Ngõ Vườn hoa Vạn Xuân ngày 31/8/2020
Ngày 31/8/2020 thứ hai (viết ở 15 ngõ Vườn Hoa
Vạn Xuân) độ ẩm 78%, 26-23 độ C, Thế giới vẫn trong đại dịch toàn cầu 215/254 quốc gia), 4:31 đêm qua trời ST
không mưa nên tôi đi thể dục quanh thành cổ & SVĐ, về cho con Sói đi dạo
phố Phú Hà, 6:30 sau khi giặt xong trang phục, Hải Hạnh gọi vào cúng rằm tháng bảy, tranh thủ gửi tin
nhắn tới các hộ trong nhóm Ninh Tĩnh
tỷeo cờ nhân ngày 2/9/2020 với 75 năm ngày lập nước VN (Nhân dịp 75 năm ngày Quốc khánh, đề
nghị các gia đình nhóm 7 tổ Ninh Tĩnh treo cờ tổ quốc để chào mừng. Xin cám ơn
!) Ra sân đốt vàng mã đã chặt 3 cái hoa chuối
MỘT BUỒNG to chín cây chia các nhà cúng rằm, riêng nhà Hải Minh để ăn
chuối chín.
Năm năm vẫn bấy nhiêu ngày
Gặp thời Covid đổi thay rất nhiều...
Chi tiền triệu, đủ mâm cỗ chay - mặn cúng rằm tháng Bảy
Năm nay, dịch vụ nấu cỗ cúng rằm tháng Bảy tiếp tục nở rộ khi các gia đình tìm đặt. Nhiều mâm cỗ lên tới cả tiền triệu.
Chi tiền triệu cho mâm cỗ cúng rằm
Rằm tháng Bảy là nghi lễ cúng quan trọng, có ý nghĩa với người dân Việt Nam. Vào dịp này, các gia đình thường biện mâm cỗ dâng lên cúng tổ tiên và làm cơm cúng chúng sinh cho các linh hồn lang thang.
Nhiều chị em công sở thay vì tự nấu nướng đã tìm đến các dịch vụ nấu cỗ chuyên nghiệp, đặt làm mâm cúng nhằm tiết kiệm thời gian.
Một mâm cỗ cúng rằm tháng Bảy được phục vụ tận nơi |
Đặc biệt, năm nay do ảnh hưởng của dịch nên mọi người dùng đến hình thực đặt cỗ online, tránh phải ra ngoài chỗ đông người như: Chợ dân sinh, siêu thị…
Anh Thắng Xuân - 1 chủ cơ sở nấu cỗ thuê ở Thái Hà (Đống Đa, Hà Nội) cho biết, mâm cỗ có giá dao động từ 850 nghìn đồng - 1,2 triệu đồng/mâm.
Trường hợp gia chủ muốn thực phẩm cao cấp hơn, phải đặt trước nửa tháng. Những món ăn trên mâm cỗ mặn rằm tháng Bảy chủ yếu là thịt gà, nem, thịt bò xào, nộm, canh mọc hoặc canh rau củ quả…
Đồ ăn được chế biến ở cơ sở của anh rồi chuyển đến nhà khách hâm nóng lại, bày biện đẹp mắt. Khách hàng chỉ việc dọn dẹp ban thờ, mua hoa quả thắp hương.
“Tôi nhận đặt từ 1 mâm trở lên. Khách quen tôi không yêu cầu đặt cọc nhưng khách lạ qua facebook, zalo, tôi đề nghị cọc vài trăm nghìn”, anh Thắng Xuân nói.
Trong khi đó chị Phương Thanh, chủ cơ sở nấu cỗ ở Hàng Bè (Hoàn Kiếm, Hà Nội) chia sẻ, phần lớn khách đặt nấu cỗ thuộc lứa tuổi 25 - 40 và là dân văn phòng.
Năm nay, do ngày rằm rơi vào ngày trong tuần nên họ đổ xô nhờ đến dịch vụ nấu cỗ thuê. Như vậy vừa đảm bảo được công việc, lại chu toàn được việc nhang khói.
Một số khác cúng chủ yếu vào ngày thứ Bảy và Chủ Nhật nên lượng khách đặt mâm cỗ dịp cuối tuần tăng đột biến. Chị Thanh phải thuê thêm 5 nhân công làm việc theo giờ mới kịp trả hàng cho khách.
“Các mâm cỗ bên tôi ở mức giá 1 triệu đồng - 1,5 triệu đồng. Năm nay dịch bệnh, giá cao hơn mọi năm từ 100 nghìn đồng - 200 nghìn đồng do nguyên liệu tăng”.
