Thứ bảy, ngày 15 tháng 8 năm 2020
Thứ bảy, ngày 15
tháng 8 năm 2020, KỴ NHẬT BÀ ĐÀO THỊ VIỂN (Thế giới vẫn trong đại dịch toàn cầu 215/254 quốc gia), độ ẩm
79% 26-32 độ đêm
qua trời ST không mưa sáng lại nắng, sáng nay nhà Đăng Quang ở nhà chơi cùng mẹ
& các bạn, em Ổi, bống cũng sang góp
vui...Hết con dọa ném máy của ông vào sọt
rác...bố thì đập máy nếu cứ để cháu xem...hết chỗ nói, 15h ông bà cùng Hà Vy
đi ra hàng XS, sau đó bà mua quà lại cho cháu về nhà chơi. Chiều nay 16:15 hai bố
con Hà Vy vào đón em Hoàng Kiên về ngõ Rau, mẹ cháu đi làm sẽ về sau...Dự báo VTV
chiều nay & 5 ngày sau trời HN có mưa.
NGÀY CHỊ DÂU MẤT
Mới có bảy mươi chị
đã về
Đời người sao nghiệt
ngã ghê
Khi chiều tíu tít câu
chuyện nhỏ
Tối về, trông chị
cảnh thảm thê
Thân chị giật co, mắt
dại khờ
Chẳng lời từ biệt,
chẳng gửi thưa
Kiệm lời nên chị đâu
có nói
Tâm trạng yêu thương
chị dư thừa
Tất cả cho con, cho
cháu thôi
Ngủ đâu có được, đêm
chậm trôi
Mua nhà, bán đất, còn
dang dở
Giận đấy là thương,
thói ở đời…
Giờ sửu hôm sau, chị
về Trời
Còn lại thanh danh
chị gửi đời
Tiền, vàng, với chị
giờ là đất
Tình người ấm mãi,
lúc đầy vơi…
Là người ai cũng có
lúc về
Nắng to, mưa lớn có
quản gì
Mấy trăm người đến
đưa tiễn chị
Lời hẹn với quê, chị
mang đi…
Ngày nào các cháu
cũng làm cơm
Chị đừng giận nữa,
hãy yêu thương
Tha cho con trẻ khôn
chưa đến
Chị về Trời mới có
thể lường…
Ngày 20/8/2009
Vũ Tản Hồng
*
Ngày 26 tháng 6 năm Kỷ Sửu tức 16/8/2009 hồi 2h 53’ là ngày giỗ của bà Đào Thị Viển 17 Phó Đức Chính là vợ
ông Vũ Văn Lân, mai táng nghĩa trang Đồi Sui phường Trung Sơn Trầm TX Sơn Tây -
Hà Nội. Ngày 25/11/16 thứ sáu tức 26
tháng 10 Bính Thân mưa nhỏ rét với 16-20 độ 2h35’ chuyển hài cốt bà Đào Thị
Viển an toàn,
Tháng 8 còn nắng nóng, miền Bắc đón mùa đông đến sớm và lạnh hơn
Theo dự báo của cơ quan khí tượng, trong nửa cuối tháng 8-2020, nắng nóng vẫn còn xảy ra ở khu vực Bắc và Trung Trung Bộ nhưng không gay gắt, mùa đông năm nay có khả năng đến sớm và lạnh hơn.
Nhận định xu thế khí tượng từ tháng 9-2020 đến tháng 2-2021, Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn quốc gia (Tổng cục Khí tượng thủy văn) cho biết, trong nửa cuối tháng 8, nắng nóng còn xảy ra ở khu vực Bắc và Trung Trung Bộ nhưng không gay gắt.
Đáng chú ý, không khí lạnh có khả năng hoạt động sớm và xu hướng nhiệt trung bình mùa đông năm 2020-2021 thấp hơn so với mùa đông năm 2019-2020.
Không khí lạnh tới sớm hơn?
