Ngày 08/10/2023 Chúa Nhật
Ngày 08/10/2023 Chúa Nhật, buổi sáng sớm trời nắng nhẹ độ ẩm 69% nhiệt
độ 23-31 độ C, SINH NHẬT VŨ KHÁNH NGÂN, vào 5h tôi đi thể dục quanh ngách 25/3 rồi ra vườn hoa Vạn Xuân tập
các bài cơ bản, gần 6h về để bà chủ đi chợ Phú Hà mua thức ăn & đồ ăn sáng,(bị rơi chìa khóa chuồng
chim ở chợ PH sau ra lại tìm thấy). Sáng nay ông Phùng
Văn Ngọc gọi
điện sang uống trà, ông Long qua chào về quê ăn cỗ. Tôi về xem You Tube &
lên mạng máy tính viết bài, theo chương trình thì 15h chiều chị Vy về 91 NQ học
tiếng Anh, em Kiên cũng sẽ về nghỉ để sang tuần đi học, chị Vy cũng vậy. Chiều
nay trời nắng khá gắt gần 15h bác Thao & bà nội Vy mới đi làm, trước đó tôi
đã quay Vidio 4 bức tường nhà giáp ranh tại tổ Ninh Tĩnh để tham khảo, lưu trữ
trên mạng xã hội. Vào 16h mẹ Quỳnh gọi nói chuyện ông
đón Hà Vy lúc 17h ở 91 NQ, gần 18h Kiên về nhà cùng bố Thao, cháu đòi mẹ nên
hai ông cháu lượn một vòng xung quanh thành cổ chơi rồi về bà cho xem You Tube,
chị Vy ăn cơm sớm để sang nhà 17/40/3 dự sinh nhật em KEM & chơi cùng các
anh chị đến 21h, khoảng 21:30 mẹ Quỳnh về, bố Thao đi lắp Camera cho khách về
sau đó một lát, Kiên chuyển từ bên bà nội sang nằm cùng bố mẹ.
Chó thả rông: Dân bất bình, chính quyền địa phương bất lực8
Chó thả rông không rọ mõm vẫn lông nhông khắp đường phố, công viên, không gian công cộng biến thành nơi cho chó đi vệ sinh. Nhiều người bất bình, nhưng người nuôi vẫn thản nhiên thả chó ra đường.
Nhiều địa phương lập "đội bắt chó thả rông" hoạt động liên tục, hiệu quả nhưng không ít nơi "ngó lơ" tình trạng này.
"Không phản ánh nên chưa có cơ sở xử lý"
Tại các công viên, địa điểm công cộng như công viên Chu Văn An, công viên dọc bờ sông Sài Gòn và đặc biệt là dọc bờ kênh Nhiêu Lộc - Thị Nghè (phường 14, quận 3), dễ dàng bắt gặp chó thả rông.
Các chủ chó vẫn thản nhiên dắt chó đi dạo không có rọ mõm, thậm chí nhiều người còn biến các địa điểm này thành "nhà vệ sinh công cộng" của chó.
Ông Phạm Văn Thanh (quận 3, TP.HCM) nói: "Khi đi tập thể dục cùng cháu nhỏ, tôi ngại nhất là phải gặp chó thả rông. Cháu nhà tôi 5 tuổi, thấy chó là lao vào ôm, chó lạ nó có thể cắn người bất cứ lúc nào.
Công viên cây xanh là nơi để mọi người tận hưởng không khí trong lành nhưng nhiều người cố tình dắt chó ra đây để phóng uế bừa bãi, bốc mùi rất hôi thối".
Bà Bùi Thị Bé Hiền - phó chủ tịch UBND phường 14, quận 3 - nói: "Tôi cũng rất đồng tình với việc thành lập đội bắt chó, tuy nhiên phường còn gặp nhiều khó khăn chưa lập được". Phương án của phường là nâng cao ý thức người dân.
