Ngày 14 tháng 11 năm 2022 thứ hai
Ngày 13 tháng 11 năm
2022 Chúa nhật, nhiệt độ 29-23độ C, độ ẩm 94%. chúng tôi tập Bài Tập Vẩy Tay Trị Bệnh Thần Kỳ -
Đạt Ma Dịch Cân.Vào 4:47 tôi dậy thể dục quanh ngách 25 ngõ 3, nơi giáp ranh
với khu biệt thự Phú Thịnh có 2 hàng cháo lòng ăn sáng, tiếp tục đi bộ qua Đinh
Tiên Hoàng, Phùng Hưng, Phó Đức Chính, vườn hoa Vạn Xuân, sau đó tôi qua
phố Lê Lợi rẽ về nhà tại ngõ Rau. Về tắm giặt & ăn sáng sau đó cả ngày ở
nhà chơi cùng chị Vy, Su, Kiên, em Đậu. Vào 16h chiều ba ông cháu đưa chị Vy
đến 91 NQ học tiếng Anh, sau đó đưa Kiên ra vườn hoa Vạn Xuân chơi với mấy con
vật tạo cảnh trong khu vườn hoa đối diện với cửa hàng Hoa Sữa...rồi sang THÀNH
CỔ SƠN TÂY thấy khu cột cờ công nhân đang thu dọn nhà xưởng, đồ dùng phục vụ
sân khấu tối THỨ BẢY còn ngổn ngang hai ông cháu chơi đến gần sẩm tối mới về.
Ngày 14 tháng 11 năm
2022 thứ hai, NGÀY ĐẦU TIÊN BẠN DƯƠNG ĐỨC
THẮNG NHÀ ÔNG BÍCH VÀO LÀM VIỆC CÔNG TY MAY SƠN HÀ, nhiệt độ 29-23độ C,
độ ẩm 94%.Vào 4:47 tôi dậy thể dục quanh ngách 25 ngõ 3, nơi giáp ranh với
khu biệt thự Phú Thịnh có 2 hàng cháo lòng ăn sáng, tiếp tục đi bộ qua Đinh
Tiên Hoàng, Phùng Hưng, Phó Đức Chính, vườn hoa Vạn Xuân, sau đó tôi qua
phố Lê Lợi rẽ về nhà tại ngõ Rau. Về tắm giặt & ăn sáng sau đó cùng chị
Vy đi học ở Trần Phú, hơn 7h sang nhà Hải sắt uống trà với mấy ông bạn Ngọc,
Long nói chuyện thời sự vỉa hè; Trước đó đã cùng chị Vy đi học, em Kiên được bố
chở đi lớp Họa Mi, 8h BÁC LỢI lên nhà NÓI LÊN CA PHƯỜNG VẪN “THẮNG CHÁY” LÀ CHỈ
HUY TRƯỞNG Lê Lợi, chú Hồng nói không đúng với cháu...sau đó ít phút tôi chủ động
gặp lại bác Lợi lại vui vẻ...Bên nhà 13/40/3 lắp cửa đi loại nhôm kính, kết
thúc việc xây mới, công trình sẽ đưa vào sử dụng trong thời gian sắp tới.
Tối 12/11, tại sân cột cờ Thành cổ, Thị ủy - HĐND - UBND - Ủy ban MTTQ Việt Nam thị xã long trọng tổ chức Lễ Kỷ niệm 200 năm Thành cổ Sơn Tây (1822-2022) và xúc tiến đầu tư phát triển du lịch. Đây là sự kiện chính trị quan trọng, là niềm vinh dự, tự hào; ngày hội lớn của Đảng bộ, chính quyền và nhân dân thị xã.
Lãnh đạo thành phố Hà Nội tặng hoa chúc mừng thị xã
Dự lễ kỷ niệm có các đồng chí lãnh đạo Bộ, ban ngành Trung ương; đồng chí Nguyễn Thị Tuyến – Uỷ viên Ban chấp hành TW Đảng – Phó Bí thư Thường Trực Thành ủy Hà Nội; Hà Minh Hải – Phó Chủ tịch UBND TP Hà Nội; các đồng chí nguyên lãnh đạo Tỉnh ủy Hà Tây, Thành ủy Hà Nội qua các thời kỳ; lãnh đạo các quận, huyện của TP Hà Nội và các địa phương bạn.