Đại diện Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn quốc gia cho biết, hiện tại, ENSO (hiện tượng kép liên quan đến “pha nóng” El Nino và “pha lạnh” La Nina với khí quyển) vẫn được xác định đang ở trạng thái trung tính nhưng nghiêng về "pha lạnh" với chuẩn sai nhiệt độ mặt nước biển khu vực trung tâm Thái Bình Dương trong tuần đầu tháng 8 ở mức -0,60 độ C, giảm 0,50 độ C so với tháng 7.
Dự báo, tình hình này vẫn diễn ra trong khoảng một tháng tới. Sau đó, nhiệt độ mặt nước biển tại khu vực trung tâm Thái Bình Dương tiếp tục lạnh hơn và có khả năng chuyển sang trạng thái La Nina vào các tháng cuối năm 2020 và đầu năm 2021 với xác suất xảy ra khoảng 60%, nhưng có cường độ yếu và ít có khả năng kéo dài.
Trên phạm vi toàn quốc, nhiệt độ trung bình đang có sự phân bố không đồng đều trong các tháng. Cụ thể, trong tháng 9, nhiệt độ trung bình trên toàn quốc phổ biến ở mức cao hơn trung bình nhiều năm cùng thời kỳ khoảng 0,5 - 1 độ C.
Vào tháng 10-2020, tháng 1 và 2-2021, nhiệt độ phổ biến ở mức xấp xỉ trung bình nhiều năm cùng thời kỳ. Riêng tháng 11 và 12-2020, nhiệt độ toàn quốc phổ biến thấp hơn so với trung bình nhiều năm cùng thời kỳ từ 0,5 - 1 độ C.
Theo đó, nắng nóng còn xảy ra trong nửa cuối tháng 8-2020 ở khu vực Bắc và Trung Trung Bộ nhưng không gay gắt. Không khí lạnh có khả năng ảnh hưởng sớm, nền nhiệt trung bình mùa đông năm nay có xu hướng thấp hơn năm ngoái.
Về xu thế mưa, trong tháng 9-2020, tổng lượng mưa tại khu vực Bắc Bộ phổ biến ở mức cao hơn trung bình nhiều năm cùng thời kỳ từ 10-25%. Riêng khu Tây Bắc, tổng lượng mưa thấp hơn trung bình nhiều năm 20-30%.
Từ tháng 10-2020 đến tháng 1-2021, tổng lượng mưa phổ biến thấp hơn từ 15-30% so với trung bình nhiều năm. Riêng phía Đông Bắc Bộ, tháng 10-2020, tổng lượng mưa ở mức xấp xỉ với trung bình nhiều năm.
Sẽ xuất hiện mưa trái mùa
Theo Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn quốc gia, từ nay cho tới hết năm 2020, số lượng bão và áp thấp nhiệt đới trên khu vực Biển Đông còn có khả năng xuất hiện khoảng 7-9 cơn, trong đó có khoảng 4-5 cơn ảnh hưởng trực tiếp đến đất liền nước ta, tập trung nhiều ở khu vực Trung Bộ và phía Nam.
Chính vì thế, cơ quan khí tượng khuyến cáo người dân trên cả nước cần đề phòng khả năng xuất hiện các hiện tượng thời tiết nguy hiểm như dông, sét, lốc, mưa đá trên phạm vi toàn quốc, đặc biệt trong giai đoạn chuyển mùa tháng 10 và tháng 11.
Ngoài ra, người dân cũng cần đề phòng gió mạnh trên biển do tác động gió mùa Tây Nam vào thời kỳ tháng nửa cuối tháng 8 và tháng 9-2020 ở vùng biển phía Nam Biển Đông; gió Đông Bắc của không khí lạnh trên khu vực phía Bắc và giữa Biển Đông vào các tháng chính của mùa đông năm 2020-2021.
