Ngày 29/7/2022 thứ sáu



 



Ngày 29/7/2022 thứ sáu, NGÀY MÙNG MỘT THÁNG BẢY NHÂM DẦN nhiệt độ 36-26 độ với độ ẩm 69%. Sáng nay oi nóng, tối trời có dấu hiệu của mưa, 4:50 tôi đi thể dục tại khu biệt thự đô thị Phú Thịnh giáp ranh với số nhà 24 tại ngách 25 của tổ dân phố Ninh Tĩnh, về qua vườn hoa Vạn Xuân, phố Lê Lợi rẽ ngõ 3 về nhà. Tiếp tục tổng vệ sinh nhà cửa & trang phục Kiên dậy đòi điều khiển tivi của chị Vy đang cầm, tôi cho ra khu biệt thự đô thị Phú Thịnh chơi, chụp & đăng ảnh lên mạng chơi nên không sang uống trà nhà bác Hăỉ sắt, sau đó chị Vy gọi về cùng chị Vy đi & bố Thao đi học trường Họa Mi vào lúc  8h khi về về chị Vy xem ti vi chờ đến 10:30 ông bà ngoại về quê Tích Giang qua nhà đón Vy đi học, chiều học xong ông ngoại cho đi bơi trong khu du lịch gần nhà, sáng nay bố Thao đi các chi nhánh huyện lân cận không ăn cơm nhà, có thể cuối tuần Kiên cũng được mẹ Quỳnh đón vào ông bà ngoại vui chơi...

 

Thứ sáu, 29/7/2022, 01:24 (GMT+7)

Loa phường đang hoạt động thế nào?

HÀ NỘILoa phường từng được lắp nhiều trên cột viễn thông, nay đã giảm mỗi phường còn 4-5 cụm loa, thời lượng phát 15-30 phút, tối đa ngày hai lần.

Có mặt tại trụ sở UBND phường Phương Liên, quận Đống Đa, từ 7h sáng 28/7, ông Phạm Gia Ngọc ngồi nhẩm lại bản tin, bật hệ thống loa mic để chuẩn bị cho buổi phát thanh lúc 7h30. Công việc này gắn bó với ông nhiều năm, từ khi còn là viên chức phường cho đến nay là cán bộ văn hóa.

7h30, từ trong căn phòng chật hẹp ở trụ sở phường, ông Ngọc cầm micro đọc to, rõ ràng bản tin tổng hợp hoạt động tri ân nhân ngày Thương binh liệt sĩ. Thông tin được truyền phát tới 5 cụm loa với 20 chiếc, đặt tại trụ sở UBND phường, trạm y tế, đình Kim Liên và hai khu dân cư. Phường rộng 0,45 km2, dân số khoảng 18.000, tính trung bình 900 người sẽ có một loa.

Ông Ngọc và một cán bộ trẻ được phân công vận hành máy móc, biên tập bản tin. Kinh phí ban đầu để lắp đặt hệ thống loa không dây khoảng 100 triệu đồng. Phường cũng ký hợp đồng với một đơn vị duy tu, bảo dưỡng hệ thống định kỳ.

Video Player is loading.
Hiện tại 0:25
/
Thời lượng 0:55
Đã tải: 0%
Tiến trình: 0%
Buổi phát thanh tại phường Phương Liên sáng 28/7. Video: Sơn Hà

Làm việc trong lĩnh vực văn hóa hơn 30 năm, ông Ngọc hiểu vì sao nhiều người ác cảm với loa phường. Trước kia, chất lượng loa đài không đồng đều, âm lượng quá to, hoặc do không được sửa chữa, vận hành đúng cách nên dẫn đến rè, nhiễu. Thời gian phát không hợp lý, nội dung lặp lại, dài dòng. "Có nhiều lần dân bức xúc đã cắt dây loa, lộn ngược lại rồi đổ nước vào. Chi phí sửa chữa, thay thế rất tốn kém", ông Ngọc nhớ lại.

