Ngày 23 tháng 11 năm 2022 thứ tư

 

Ngày 23 tháng 11 năm 2022  thứ tư , nhiệt độ 28-22độ C, độ ẩm 83%. Vào 4:47 tôi dậy thể dục quanh ngách 25 ngõ 3, nơi giáp ranh với khu biệt thự Phú Thịnh có 2 hàng cháo lòng ăn sáng, tiếp tục đi bộ qua Đinh Tiên Hoàng, Phùng Hưng, Phó Đức Chính, vườn hoa Vạn Xuân, sau đó tôi qua phố Lê Lợi rẽ về nhà tại ngõ Rau. Về tắm giặt & ăn sáng rồi cùng chị Vy đi học, gần 7h sang nhà Hải sắt uống trà, xem lại các trận bóng World Cup tại Qutar 2022, sau đó về nhà xem tiếp cho đến trưa; Đã mấy hôm nay miệng bị nhiệt xưng đau khó nuốt cơm canh. Vào 14h mẹ Quỳnh đi làm ca chiều & tối , sau đó bà nội & bố Thao cũng đi làm sớm vì hôm nay trời mát, vào 20h sẽ xem các trận bóng đá khi mấy bà cháu chơi trên tầng & chị Vy tự học. Bà Lý nhờ dắt xe máy của chị Nhung gửi sang nhà để lấy sân đặt đồ cúng 21 ngày sau ông Phan Cường mất. 18h bác Vỹ gửi giấy mời 8h sáng 25/11/22 tiếp xúc cử tri tại UBND phường Lê Lợi & mời sáng mai đi ăn sáng cùng ông Ngọc.

Thứ tư, 23/11/2022, 14:46 (GMT+7)

Bí thư Hà Nội: 'Sẽ phát triển hai thành phố trực thuộc thủ đô'

Hai thành phố dự kiến được xây dựng gồm Bắc sông Hồng (Mê Linh - Sóc Sơn - Đông Anh) và thành phố phía Tây Hà Nội (Hòa Lạc - Xuân Mai).

Đây là một trong những nội dung được Bí thư Thành ủy Hà Nội Đinh Tiến Dũng cho biết khi phát biểu bế mạc hội nghị lần thứ 10, Ban Chấp hành Đảng bộ TP Hà Nội, sáng 23/11.

Theo ông Dũng, xây dựng hai thành phố trực thuộc thủ đô trong tương lai là tiền đề để phát triển kinh tế - xã hội đối với khu vực phía bắc, phía đông và phía tây của thành phố.

Việc này nằm trong nội dung điều chỉnh tổng thể Quy hoạch chung xây dựng thủ đô Hà Nội đến năm 2030 và tầm nhìn đến năm 2050, được Ban cán sự đảng UBND thành phố đề xuất và các đại biểu thảo luận tại hội nghị.

Bí thư Thành ủy Đinh Tiến Dũng phát biểu bế mạc hội nghị sáng 23/11. Ảnh: Thành Nguyễn

Bí thư Thành ủy Đinh Tiến Dũng phát biểu bế mạc hội nghị sáng 23/11. Ảnh: Thành Nguyễn

Theo Bí thư Thành ủy Hà Nội, thành phố sẽ tiếp tục nghiên cứu định hướng phát triển khu vực nông thôn gắn với bảo tồn, phát huy giá trị văn hóa truyền thống của làng quê Bắc Bộ; phát triển các huyện phía Nam, vùng xa, giáp ranh với các tỉnh khác như: Phú Xuyên, Ứng Hòa, Mỹ Đức, Ba Vì (vốn là các địa phương còn nhiều hạn chế trong phát triển kinh tế - xã hội), tránh hình thành các "vùng trũng" về phát triển.

Ban chấp hành Đảng bộ thành phố tán thành nội dung điều chỉnh tổng thể Quy hoạch chung xây dựng thủ đô. Song để khả thi, trong quá trình nghiên cứu định hướng điều chỉnh tổng thể, cơ quan chuyên ngành của thành phố cần bám sát nội dung các Nghị quyết của trung ương liên quan đến phát triển thủ đô, vùng Đồng bằng sông Hồng và nghị quyết quy hoạch, xây dựng, quản lý và phát triển bền vững đô thị Việt Nam.

"Cần lưu ý quan điểm phát triển thủ đô Hà Nội văn hiến - văn minh - hiện đại và tính toán các điều kiện hạ tầng nhằm góp phần đẩy mạnh liên kết vùng trong phát triển kinh tế - xã hội của thành phố", Bí thư Hà Nội nói, yêu cầu các cơ quan nghiên cứu chỉ tiêu, nhiệm vụ, đồng bộ với Quy hoạch thủ đô Hà Nội, các đồ án quy hoạch chuyên ngành của thành phố.

