Thứ hai, ngày 10 tháng 8 năm 2020,
Thứ hai, ngày 10
tháng 8 năm 2020, THI TỐT NGHIỆP 12 ngày thứ 2 chị Trà 09/40/3/LL thi xong buổi
sáng (Thế giới vẫn trong đại dịch toàn cầu
215/254
quốc gia), độ ẩm
75% 36-27 độ TRỜI NẮNG GẮT,
10:30 nộp tiền điện EVN tháng 7, 4:31
dậy thể dục như mọi ngày quanh thành cổ & SVĐ, đã cho con Sói đi vệ sinh
bên Phú Hà, 7:15 sang nhà ông bà Chiến Anh cho Mylu ăn dọn sân tưới cây, chúng tôi
chơi cùng Hà Vy, sáng thì ông, chiều lại bà bị cháu bắt nạt, 15h bà ra hàng, cháu
chơi nghịch đá 15:30 sang nhà 07/40/3 chơi cùng các bạn với lời mặc cả tắt nắng
ông cho sang sân chơi Phú Thịnh bằng xe đạp...Tôi đã hoàn thành bài TRỢ GIÁO nói
về nghề trông trẻ gia đình...ĐÃ NỘP CHO EVN 1.070.000k của hai hộ VTH (do không
còn hỗ trợ Covid-19).
Trợ giáo
Quản lý bọn trẻ đâu có dễ
Làm sao để cho chúng chơi lâu
Hòa đồng mà không bắt nạt nhau
Chơi vui chơi khỏe chơi giúp ích...
Ngày 10/8/2020 Vũ Tản Hồng
Bộ trưởng Công an nói về dự định gắn chip trên thẻ căn cước công dân
Đại tướng Tô Lâm cho biết, thẻ căn cước công dân tới đây sẽ tiếp tục tích hợp nhiều dữ liệu như bằng lái xe, bảo hiểm y tế. Bộ cũng đang tính toán việc sử dụng chip, mã QR code... trên thẻ.
Bộ trưởng Công an thông tin về vấn đề này tại phiên thảo luận về dự luật Cư trú (sửa đổi) của UB Thường vụ Quốc hội sáng nay, 10/8.
Không có căn cứ giữ sổ hộ khẩu đến năm 2025
Dự luật Cư trú (sửa đổi) gây chú ý trong lần trình, xin ý kiến lần đầu tại Quốc hội kỳ họp thứ 9 vừa qua với nội dung quy định việc bỏ sổ hộ khẩu (hộ khẩu giấy).
Báo cáo một số vấn đề lớn về việc tiếp thu, chỉnh lý dự án luật, Chủ nhiệm UB Pháp luật Hoàng Thanh Tùng cho biết, số ý kiến thảo luận tại kỳ họp thứ 9 của Quốc hội tán thành việc thay đổi phương thức quản lý cư trú mới nhưng cũng có ý kiến không nhất trí việc thay đổi phương thức quản lý dân cư như đề xuất của Chính phủ.
Một số đại biểu Quốc hội băn khoăn về tính khả thi của phương thức quản lý này và cho rằng quy định thời điểm có hiệu lực của Luật là từ ngày 1/7/2021 là không đủ thời gian để bảo đảm các cơ sở dữ liệu liên quan có thể hoàn thiện và vận hành ngay được trên thực tế.
Thường trực UB Pháp luật cho rằng, việc đổi mới phương thức quản lý cư trú của công dân từ cách thức thủ công, truyền thống bằng sổ hộ khẩu, sổ tạm trú và các tàng thư văn bản sang quản lý bằng số hóa, có kết nối thông suốt giữa các cơ quan đăng ký, quản lý cư trú trên cả nước thông qua Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư, Cơ sở dữ liệu về cư trú và số định danh cá nhân là hoàn toàn phù hợp với xu thế hiện đại hóa phương thức quản lý nhà nước, ứng dụng công nghệ thông tin, chuyển đổi số và xây dựng Chính phủ điện tử. Việc này cũng bảo đảm thuận lợi cho công dân trong việc thực hiện tốt hơn quyền, vừa nâng cao hiệu quả của công tác quản lý nhà nước, đơn giản hóa các thủ tục hành chính, giảm chi phí giao dịch.
Song cơ quan thẩm tra dự án luật lưu ý, để phương thức quản lý cư trú mới theo quy định của luật này có thể được thực hiện thì cần phải đáp ứng ít nhất là 2 điều kiện cơ bản. Một là phải hoàn thành việc xây dựng cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư, cơ sở dữ liệu về cư trú và cấp đầy đủ số định danh cá nhân cho mọi công dân. Hai là tất cả các cơ quan đăng ký cư trú theo quy định mới của luật (cơ quan Công an từ cấp xã) phải được trang bị đủ máy móc, thiết bị, hạ tầng mạng và có cán bộ, chiến sĩ đủ năng lực để thực hiện việc cập nhật, quản lý, xử lý thông tin về cư trú trên Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư, Cơ sở dữ liệu về cư trú.