Từ năm 2018, Sở Thông tin và Truyền thông Hà Nội đã tổ chức tập huấn cho cán bộ văn hóa cấp cơ sở. Ông Ngọc nói giờ đây mỗi bản tin chỉ 15-20 phút, nhiều nhất là 30 phút nếu có thông tin quan trọng đột xuất. Khung giờ phát 7h-7h30 và 17h-17h30, không phát vào ngày nghỉ. Nội dung chủ yếu là lịch tiêm chủng, phát lương hưu, cắt điện, nước, tình hình dịch bệnh trên địa bàn...

Tại phường Mai Động, quận Hoàng Mai, hoạt động của loa phường cũng đã thay đổi. Anh Trương Hữu Đạt, cán bộ văn hóa phường, cho biết việc phát thanh không nhất thiết làm hàng ngày mà phụ thuộc thông tin, hoặc khi phường có kế hoạch, công việc quan trọng. "Chủ trương của phường là không phát nhiều để hạn chế ảnh hưởng vì các cụm loa đều đặt gần nhà dân", anh Đạt nói.

Anh Đạt nói thường xuyên lắng nghe phản ánh của người dân để điều chỉnh, nâng cao chất lượng phát thanh. Nếu người dân phàn nàn thời lượng, hoặc âm lượng, phường sẽ điều chỉnh ngay.

Chia sẻ về những khó khăn, anh Đạt đều nói hệ thống loa phường đang sử dụng đã cũ, máy móc cồng kềnh. Loa có dây, treo nhờ cột điện nên cứ khi công nhân điện lực, viễn thông làm việc là phải ngắt hết. Anh đề nghị sớm được cải tiến trang thiết bị cũng như tập huấn sử dụng các máy móc tốt hơn.

Cụm loa phóng thanh trên đường Nguyễn Trung Thực, Ba Đình. Ảnh: Giang Huy

Cụm loa phóng thanh trên đường Nguyễn Trung Thực, quận Ba Đình. Ảnh: Giang Huy

Huyện Thanh Trì là một trong những đơn vị đầu tiên chuyển qua hệ thống loa phát thanh không dây, gồm 1.600 loa tại 16 xã, thị trấn, trung bình mỗi xã 1.000 loa. Tại xã Vĩnh Quỳnh, cụm loa tập trung dọc trục đường chính và tại nhà văn hóa các thôn. Chỉ khi có việc cần thông báo, loa phát thanh xã mới hoạt động.

Cách đó khoảng một km, xã Đại Áng lại có hệ thống loa dày hơn. Hàng ngày, ngoài tiếp sóng phát thanh của huyện, cán bộ văn hóa xã chủ động sản xuất nội dung với thời lượng phát 30 phút mỗi ngày.

Theo đại diện Đài Phát thanh huyện Thanh Trì, vị trí lắp đặt loa được khảo sát, đảm bảo khoảng cách, không ảnh hưởng đến cơ sở thờ tự, trường học và bệnh viện. Việc duy trì loa truyền thanh được người dân ủng hộ. Hai năm Covid-19 vừa qua, cũng như khi xuất hiện bệnh đậu mùa khỉ, sốt xuất huyết, đài phát thanh phát huy vai trò thông tin, tuyên truyền cho người dân.

Tại huyện Đông Anh, ông Nguyễn Tất Vũ, Phó trưởng phòng Văn hóa và Thông tin huyện, cho biết hoạt động phát thanh đã cải tiến nhiều theo hướng tinh gọn. Trước đây, việc chuyển tiếp mỗi chùm tin thường có nhạc, song giờ đã bỏ, thông tin được chắt lọc đúng trọng tâm.

"Việc duy trì hệ thống phát thanh là cần thiết, do nhiều thông tin chỉ có qua phát thanh như ngày giờ lĩnh chế độ phụ cấp. Hay lúc dịch bệnh, loa phát thông báo những người vi phạm trong phòng chống dịch để răn đe", ông Vũ đánh giá.