Mâm cỗ giá 3 triệu đồng trở lên thường có nhiều món đặc sản như: Tôm he, ngao 2 cồi, xôi gấc, cá lăng hoặc cá vược chiên/ sốt xì dầu, bề bề, nem cua bể…
Theo chị Thanh, nhiều gia đình coi rằm tháng Bảy là cơ hội để gặp gỡ nhau nên họ thường đặt 2 mâm hoặc 3 mâm, tùy theo số lượng người ăn.
Ngoài nấu cỗ thuê, bên chị Thanh nhận bày biện ban thờ, cắm hoa và sắm đồ lễ theo yêu cầu của gia chủ.
“Đồ lễ lớn, hoa đắt tiền như: Hoa ly, hoa lan… chi phí đội cao hơn”, bà chủ này cho biết thêm.
Trao đổi với VietNamNet, chị Quỳnh Như (Nam Từ Liêm, Hà Nội): “Cuối tuần tôi sang hai bên nội, ngoại ăn cúng Rằm nên không cúng được ở nhà. Tôi đã đặt một bên nấu cỗ, đúng ngày Rằm mang đến”.
Chị Như cho rằng, việc thuê dịch vụ với trá 1,2 triệu không phải chi phí cao. Mọi năm chị làm cơm cúng rằm thường phải chi từ 2 - 3 triệu nhưng vất vả, nhiều năm còn thiếu món này, thừa món kia.
“Tôi thấy tự nấu cũng có cái hay nhưng gia đình ít người, bày vẽ nhiều rất tốn kém, tốn công. Thời đại công nghệ 4.0, tại sao mình không làm cho cuộc sống thoải mái, nhẹ nhàng hơn”, chị Như bộc bạch.
Cỗ chay lên ngôi
Bên cạnh mâm cỗ mặn dâng tổ tiên, hiện nay nhiều nhà cũng chú trọng đến mâm cỗ chay cúng Phật.
Mọi người chỉ cần chi ra từ 400 nghìn đồng - 500 nghìn đồng là có một mâm cỗ chay đủ món, tươm tất gồm: Canh chua nấu nấm, chả cua chay, giò từ nấm…
Mâm cỗ có 12 món trở lên thì giá dao động từ 800 nghìn đồng - 1 triệu đồng/mâm.
Tại một số cửa hàng bán online, chủ cửa hàng còn đưa ra thực đơn cho từng món để khách tùy ý lựa chọn theo khẩu vị và ý thích cho mâm cỗ của mình. Mỗi món có giá từ 15 nghìn đồng - 100 nghìn đồng/đĩa. Một đĩa xôi gấc có giá 60 nghìn đồng. Nấm kho tiêu có giá 90 nghìn đồng/đĩa…
Chị Ly - chủ tiệm nấu cỗ ở Ba Đình (Hà Nội) nói: “Ba năm nay, lượng khách đặt cỗ chay tăng hơn cỗ mặn. Tôi chia bếp làm 2. Một bên phục vụ cỗ mặn, một bên nấu đồ chay. Để đỡ ngán, nhiều người còn đặt chúng tôi cả lẩu chay ăn kèm”.
Bà chủ này cũng cho hay, với quan niệm dịp rằm tháng Bảy còn là lễ Xá tội vong nhân, cần hạn chế sát sinh các loài động vật. Vì thế, nhiều gia đình chọn cách ăn chay để tiêu trừ nghiệp chướng.
Mâm cỗ chay bày trí đẹp mặt do chị Ly làm. |
Theo khảo sát của phóng viên, tiệm cỗ chay ở Hoàng Cầu (Đống Đa, Hà Nội) đưa ra mâm cỗ từ 600 nghìn đồng - 2 triệu đồng/ mâm. Mỗi mâm có 9 đến 13 món như: Xôi vò hạt sen, gà chay hấp lá chanh, nem hoa quả, ngao xào ngũ sắc, canh nấm…
Nhiều món chay được nhà hàng tự sáng tạo, chế biến riêng để tạo nét khác biệt với các cửa hàng khác.
Cỗ chay của cửa hàng trên Hoàng Cầu (Đống Đa, Hà Nội) |
Bà Bùi Thị Lý (Quỳnh Mai, Hai Bà Trưng, Hà Nội) chia sẻ, gia đình bà là Phật tử. Tất cả các ngày Rằm và mùng Một mọi người đều ăn chay, không riêng gì lễ Xá tội vong nhân.
“Con dâu tôi mới sinh em bé được 1 tháng. Để giảm bớt vất vả, tôi lựa chọn dịch vụ nấu cỗ chay với giá chỉ 650 nghìn đồng/mâm cho 4 người ăn. Tôi thấy dịch vụ này khá hợp lý, thuận tiện cho các gia đình bận rộn”, bà Lý nói.
Bài cúng Rằm tháng Bảy theo Văn khấn cổ truyền Việt Nam
Rằm tháng Bảy, các gia đình thường làm lễ cúng gia tiên, thần linh và cúng bố thí cho các vong hồn lang ...
Diệu Anh
Nhận xét
Đăng nhận xét