Với diễn biến thời tiết dự báo trên, khu vực miền Trung, đặc biệt là khu vực Trung và Nam Trung Bộ cần đề phòng các đợt mưa lớn dồn dập và kéo dài.
Đặc biệt, trong những tháng mùa khô tại khu vực Tây Nguyên và Nam Bộ, nhiều khả năng xuất hiện các đợt mưa trái mùa.
Ngoài ra, trên vùng biển phía Nam cần đề phòng sóng cao từ 2,0 - 3,0m do ảnh hưởng của gió mùa Tây Nam. Tại ven biển miền Trung cần lưu ý sóng lớn do ảnh hưởng của áp thấp nhiệt đới, bão gây sạt lở đê sông, đê biển.
Ven biển Nam Bộ dự báo sẽ xuất hiện 4 đợt triều cường cao vào các ngày 18 đến 21-9, 15 đến 19-10, 14 đến 18-11 và 13 đến 17-12 với độ cao triều cường có thể chạm mốc kỷ lục vào ngày 18-10-2020 trong trường hợp trùng với kỳ hoạt động của gió chướng sẽ gây ngập lụt cho khu vực ven biển Nam Bộ.
Nguy cơ lũ lên nhanh hơn
Về diễn biến thủy văn, đại diện Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn quốc gia cho biết, nguồn nước từ tháng 9-2020 đến tháng 2-2021 trên các lưu vực sông tiếp tục thiếu hụt so với trung bình nhiều năm từ 30-50%, trong đó hạ lưu sông Lô và sông Hồng thiếu hụt từ 40-60%.
Đỉnh lũ trên các sông ở Bắc Bộ phổ biến ở mức biến động 1 đến biến động 2, cao hơn năm 2019, riêng trên sông Thao, sông Hoàng Long và các sông suối nhỏ từ biến động 2 đến biến động 3.
Mực nước hạ lưu sông Hồng tại Hà Nội và hạ lưu sông Thái Bình ở mức dưới báo động 1. Lũ quét, sạt lở đất có nguy cơ cao xảy ra tại khu vực vùng núi, đặc biệt khu vực Tây Bắc và Việt Bắc.
Trong khi đó, đỉnh lũ năm 2020, trên các sông ở khu vực Trung Bộ và Bắc Tây Nguyên cũng có khả năng ở mức cao hơn năm 2019.
Đỉnh lũ năm 2020, tại hạ lưu các sông chính ở Bắc Trung Bộ ở mức báo động 1 đến báo động 2, xấp xỉ đỉnh lũ trung bình nhiều năm; các sông từ Quảng Bình đến Bình Thuận và khu vực Tây Nguyên ở mức báo động 2 đến báo động 3, một số sông trên báo động 3, tương đương đỉnh lũ trung bình nhiều năm.
Trên các sông suối nhỏ, vùng thượng lưu các sông khả năng xuất hiện lũ lớn, lũ quét và sạt lở đất.
Tại Nam Bộ, lũ trên sông Mekong đến muộn, tổng lượng dòng chảy trên các trạm thượng nguồn Mekong có khả năng thiếu hụt so với trung bình nhiều năm từ 15-30%. Đỉnh lũ năm 2020, ở đầu nguồn sông Cửu Long có khả năng ở mức báo động 1-2 và có thể xuất hiện vào cuối tháng 9-2020.
Mặc dù khả năng xuất hiện lũ lớn tại Nam Bộ là không nhiều nhưng nguy cơ lũ lên nhanh hơn bình thường do mưa lớn trong thời gian ngắn có thể gây tác động tiêu cực đến vùng Đồng bằng sông Cửu Long.
Trong các tháng đầu mùa khô 2020-2021, mực nước đầu nguồn sông Cửu Long chịu ảnh hưởng mạnh của thủy triều. Xâm nhập mặn vùng cửa sông Nam Bộ sẽ cao hơn trung bình nhiều năm, nhưng nhiều khả năng không gay gắt như năm 2019-2020.
Nhận xét
Đăng nhận xét