Về phía thị xã Sơn Tây có đồng chí Trần Anh Tuấn – Thành ủy viên – Bí thư Thị ủy, Nguyễn Quang Hán – Phó Bí thư thường trực Thị ủy – Chủ tịch HĐND thị xã, Ngô Đình Ngũ – Chủ tịch UBND thị xã cùng các đồng chí trong Ban Thường vụ Thị ủy – HĐND – UBND –UBMTTQ, các ban ngành đoàn thể thị xã.
Sơn Tây là vùng đất cổ, trung tâm văn hóa xứ Đoài, là vùng đất “Địa linh nhân kiệt” đã sinh ra hai vị vua Anh hùng dân tộc: Bố Cái Đại Vương Phùng Hưng, Đức vua Ngô Quyền, nhà ngoại giao xuất sắc văn tài thao lược Thám hoa Giang Văn Minh... Trong suốt chiều dài lịch sử, nhân dân Sơn Tây luôn giữ gìn, phát huy truyền thống yêu nước, cách mạng; dũng cảm, kiên cường trong chiến đấu; cần cù, sáng tạo trong lao động, sản xuất… Với vị trí địa lý quan trọng, trung tâm kết nối vùng Tây Bắc Thủ đô, Sơn Tây là nơi hội tụ và lan tỏa các giá trị của di sản văn hóa xứ Đoài, mang nhiều dấu ấn đặc biệt trong văn hóa Việt Nam nói chung và văn hóa tứ trấn của vùng đất Thăng Long - Hà Nội. Về Sơn Tây, về miền di sản, nơi nổi danh bởi những quần thể di tích lịch sử - văn hóa với bề dày trầm tích lịch sử và sự phong phú, độc đáo của văn hóa lúa nước đồng bằng Bắc Bộ, tiêu biểu trong đó là di tích Thành cổ Sơn Tây - tòa Thành đá ong duy nhất ở Việt Nam, di tích lịch sử - kiến trúc độc đáo, biểu tượng cho truyền thống đấu tranh anh dũng chống giặc ngoại xâm của dân tộc ta, bất khuất của nhân dân Sơn Tây.
Được hoàn thành vào đời vua Minh Mạng thứ 3 triều Nguyễn năm 1822, Thành vốn là thủ phủ, nơi đóng trị sở của quan Tổng đốc vùng Tam tuyên (Sơn - Hưng - Tuyên), quản lý cả ba tỉnh Sơn Tây, Hưng Hóa và Tuyên Quang thời nhà Nguyễn. Tại đây, vương triều Nguyễn đã xây dựng và củng cố một phức hợp hoàn chỉnh và chặt chẽ các công trình có giá trị phòng ngự cao, bao gồm hào nước, lũy bán nguyệt, bờ đất ngoài thành, cổng thành, tường thành, kỳ đài... với lực lượng phòng vệ đông đảo và trang bị vũ khí quy mô lớn. Không chỉ mang trong mình dấu ấn lịch sử, văn hóa của dân tộc, Thành cổ còn ấn tượng bởi vẻ đẹp cổ kính của công trình kiến trúc cổ độc đáo và tinh tế.
