nàn về sản phẩm điện
máy bếp từ đôi KB 6818...
Biểu giá điện sinh hoạt giảm còn 5 bậc: Băn khoăn
(Thị trường) - GS.TSKH Trần Đình Long đề nghị nghiên cứu lại mức nhảy giữa các bậc, vì hiện các bậc trung bình phải trả thêm nhiều hơn so với các bậc khác.
Bộ Công thương vừa có văn bản gửi các bộ, ngành lấy ý kiến về phương án cải tiến cơ cấu biểu giá bán lẻ điện sinh hoạt, trong đó Bộ đưa ra nhiều kịch bản thay đổi biểu giá bậc thang điện sinh hoạt.
Theo đó, Bộ Công thương đưa các phương án cải tiến cơ cấu biểu giá bán lẻ điện sinh hoạt gồm 1, 3, 4 và 5 bậc, song Bộ đề xuất chọn phương án giá điện 5 bậc thang, trong đó đưa ra 2 kịch bản khác nhau như hình dưới đây:
So sánh biểu giá hiện hành với phương án 5 bậc theo kịch bản 1 và 2 |
Bộ Công thương đề xuất chọn phương án giá điện 5 bậc thang theo kịch bản 1, với lý do là mức tăng giá điện giữa các bậc ở mức hợp lý; đảm bảo toàn bộ số hộ có mức sử dụng điện dưới 700 kWh (chiếm 98,2% tông số hộ) có mức tiền điện không tăng hoặc giảm khi áp dụng biểu giá điện mới.
Trao đổi với Đất Việt, GS.TSKH Trần Đình Long, Phó Chủ tịch Hội Điện lực Việt Nam cho biết, trước đó Bộ Công thương đã lấy ý kiến của Hội Điện lực Việt Nam về biểu giá điện bậc thang và Hội cũng đã có văn bản góp ý.
Đối với phương án biểu giá điện bán lẻ điện sinh hoạt 5 bậc thang mà Bộ Công thương đưa ra, GS.TSKH Trần Đình Long nhận xét là tương đối hợp lý. Theo phương án này, biểu giá điện 6 bậc đã giảm xuống còn 5 bậc bằng cách ghép các bậc lại với nhau, để tăng khoảng cách mức tiêu thụ điện giữa các bậc và nới rộng khoảng cách mức tiêu thụ của bậc cao hơn, nhằm phản ánh tình hình thực tế tiêu thụ điện.
"Nếu chia manh mún quá thì không có tác dụng gì nhiều. Với tình hình sử dụng điện hiện nay của các hộ tiêu thụ, mức khởi điểm 100kWh là hợp lý", GS Long nói.
Với biểu giá điện bậc thang, người tiêu thụ càng dùng ít thì càng có lợi song Phó Chủ tịch Hội Điện lực Việt Nam đề nghị Bộ Công thương nghiên cứu lại tương quan giữa các bậc, bởi theo ông, ở các bậc trung bình, người dân phải trả thêm tiền cao tương đối so với các bậc khác.
"Theo kinh nghiệm từ nhiều quốc gia, họ thiết kế bậc thang với mức tăng đều nhau hoặc mức tăng lũy tiến, càng dùng nhiều thì số tiền phải trả càng tăng cao.
Tuy nhiên, ở Việt Nam hiện nay mức nhảy giữa các bậc không đều, đoạn giữa tăng tương đối nhiều, còn đoạn đầu và đoạn cuối lại tăng ít hơn. Đây là điểm phải xem xét để chọn lại bước nhảy cho hợp lý và đảm bảo công bằng giữa các bậc", GS.TSKH Trần Đình Long góp ý.
Bên cạnh đó, Phó Chủ tịch Hội Điện lực Việt Nam cũng khuyến nghị cần đảm bảo tính công bằng với từng người dân thay vì tính hộ.
Cụ thể, giá điện bậc thang hiện nay được xây dựng theo từng hộ tiêu thụ điện, số lượng người trong mỗi họ rất khác nhau, có gia đình chỉ có 2 người, có gia đình lại sống chung nhiều thế hệ, lên tới 8-10 người, thậm chí có thể nhiều hơn.
Việc tính theo hộ gia đình và gộp số người lại như vậy, theo GS Long là gây thiệt cho người sử dụng điện. Gia đình càng nhiều người bao nhiêu thì càng thiệt, mỗi đầu người phải gánh mức điện tiêu thu cao. Bởi vậy, để đảm bảo tính công bằng thì phải áp dụng biểu giá điện bậc thang với từng người tiêu thụ điện chứ không phải với từng hộ gia đình.
"Trong góp ý gửi Bộ Công thương, Hội Điện lực đã đề xuất vấn đề này song chưa được ghi nhận trong phương án mà Bộ đưa ra", GS.TSKH Trần Đình Long cho biết.
Một điểm khác được vị chuyên gia lưu ý, ngoài biểu giá điện sinh hoạt bậc thang, biểu giá điện bán lẻ cho người tiêu dùng còn hai loại biểu giá khác rất cần phải áp dụng.
Thứ nhất là biểu giá theo thời điểm sử dụng. Hiện Nhà nước có phân khung thời gian trong ngày là vào giờ cao điểm, giờ bình thường và giờ thấp điểm, dùng điện vào giờ cao điểm phải trả nhiều tiền hơn so với dùng vào giờ thấp điểm, nước nào cũng quy định như vậy.
Tuy nhiên, khung giờ cao điểm nói trên đã được Việt Nam quy định từ rất nhiều năm trước, so với thực tế tiêu thụ điện của hệ thống điện Việt Nam hiện nay đã không còn phù hợp.
Cụ thể, nhiều năm qua giờ cao điểm được tính như sau: Từ thứ 2 - thứ 7 gồm các khung giờ: Từ 09h30 - 11h30, 17h00 - 20h00; Chủ nhật: không có giờ cao điểm.
Theo GS Long, hiện nay còn xuất hiện khung giờ cao điểm khác dài hơn là cao điểm trưa (1h-16h30), vào các ngày năng nóng, lượng điện năng tiêu thụ trong khung giờ này rất nhiều. Bởi vậy, ông đề nghị cần nghiên cứu và quy định lại khung giờ cao điểm, thấp điểm cho phù hợp với thực tế.
Thứ hai, biểu giá điện 2 thành phần (theo điện năng và công suất sử dụng). Trước nay, Việt Nam mới chỉ dùng một thành phần là điện năng, còn công suất chưa được áp dụng. Ở một số nước, để đảm bảo công bằng thì dù tiêu thụ lượng điện năng giống nhau, nhưng người dùng với công suất lớn hơn phải trả phí cao hơn.
Thành Luân
Nhận xét
Đăng nhận xét