Trung tâm hành chính huyện Mê Linh. Ảnh: Giang Huy

Trung tâm hành chính huyện Mê Linh. Ảnh: Giang Huy

Cũng liên quan đến nhiệm vụ quy hoạch, ông Dũng cho biết, hiện có nhiều ý kiến cho rằng, dân số thực tế của thành phố đã trên 10 triệu người (bao gồm cả dân số vãng lai, người lao động làm việc tại Hà Nội nhưng không cư trú...). Vì vậy, ông đề nghị cơ quan chuyên môn tính toán hiện trạng và dự báo dân số, đảm bảo phù hợp với thực tế hiện nay của thủ đô.

"Việc tính toán, dự báo chính xác dân số là cơ sở quan trọng để đề ra các giải pháp quản lý cũng như tính toán, cân đối về chỉ tiêu hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng xã hội, đất đai trong quá trình lập Đồ án điều chỉnh tổng thể Quy hoạch chung xây dựng thủ đô", Bí thư Thành ủy Hà Nội nói.

Trước đó, trong phát biểu tiếp thu, giải trình ý kiến thảo luận, Phó chủ tịch UBND TP Dương Đức Tuấn cho biết, ngoài định hướng xây dựng hai thành phố Bắc Sông Hồng và Tây Hà Nội, có ý kiến đề nghị nghiên cứu các thành phố khác nếu đủ điều kiện, ví dụ khôi phục lại thành phố Sơn Tây.

Theo ông Tuấn, trong quá trình hoàn thiện đồ án, các đơn vị sẽ tiếp tục nghiên cứu. Đô thị trung tâm từ vành đai 4 trở vào, thành phố nghiên cứu phát triển thêm một cực về phía Bắc, một cực về phía Tây; trường hợp phân bố phát triển hoàn chỉnh, ví dụ phía Nam với đô thị vệ tinh Phú Xuyên, nếu gắn được với sân bay phía Nam thì có cơ sở hình thành thành phố sau năm 2030. Những nơi có trọng tâm như thành phố Sơn Tây sẽ được nghiên cứu.

Một góc của khu vực Hòa Lạc, nơi được định hướng xây dựng thành phố trực thuộc thủ đô. Ảnh: Giang Huy

Một góc của khu vực Hoà Lạc, nơi được định hướng xây dựng thành phố trực thuộc thủ đô. Ảnh: Giang Huy

Hà Nội hiện có 12 quận, một thị xã và 17 huyện (đạt 43% đơn vị hành chính đô thị). Dự kiến đến năm 2030, Hà Nội sẽ có thêm tám quận Hoài Đức, Gia Lâm, Đông Anh, Thanh Trì, Đan Phượng, Thanh Oai, Thường Tín, Mê Linh.

Trước đây, tỉnh Hà Tây (cũ) có hai thành phố trực thuộc là TP Hà Đông và Sơn Tây. Năm 2008, khi Hà Tây sáp nhập vào Hà Nội, hai thành phố này thành thị xã. Hiện Hà Đông lên quận, còn Sơn Tây vẫn là thị xã.

Bí thư Hà Nội Đinh Tiến Dũng cho biết, năm 2022 mặc dù phải đối mặt với nhiều khó khăn, thách thức nhưng 22/22 chỉ tiêu phát triển kinh tế - xã hội của thủ đô dự kiến đều đạt và vượt kế hoạch. Trong đó có 5 chỉ tiêu vượt kế hoạch là: Tăng trưởng GRDP; GRDP/người; tốc độ tăng vốn đầu tư thực hiện; tốc độ tăng kim ngạch xuất khẩu; giảm số hộ nghèo so với năm trước.

Hà Nội đặt mục tiêu năm 2023, tốc độ tăng trưởng tổng sản phẩm trên địa bàn (GRDP) tăng 7% trở lên. Tốc độ tăng vốn đầu tư xã hội trên địa bàn 10,5-11%, tốc độ tăng trưởng kim ngạch xuất khẩu 7,5-8%.

Võ Hải

Nhận xét

Bài đăng phổ biến từ blog này

Hôm nay ngày 13/7/2024 thứ bảy

Hôm nay ngày 11 tháng 8 năm 2024 Chúa nhật

Hôm nay ngày 06/7/2024 thứ bảy