Ngày 13/02/2020 hiệp định (EVFTA) và (EVIPA)...


Ngày 13 tháng 02 năm 2020 thứ năm, độ ẩm 94% 20-25 độ trời lạnh, trưa trời ấm có nắng nhạt, 5:00 tôi đi thể dục trong SVĐ như mọi ngày, 6:00 sáng nay thả con Sói đi vệ sinh sáng quanh khu đô thị Phú Hà, Hải sắt nằm điều trị bệnh khớp tại BV ĐKST khoa đông y nên ông Ngọc gọi ra quán Hải 107 LL uống trà, về tổng vệ sinh lần hai để vắt khô chờ trời có gió & hửng nắng, hôm qua hiệp định (EVFTA) và (EVIPA) đã được nghị viện châu Âu thông qua.

EVFTA: Động lực thúc đẩy phát triển thể chế và môi trường kinh doanh

VOV.VN - Các doanh nghiệp cần đạt được những chuẩn mực về hệ thống quản trị, quy trình sản xuất cũng như chất lượng của hàng hóa xuất khẩu sang EU.
Nghị viện châu Âu (EP) ngày 12/2 đã bỏ phiếu phê chuẩn Hiệp định Thương mại tự do giữa Việt Nam và Liên minh châu Âu (EVFTA) và Hiệp định bảo hộ đầu tư (EVIPA) giữa châu Âu (EU) với Việt Nam. Ngoài những lợi ích về thương mại và đầu tư, Hiệp định EVFTA sẽ mở ra một cơ hội mới cho các doanh nghiệp (DN) Việt Nam khi các doanh nghiệp có sự chuẩn bị tốt, sẵn sàng tâm thế đón đầu cho lợi ích mà Hiệp định mang lại. 
Thách thức DN cải thiện công nghệ
Theo TS. Vũ Tiến Lộc - Chủ tịch Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI), Hiệp định EVFTA tạo cơ hội cho các DN Việt Nam có thể tiếp cận thị trường rộng mở, chất lượng cao với trên 500 triệu dân và có thể đẩy mạnh xuất khẩu với một giá trị gia tăng lớn hơn khi mức thuế căn bản bằng 0 đối với phần lớn các mặt hàng theo lộ trình phù hợp.
evfta: doanh nghiep can lay suc ep ve canh tranh la dong luc de doi moi va phat trien hinh 1
EVFTA tạo điều kiện thuận lợi hơn cho các DN chân chính có thể phát triển tổng thể.
Đặc biệt, các DN Việt Nam có thể tiếp cận với một nền công nghệ hàng đầu trên thế giới, cũng như những dịch vụ cao cấp với giá cả hợp lý, chia sẻ về văn hóa kinh doanh, tầm nhìn về phát triển bền vững… từ đó góp phần nâng cao trình độ về quản trị, năng lực cạnh tranh.
“EVFTA sẽ tạo thành động lực, áp lực thúc đẩy sự phát triển của thể chế và môi trường kinh doanh Việt Nam minh bạch hơn, tạo điều kiện thuận lợi hơn cho các DN chân chính có thể phát triển tổng thể”, TS. Vũ Tiến Lộc chỉ rõ.
Tuy nhiên, EVFTA cũng đặt ra thách thức rất lớn đối với các DN Việt Nam để đạt được những chuẩn mực về hệ thống quản trị, quy trình sản xuất cũng như chất lượng của hàng hóa xuất khẩu sang thị trường này, bởi thị trường EU gắn với tiêu chuẩn, chất lượng rất cao.
Do đó, các DN Việt Nam phải có một sự đầu tư thỏa đáng để cải thiện công nghệ, quy trình sản xuất, nâng cao chất lượng sản phẩm. “Nếu xét về đầu tư ngắn hạn, chi phí tuân thủ là một thách thức không nhỏ của các DN Việt Nam. Tuy nhiên, đối với dài hạn điều đó sẽ giúp các DN có thể nâng cấp được và đảm bảo cho sự phát triển bền vững”, TS. Vũ Tiến Lộc lưu ý.
Theo ông Bùi Thanh Sơn, Thứ trưởng thường trực Bộ Ngoại giao, với mức độ cam kết sâu rộng, toàn diện và do tính bổ trợ giữa hai nền kinh tế, EVFTA sẽ đem lại lợi ích lớn cho hai bên. Ngay khi EVFTA có hiệu lực, EU sẽ xóa bỏ thuế nhập khẩu đối với gần 86% số dòng thuế từ Việt Nam và nâng lên 99% dòng thuế sau 7 năm; trong khi Việt Nam xóa bỏ ngay 48,5% số dòng thuế cho hàng hóa EU trong năm đầu tiên và nâng lên 91,8% số dòng thuế sau 7 năm.
DN có thêm nhiều lợi thế cạnh tranh
