Thứ tư, ngày 05 tháng 8 năm 2020

Thứ tư, ngày 05 tháng 8 năm 2020, (Thế giới vẫn trong đại dịch toàn cầu 215/254 quốc gia), độ ẩm 84% 29-26 độ, 4:31 tiếp tục thể dục quanh bờ hào & trong SVĐ vì đã tạnh, cho con Sói đi vệ sinh bên Phú Hà, 7:15 bà Tháp sang nhà ông bà Chiến Anh cho Mylu ăn,7:30 sang nhà Hải sắt uống trà nói chuyện sự học hành của con em trong ngõ...Về tranh thủ ra đường La Thành mua 1 vòi nước Thái Lan 80k tự lắp thấy nó hoạt động tốt & rất mạnh (tặng lại Hải sắt cái vòi cũ) cả buổi sáng chơi với Hà Vy 10:30 bà nội Vy đi chợ về tôi lên vào trong nhà Hải Hạnh cắt cái hoa chuối sát cột điện mơi, hái mấy lá trầu không, vệ sinh đường ngõ, gặp bà thuê nhà của Phương –Na 1 triệu/ tháng.

 

THỊ XÃ SƠN TÂY

 

 

Thị xã ngày xưa có ba khu

Thành cổ hào sâu chỗ nô đùa

Chúng tôi bơi trải từ nơi ấy

Kỷ niệm sống mãi đẹp như mơ

 

Đường phố nhỏ xinh với cây bàng

Phố mà nhà gianh tựa như làng

Hàng nón, Tân Mỹ rồi cửa Tả

Hậu Ninh, Hậu Tĩnh với Hậu An

 

Thị xã tỉnh lỵ vài cơ quan

Quản lý hành chính ít phòng ban

Bởi dân chấp hành vô điều kiện

Cuộc sống mọi lúc trong bình an

 

Ngày nay thị xã đã đổi tên

Thành phố Sơn Tây nghe thì lên

Song nó vẫn chỉ là nó vậy

Sướng khổ, đẹp xinh chẳng bởi tên...

 

Long đong thân phận của đàn em

Hà Bình, Hà Tây vốn đã quen

Nay về Hà Nội cùng hàng huyện

Rồi sẽ một ngày tỉnh lỵ tên...

 

                            Ngày 29/2/2009

                              Vũ Tản Hồng

Phục hồi và phát triển kinh tế cũng phải nỗ lực như chống dịch

 0  Hoàng Sơn
ANTD.VN - Với dự báo tăng trưởng trong năm 2020 khoảng 2,8% (theo Ngân hàng Thế giới), Việt Nam đang là “điểm sáng” trong bức tranh chung nhiều màu tối của nền kinh tế thế giới. Thế nhưng, kinh tế Việt Nam đang đối mặt với nhiều thách thức do tác động của dịch Covid-19. Phục hồi và phát triển kinh tế cũng đòi hỏi phải nỗ lực như chống dịch.

ảnh 1Việt Nam dự kiến sẽ xuất khẩu 7 triệu tấn gạo trong năm 2020

Dịch bệnh tạo ra thách thức lớn với kinh tế Việt Nam

Phát biểu trong buổi họp báo Chính phủ thường kỳ tháng 7-2020, Bộ trưởng, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ Mai Tiến Dũng cho biết, tình hình phát triển kinh tế - xã hội 7 tháng đầu năm 2020, tháng sau khá hơn tháng trước. Cả nước tiếp tục duy trì được nền tảng kinh tế vĩ mô ổn định, lạm phát được kiểm soát, chỉ số giá tiêu dùng có xu hướng giảm dần. Bình quân tính chung 7 tháng, CPI tăng 4,07% so với cùng kỳ, lạm phát cơ bản ở mức 2,74%.

Đáng mừng là kim ngạch xuất khẩu hàng hóa 7 tháng ước đạt gần 145,8 tỷ USD, tăng 0,2% so với cùng kỳ, trong đó điểm sáng là khu vực kinh tế trong nước tăng cao tới 13,5%, xuất siêu 6,5 tỷ USD. Số doanh nghiệp quay trở lại hoạt động trong tháng 7 tăng 79,9% so với cùng kỳ năm 2019. Trong sản xuất nông nghiệp, tuy bị tác động của thiên tai, dịch bệnh, Việt Nam vẫn quyết tâm thực hiện mục tiêu xuất khẩu 7 triệu tấn gạo trong năm 2020. 

Trong lĩnh vực đầu tư, giải ngân kế hoạch vốn đầu tư nguồn ngân sách Nhà nước 7 tháng đạt gần 194,2 nghìn tỷ đồng, bằng 41,26% kế hoạch giao đầu năm. Đáng chú ý là tốc độ giải ngân tháng sau cao hơn tháng trước, khối lượng giải ngân vốn đầu tư công tăng kỷ lục trong tháng 7. Đăng ký vốn FDI mới trong 7 tháng tăng 14,4%, giải ngân trên 10,1 tỷ USD. 

Đặc biệt, công tác an sinh xã hội và chăm sóc sức khỏe nhân dân được chú trọng, nhất là trong việc triển khai gói hỗ trợ 62 nghìn tỷ cho người dân và doanh nghiệp gặp khó khăn do dịch, đời sống người dân được bảo đảm, số hộ thiếu đói giảm mạnh 74,9%. Theo số liệu của Bộ Lao động-Thương binh và Xã hội, tính tới cuối tháng 6-2020, các địa phương đã phê duyệt quyết định hỗ trợ 15,8 triệu người, tương ứng với số tiền hỗ trợ hơn 11.000 tỷ đồng. Nhiều quy định về việc thực hiện tạm dừng đóng bảo hiểm xã hội đã sớm được triển khai.

Trong khi kinh tế thế giới khó khăn, hầu hết các nước đều rơi vào suy thoái, nỗ lực của Việt Nam được thế giới ghi nhận và đánh giá tích cực. Tuy nhiên, nhìn tổng thể lại, có thể thấy đây là giai đoạn khó khăn nhất của kinh tế Việt Nam trong hàng thập kỷ qua. Mới hơn nửa năm trước, Việt Nam cán đích năm 2019 với kết quả ấn tượng khi tổng sản phẩm trong nước (GDP) tăng 7,02%, vượt mục tiêu của Quốc hội đề ra là từ 6,6-6,8%. Mức tăng trưởng này chỉ thấp hơn mức tăng 7,08% của năm 2018 nhưng cao hơn mức tăng của các năm 2011-2017.

Một dấu mốc ấn tượng nữa là tổng kim ngạch xuất nhập khẩu hàng hóa và dịch vụ năm 2019 của Việt Nam lần đầu tiên vượt mốc 500 tỷ USD, so với GDP đạt 210,4%. Điều đó cho thấy độ mở của nền kinh tế ngày càng lớn và chứng tỏ Việt Nam khai thác được thế mạnh của kinh tế trong nước, đồng thời tranh thủ được thị trường thế giới. Tuy nhiên, thành tích của năm 2019 cũng cho thấy rõ hơn thách thức mà chúng ta đang phải đối mặt hiện nay.

 

              


Nhận xét

Bài đăng phổ biến từ blog này

Hôm nay ngày 13/7/2024 thứ bảy

Hôm nay ngày 11 tháng 8 năm 2024 Chúa nhật

Hôm nay ngày 06/7/2024 thứ bảy