Với vai trò là một trong “tứ trấn” thành bảo vệ kinh thành Thăng Long xưa, là di tích trọng điểm trong chuỗi các di sản nổi tiếng của vùng đất Sơn Tây - xứ Đoài, Thành cổ Sơn Tây đã trở thành một trong những biểu tượng của thị xã Sơn Tây nói riêng và vùng đất xứ Đoài nói chung. Đến nay, trải qua 200 năm thăng trầm, nhiều hạng mục công trình của Thành cổ vẫn được bảo tồn gần như nguyên vẹn, đó là: khuôn viên Thành cổ, hào nước, cổng Tây và cổng Nam của Thành… Trong những năm qua, thị xã đã phục dựng một số hạng mục, như Vọng cung, Kỳ đài, Đoan môn, giếng nước và một số đoạn tường thành… Bên cạnh những dấu ấn đậm nét về hệ thống các công trình kiến trúc, nghệ thuật, quần thể cây xanh trong Thành cổ cũng là điểm nhấn, tạo nên một hệ sinh thái vô cùng độc đáo, một không gian xanh giữa lòng đô thị, tạo nét cổ kính, trầm mặc và lãng mạn của di tích, điểm đến lý tưởng cho du khách hoài cổ, yêu thiên nhiên. Hơn nữa, Thành cổ Sơn Tây còn có vị thế đặc biệt trong khu vực trung tâm di sản với mật độ di tích lịch sử, văn hóa đậm đặc, là điều kiện thuận lợi cho quy hoạch phát triển du lịch, tạo ra điểm nhấn hội tụ cho văn hóa Xứ Đoài. Năm tháng trôi qua nhưng thời gian không thể xóa nhòa dấu tích lịch sử. Thành cổ vẫn còn đó uy nghiêm, cổ kính, thể hiện uy thế một thời kỳ lịch sử hào hùng của dân tộc.
Với tính chất quan trọng về văn hóa, lịch sử cùng kỹ thuật xây dựng thành độc đáo, năm 1994, được Bộ Văn hóa - Thông tin (nay là Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch) công nhận là di tích lịch sử và kiến trúc cấp quốc gia.
Chương trình nghệ thuật "Kể chuyện xứ Đoài"
Với mục tiêu tạo chuỗi kết nối hoàn chỉnh và xúc tiến, đầu tư phát triển du lịch, thị xã Sơn Tây đã và đang triển khai nhiều hoạt động nhân dịp kỷ niệm 200 năm Thành cổ Sơn Tây, như: Tổ chức trưng bày tranh ảnh, hiện vật giới thiệu về di tích Thành cổ Sơn Tây và nhiều hoạt động văn hóa tại không gian tuyến phố đi bộ; phối hợp tổ chức các hoạt động quảng bá du lịch, kết nối tour, tuyến nhằm phát triển du lịch văn hóa, nghỉ dưỡng, trải nghiệm, tâm linh, ẩm thực… của Sơn Tây và các địa phương; tổ chức các hoạt động ngoại khóa, tham quan, trải nghiệm tại di tích Thành cổ nhằm giáo dục truyền thống, ý thức bảo tồn di sản, khơi dậy tiềm năng sáng tạo văn hóa trong thế hệ trẻ; phối hợp tổ chức Lễ hội khinh khí cầu quốc tế đầu tiên tại thị xã và khu vực....Đặc biệt trong lễ kỷ niệm có chương trình nghệ thuật “Kể chuyện xứ Đoài” với nhiều tiết mục ca múa nhạc đặc sắc ca ngợi Sơn Tây Thành cổ, xứ Đoài, ca ngợi tình yêu quê hương đất nước, tình yêu Hà Nội vầ vùng đất Sơn Tây miền danh thắng. Đây là những sự kiện lớn trong Năm du lịch Sơn Tây - xứ Đoài 2022, được tổ chức đúng vào dịp kỷ niệm lần thứ 17 Ngày Di sản văn hóa Việt Nam (23/11) , thể hiện lòng thành kính, sự tri ân sâu sắc tới các bậc tiền nhân đã có công xây dựng đất nước trong hành trình phát triển trường tồn của dân tộc Việt Nam. Đồng thời cũng là dịp để thị xã tôn vinh những giá trị văn hóa, lịch sử của vùng đất Sơn Tây - xứ Đoài, quảng bá các sản phẩm, đặc sắc của thị xã, thúc đẩy xúc tiến đầu tư, phát triển kinh tế du lịch, thương mại, dịch vụ, kinh tế đô thị.
Nhóm PV
Nhận xét
Đăng nhận xét