Thứ trưởng thường trực Bùi Thanh Sơn cũng chỉ rõ, Hiệp định EVFTA và EVIPA cũng sẽ góp phần thúc đẩy hơn nữa dòng vốn đầu tư chất lượng cao từ EU, đi kèm với công nghệ, tri thức quản lý tiên tiến hàng đầu và những lĩnh vực mới của kinh tế số.
Bên cạnh các cam kết về kinh tế, EVFTA cũng bao quát nhiều cam kết mới về phát triển bền vững, ứng phó với biển đổi khí hậu, quản trị rừng bền vững, các tiêu chuẩn cao về lao động, môi trường... Sự hợp tác hiệu quả giữa hai bên trong thực thi các cam kết này sẽ góp phần tiếp tục thúc đẩy cải cách, tăng trưởng bền vững, nâng cao tiêu chuẩn lao động và đời sống của nhân dân.
“Nếu tận dụng tốt cơ hội, các DN Việt Nam sẽ có thêm nhiều lợi thế cạnh tranh tại thị trường EU để gia tăng đáng kể kim ngạch xuất khẩu, nhất là trong các lĩnh vực có thế mạnh và được ưu đãi thuế quan như dệt may, da giày, nông thủy sản… Trong bối cảnh căng thẳng thương mại giữa các nước hết sức phức tạp, Hiệp định EVFTA sẽ giúp các DN đẩy mạnh đa dạng hóa thị trường và đối tác, tạo chỗ đứng vững chắc hơn tại thị trường rất lớn EU. Người dân Việt Nam cũng được tiếp cận với hàng hóa, thiết bị mà Việt Nam không có”, Thứ trưởng thường trực Bùi Thanh Sơn chỉ rõ.
evfta: doanh nghiep can lay suc ep ve canh tranh la dong luc de doi moi va phat trien hinh 2
Với EVFTA, các DN Việt Nam sẽ có thêm nhiều lợi thế cạnh tranh tại thị trường EU.
Theo các các chuyên gia kinh tế, để tận dụng tốt các cơ hội của thị trường EU do EVFTA mang lại, các DN cần chủ động tìm hiểu thông tin về Hiệp định EVFTA để nắm vững cam kết của Việt Nam và cam kết của EU, đặc biệt là các thông tin về các ưu đãi thuế qua theo Hiệp định này đối với những mặt hàng ta đang có thế mạnh hoặc có nhiều tiềm năng xuất khẩu trong thời gian tới.
Bên cạnh đó, các DN cần nghiên cứu cơ hội, thách thức của thị trường EU đến các giải pháp như nâng cao chất lượng, mẫu mã sản phẩm; phát huy lợi thế cạnh tranh, tăng hiệu suất. Cần lưu ý là để tận dụng được ưu đãi từ Hiệp định, doanh nghiệp cần đảm bảo sản phẩm của mình đáp ứng yêu cầu về quy tắc xuất xứ và về tiêu chuẩn kỹ thuật của EU.
Đặc biệt, các DN cũng cần thay đổi tư duy kinh doanh trong bối cảnh mới, lấy sức ép về cạnh tranh là động lực để đổi mới và phát triển. EVFTA chắc chắn sẽ mang lại cơ hội cho doanh nghiệp nào chủ động đáp ứng với những thay đổi về môi trường kinh doanh do quá trình hội nhập kinh tế quốc tế mang lại thông qua việc xây dựng và điều chỉnh kế hoạch kinh doanh cho giai đoạn trung và dài hạn nhằm thúc đẩy dòng chảy của hàng hóa vào thị trường EU.
Năm 2019, kim ngạch xuất nhập khẩu giữa Việt Nam và EU đạt trên 56,45 tỷ USD, tăng 1,11% so với cùng kỳ năm 2018, trong đó xuất khẩu đạt trên 41,54 tỷ USD và nhập khẩu đạt 14,90 tỷ USD.
Các thị trường có giá trị xuất khẩu đạt trên 1 tỷ USD trong năm 2019 là Hà Lan (6,88 tỷ USD), Đức (6,56 tỷ USD), Anh (5,76 tỷ USD) Pháp (3,76 tỷ USD), Italy (3,44 tỷ USD), Áo (3,27 tỷ USD), Tây Ban Nha (2,72 tỷ USD), Bỉ (2,55 tỷ USD), Ba Lan (1,50 tỷ USD) và Thụy Điển (1,18 tỷ USD).
Năm 2019, EU có 2.375 dự án (tăng 182 dự án so với năm 2018) từ 27/28 quốc gia thuộc Liên minh châu Âu (EU) còn hiệu lực tại Việt Nam, với tổng vốn đầu tư đăng ký 25,49 tỷ USD (tăng 1,19 tỷ USD) chiếm 7,70% số dự án của cả nước và chiếm 7,03% tổng vốn đầu tư đăng ký của các nước./.








Nhận xét

Bài đăng phổ biến từ blog này

Hôm nay ngày 13/7/2024 thứ bảy

Hôm nay ngày 11 tháng 8 năm 2024 Chúa nhật

Hôm nay ngày 19 tháng 9 năm 2024, thứ năm