Theo bà Hiền, hiện tại trên địa bàn phường có rất nhiều hộ dân nuôi chó, thường xuyên thả rông, không rọ mõm. Phường chưa có nhân lực cũng như chưa có đơn vị đào tạo nghiệp vụ bắt chó nên chưa thể thành lập đội. Phường 14 tương đối hẹp, chưa có nơi xử lý chó sau khi bắt và ngân sách cho việc thành lập, duy trì đội.
"Nếu người dân có phản ảnh hình ảnh, video về chó cắn người, thả rông, không đeo rọ mõm thì phường sẽ có cơ sở pháp lý để xử lý chủ chó" - bà Hiền nói.
Tuy vậy, UBND phường chỉ nhận được một vụ phản ảnh là vào tháng 5-2023 khi một người dân bị chó cắn khi đang đi dạo. UBND cũng đã xác minh, phạt theo quy định.
"Trong thời gian tới UBND sẽ có chỉ đạo tuần tra thường xuyên khu vực kênh Nhiêu Lộc - Thị Nghè để xử lý chó thả rông và phạt theo quy định" - bà Hiền nói thêm.
Thu hơn 160 triệu đồng từ việc bắt chó thả rông
Phường Hiệp Bình Chánh, TP Thủ Đức, TP.HCM là nơi đã có đội bắt chó thả rông, mỗi lần ra quân đội bắt được từ 10 - 15 con chó.
Tính đến cuối tháng 8-2023, đội đã bắt 183 con chó thả rông, không rọ mõm. 89 chủ nuôi chấp nhận đóng phạt và nhận lại chó với số tiền hơn 160 triệu đồng. Tuy đội đi tuần đều đặn nhưng chó thả rông vẫn còn lông nhông ngoài đường.
Ông Nguyễn Ngọc Tuấn - chủ tịch UBND phường Hiệp Bình Chánh - cho biết sau hơn 11 tháng triển khai bắt chó thả rông trên địa bàn song song với tuyên truyền, tình hình chó thả rông trên địa bàn hiện đã giảm 70%. Người dân trên địa bàn phường cũng bày tỏ sự đồng tình, ủng hộ việc này.
Lực lượng bắt chó tại phường đa số đều là thanh niên tình nguyện. Theo ông Tuấn, quá trình thực hiện gặp rất nhiều khó khăn, từ lực lượng tham gia, tổ chức điểm nuôi nhốt, chi phí đảm bảo trong quá trình nuôi nhốt, lực lượng chăm sóc chó trong quá trình tạm giữ đến chế độ chính sách cho đội.
Ngoài việc bắt và xử phạt đối với các chủ nuôi chó, hoạt động của đội cùng công tác thông tin, tuyên truyền của phường giúp người dân, đặc biệt là chủ nuôi chó, mèo trên địa bàn phường nâng cao ý thức, trách nhiệm đối với cộng đồng, môi trường và mỹ quan đô thị.
Về phía người dân, đa số đều đồng tình, chấp hành khi bị xử lý, nhưng vẫn còn một số người cản trở, gây khó khăn, chửi bới, thậm chí tấn công đội bắt chó.
Những vụ tai nạn, chết người liên quan đến chó thả rông, không đeo rọ mõm hay đơn giản hơn là việc phóng uế bừa bãi của chúng đã gây ra nhiều bức xúc trong dư luận. Người dân cũng có nhiều kiến nghị, tăng mức phạt hành chính để răn đe, cảnh tỉnh mọi người quan tâm hơn đến vấn đề này.
Cần quan tâm hơn đến bệnh dại
Tại cuộc họp báo thường kỳ tháng 9 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ngày 29-9, ông Nguyễn Văn Long - cục trưởng Cục Thú y - cho biết từ đầu năm đến nay phát hiện hơn 270 con chó, mèo mắc bệnh dại, tăng gấp đôi so với năm 2022. Từ đầu năm đến nay có 64 người chết vì bệnh dại, tăng 18% so với năm 2022.
Ông Long cũng đưa ra kiến nghị về sửa đổi những quy định, đẩy mạnh xử phạt các hành vi vi phạm việc nuôi chó thả rông, để chó cắn người, không tiêm vắc xin phòng bệnh dại.
Nhận xét
Đăng nhận xét