Ngày 08/7/2022 thứ sáu
Ngày 08/7/2022
thứ sáu, nhiệt độ 30-25 độ
với độ ẩm 82% trời mát không mưa, 4:50 tôi sang thể dục
tại khu biệt thự đô thị Phú Thịnh giáp
ranh với số nhà 24 tại
ngách 25 của tổ dân phố Ninh Tĩnh qua đường Phú Hà QL 32 vào đường Phú Hà rẽ
ngõ 3 về nhà, lấy đôi ủng của chú Hải gửi mang trả đổi
lấy dép của mình, chú Hải tặng một túi mắc mật để dùng cho việc chế biến thức ăn.
Sau đó ăn sáng rồi
sang nhà Hải sắt uống trà cùng các ông Ngọc, Long, Hình & bà Mùi. Bên nhà
13/40/3/LL thợ xây Mạnh ghép cốp pha dự kiến để 10/7/22 này đổ mái bằng. Sáng nay mẹ Quỳnh cho hai bạn nhỏ vào ông
bà ngoại ăn cỗ lúc 9h. Chiều nay gần 16h tôi đi HN trước ngủ lại làng Tân để sáng
mai 6:30 có mặt tại bệnh viện 354 dự lễ mặc niệm ông Lại Phú Khải 1943-2022.
Hà Nội: Đại biểu lo ngại "mất" làng cổ Đường Lâm
(Tổ Quốc) - Phát biểu tại phiên thảo luận hội trường của kỳ họp thứ bảy, HĐND thành phố Hà Nội khóa XVI, nhiệm kỳ 2021-2026 diễn ra ngày 6/7, đại biểu Trần Anh Tuấn – Bí thư Thị ủy Sơn Tây bày tỏ lo ngại, nếu không có chính sách bảo vệ làng cổ Đường Lâm, trong tương lai sẽ mất làng cổ này.
Lo ngại "mất" làng cổ Đường Lâm
Phát biểu tại phiên thảo luận, đại biểu (ĐB) Trần Anh Tuấn – Bí thư Thị ủy Sơn Tây cho rằng, trong 6 tháng cuối năm, thành phố (TP) cần đẩy mạnh hơn nữa kinh tế dịch vụ nhằm thúc đẩy tăng trưởng kinh tế.
ĐB cũng mong muốn TP quan tâm, hướng dẫn, chỉ đạo thị xã Sơn Tây phát triển mạnh hơn về tuyến phố đi bộ, tạo được không gian đô thị. Sau 2 tháng triển khai, tuyến phố đi bộ được đánh giá góp phần vào xúc tiến tăng trưởng kinh tế.
“Tới đây, mong TP hỗ trợ thí điểm hệ thống xe điện, đưa đón khách du lịch từ các khu nghỉ dưỡng ra tuyến phố đi bộ và các di tích của Sơn Tây vào dịp cuối tuần” - ĐB Trần Anh Tuấn đề xuất.
Vị ĐB này cũng cho biết, trên địa bàn thị xã Sơn Tây có làng cổ Đường Lâm, làng cổ độc nhất vô nhị ở miền Bắc được công nhận di sản. Tuy nhiên, hiện nay còn một số bất cập như việc giãn dân nhiều năm nay chưa thực hiện được. Nếu không có chính sách bảo vệ làng cổ Đường Lâm, trong tương lai sẽ mất làng cổ này.
Đánh giá về kết quả thực hiện các nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội 6 tháng đầu năm, ĐB Nguyễn Xuân Đại (tổ huyện Hoài Đức) cho rằng, trong tình hình bất ổn của thế giới như vậy, TP Hà Nội không những ổn định mà vẫn có sự phát triển, điển hình là tổ chức tốt SEA Games 31 được quốc tế đánh giá cao; thông qua chủ trương đầu tư Vành đai 4, trình Bộ Chính trị ban hành được Nghị quyết 15 về phát triển Thủ đô, kiểm soát được dịch bệnh, hạn chế tỷ lệ tử vong...
Cần các thế hệ lãnh đạo đột phá, dám chịu trách nhiệm
Thảo luận tại hội trường, ĐB Phạm Đình Đoàn (Tổ đại biểu huyện Mê Linh) đề cập đến việc phân cấp quản lý trên địa bàn TP. Theo đó, ĐB này cho rằng đây là định hướng đúng. Để việc phân cấp phát huy hiệu quả cần có sự tham gia sự đánh giá cộng đồng dân cư, doanh nghiệp và các quận, huyện.
Đối với vấn đề giao kế hoạch giải ngân vốn đầu tư công, vị ĐB này cho rằng, việc giải ngân còn thấp, do đó, cần có quy trình rà soát năng lực cán bộ điều hành.
Liên quan đến việc triển khai công tác đấu giá quyền sử dụng đất của TP, vị ĐB này đề nghị cần làm rõ kết quả đấu giá so với kế hoạch về cả số lượng và số tiền thu để đánh giá mức độ thực hiện. Đồng thời, phải làm rõ vì sao có quận, huyện đấu giá đất đạt kết quả đạt cao trong khi có quận, huyện đạt kết quả thấp, thậm chí là 0%.
“Xây dựng Thủ đô kế hoạch 2030, tầm nhìn 2050 có rất nhiều mục tiêu lớn. Đây là một trong những định hướng quan trọng của TP. Rất cần các thế hệ lãnh đạo đột phá, dám chịu trách nhiệm với TP để xây dựng Hà Nội thành TP đáng sống, bền vững, thông minh. Đó là yêu cầu, mong muốn của người dân và là di sản để lại cho thế hệ sau” - ĐB Phạm Đình Đoàn nhấn mạnh./.
Nhận xét
Đăng nhận xét