Thực tế, theo kết quả khảo sát của Thường trực UB này, hiện vẫn còn khá nhiều ý kiến lo ngại về việc bảo đảm thực hiện các điều kiện nói trên bởi đến nay vẫn còn một số địa phương chưa thu thập đủ phiếu thông tin về dân cư; một số phiếu đã thu thập nhưng còn sai sót, thiếu thông tin, hoặc chưa đạt yêu cầu. Việc trang bị máy tính, cơ sở vật chất, tập huấn nghiệp vụ cho Công an cấp xã để thực hiện nhiệm vụ còn nhiều hạn chế..
Cơ quan thẩm tra đề nghị Chính phủ tập trung chỉ đạo, bố trí đủ nguồn lực để tổ chức triển khai có hiệu quả, đúng tiến độ các nội dung công việc như trong kế hoạch đã đề ra và nội dung đã cam kết, báo cáo với Quốc hội nhằm bảo đảm để Luật có thể có hiệu lực thi hành từ ngày 01/7/2021. Trường hợp không thể hoàn thành theo thời gian nói trên, thì đề nghị Chính phủ cần sớm đề xuất phương án điều chỉnh thời điểm có hiệu lực thi hành của Luật cho phù hợp trước khi Quốc hội thông qua dự án luật này.
Từ đó, cơ quan chỉnh lý đã điều chỉnh quy định, kể từ ngày luật này có hiệu lực thi hành, sổ hộ khẩu, sổ tạm trú đã được cấp vẫn được sử dụng và có giá trị cho đến 31/12/2025.
Ý kiến về việc này, Bộ trưởng Công an Tô Lâm thay mặt cơ quan trình luật đề nghị giữ nguyên lộ trình Chính phủ xây dựng, yêu cầu các cơ quan chức năng phối hợp để hoàn thành các điều kiện bỏ sổ hộ khẩu theo đúng kế hoạch.
“Nếu giữ sổ hộ khẩu đến 2025 là thể hiện quyết tâm không cao. Chính phủ đã quyết tâm hoàn thành kho cơ sở dữ liệu về dân cư. Bộ Công an cũng an đã tính kỹ bước đi, lộ trình, đến 1/7/2021 là có thể bỏ sổ hộ khẩu. Vì thế không có căn cứ gì mà kéo dài đến 2025 sổ hộ khẩu vẫn còn giá trị” - Đại tướng Tô Lâm nhận định.
Thẻ căn cước công dân gắn chip hay in mã QR
Ủng hộ quan điểm giữ lộ trình bỏ sổ hộ khẩu như tính toán ban đầu, Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân gợi ý thêm, cứ định ra mốc thời điểm như vậy để các cơ quan thực thi phấn đấu. Công việc cứ triển khai theo kế hoạch, còn đến “hạn” mà Bộ Công an, Chính phủ vẫn còn lấn bấn thì vẫn có thể báo cáo Quốc hội cho lùi, giãn tiến độ như đã từng làm với việc soạn thảo sách giáo khoa mới.
Tinh thần của Chủ tịch Quốc hội là, tiến lên phương thức quản lý hiện đại là tất yếu, không nên nhìn lại quá khứ để lo ngại bỏ sổ hộ khẩu có quản lý được không. Với những thủ tục liên quan đến sổ hộ khẩu cũng nên dứt khoát bỏ hẳn, không áp dụng nữa.
“Có sổ thì nói thật là việc người dân giờ cư trú ở đâu, tạm trú, tạm vắng thế nào cũng khó nói là quản lý được hiệu quả. Vậy thì nên bỏ bớt những quy định đó đi cho người dân được nhờ. Tôi cũng làm mất sổ hộ khẩu một vài lần, đi làm lại khổ lắm, khai tới khai lui rất phức tạp, mà đó là tôi còn biết việc, rồi có anh em hỗ trợ, giúp đỡ” – Chủ tịch Quốc hội nói.
Trao đổi lại thêm các ý kiến trong Thường vụ, Bộ trưởng Công an khẳng định tinh thần chung là thay đổi phương thức quản lý để tạo điều kiện thuận lợi cho người dân.
“Thẻ căn cước công dân đến giờ mới chứa đựng khoảng 20 trường thông tin thôi nhưng chúng tôi đang tính tiếp tục tích hợp dữ liệu như thông tin về cả bằng lái xe, thẻ bảo hiểm y tế… để chỉ một tấm thẻ có thể sử dụng cho nhiều giao dịch, giải quyết nhiều thủ tục… Ngoài ra, hiện giờ, Bộ Công an cũng đang tính toán việc gắn chip điện tử hay mã QR code hoặc các ứng dụng tiến bộ mới của thế giới vào tấm thẻ để việc truy vấn thông tin nhanh, thuận lợi hơn nữa. Vấn đề quan trọng là dữ liệu cá nhân đi liền tới tấm thẻ thì cố định rồi, chỉ là tính phương thức khai thác, sử dụng ra sao thôi” – Bộ trưởng Tô Lâm giải thích.
Phương Thảo
Nhận xét
Đăng nhận xét