Loa phát thanh tại thôn Vĩnh Ninh, xã Vĩnh Quỳnh. Ảnh: Phạm Chiểu

Loa phát thanh tại thôn Vĩnh Ninh, xã Vĩnh Quỳnh. Ảnh: Phạm Chiểu

Chất lượng phát thanh tại các xã phường được cải thiện so với giai đoạn trước, tuy nhiên người dân đô thị không còn hưởng ứng với hình thức thông tin này, đặc biệt là người trẻ. Anh Đặng Quang Lâm, chủ một cửa hàng nội thất trên đường Đê La Thành, quận Đống Đa, cho biết ngày nào loa phát thanh treo trên cột điện gần nhà cũng hai lần phát tin, nhưng anh không để ý nội dung.

"Bận tiếp khách, bán hàng nên tôi không biết họ thông báo gì. Ngày trước loa thông báo lịch cắt điện thì phải nghe, giờ bên điện lực gửi tin nhắn nên không cần nữa", anh Lâm nói, cho rằng không cần thiết duy trì loa phường vì đỡ tốn kém và gây ồn. Thông tin quan trọng cán bộ phường có thể gửi qua điện thoại hoặc mạng xã hội, vừa nhanh chóng, vừa không làm ảnh hưởng nhiều người.

Bà Nguyễn Thị Thu Hạnh, trú ngõ 66 Hồ Tùng Mậu, quận Cầu Giấy, lại đồng tình duy trì loa phường, nhưng đề nghị thời lượng chỉ 15-20 phút, thông tin về lịch tiêm chủng, lấy lương hưu, cắt điện, nước. Thời gian phát nên vào lúc người dân chuẩn bị đi làm và khi đi làm về để không ảnh hưởng đến lúc nghỉ ngơi.

Ở ngoại thành, bà Phạm Thị Kế, 68 tuổi, trú xã Vĩnh Quỳnh, huyện Thanh Trì, ủng hộ duy trì hệ thống phát thanh cơ sở. Không thạo dùng điện thoại, mạng xã hội, nên loa phát thanh là kênh truyền tin quan trọng để bà nắm được các hoạt động của xã, huyện, nhà ai có đám hiếu, lịch khám chữa bệnh, tiêm chủng...

Trong Chiến lược phát triển thông tin cơ sở giai đoạn 2022-2025, UBND TP Hà Nội đặt mục tiêu đến năm 2025 tất cả xã, phường, thị trấn có hệ thống truyền thanh hoạt động đến thôn, tổ dân phố, khu dân cư.

Giải thích việc thành phố vẫn dùng loa phường trong thời đại công nghệ 4.0, Phó giám đốc Sở Thông tin và Truyền thông Nguyễn Thị Mai Hương cho rằng đây vẫn là loại hình truyền thông hữu dụng ở cấp cơ sở. Thành phố sẽ cố gắng nâng cao chất lượng truyền tải thông tin để loa phường thân thiện, gần gũi với dân.

Ngoài ra, mỗi tổ dân phố, cộng đồng dân cư có những nhu cầu thông tin khác nhau, nếu một tổ trưởng dân phố đến từng nhà dân để truyền thông tin thì sẽ vất vả. Khi phát qua loa, bà con trong tổ nắm được, người này có thể nói cho người kia và mang đúng nghĩa của thông tin cơ sở, từ đó chủ trương của thành phố, công việc nội bộ của khu dân cư đến được với người dân một cách hiệu quả.

Sơn Hà - Phạm Chiểu

 

Nhận xét

Bài đăng phổ biến từ blog này

Hôm nay ngày 13/7/2024 thứ bảy

Hôm nay ngày 11 tháng 8 năm 2024 Chúa nhật

Hôm nay ngày 19 tháng 9 năm 2024, thứ năm