Ngày 09/10/2023 thứ hai
Ngày 09/10/2023 thứ
hai, buổi sáng sớm trời nắng nhẹ độ ẩm 62% nhiệt
độ 24-31 độ C, vào 5h tôi đi thể dục quanh
ngách 25/3 Lê
Lợi rồi ra vườn hoa Vạn Xuân tập các bài
cơ bản gặp
cụ Thân NQ tâm sự, gần 6h về để bà chủ đi
chợ Phú Hà mua thức ăn & đồ ăn sáng nhà Lý-Ngoạn. Gần 7h tôi cùng chị Vy đi học, sau đó về
qua nhà Hải sắt uống trà cùng ông Long, Ngọc một lát rồi về sớm cùng Kiên đi học
tại Họa Mi. Tôi sử dụng tivi tiếp tục khai thác cách sử dụng điện thoại &
nghe tin tức, học kĩ năng sống. Sáng nay hai vợ chồng bác Thao đều đi sớm, khi
về thấy xe mẹ Quỳnh từ Z175 về nhà & đến 14h con đi làm trong Z175 ca hai của
tuần này. Chiều nay vào 16:30 tôi đi đón Kiên, sau đó quay lên Trần Phú đón chị
Vy. Tối nay 20h tại nhà văn hóa Ninh Tĩnh có báo cáo viên đến nói chuyện việc
sáp nhập 3 đơn vị gồm phường Lê Lợi (khu phố 1 cũ ), phường Ngô Quyền (khu phố 2
cũ ) phường Quang Trung (khu phố 3 cũ ) thời gian thực hiện vào khoảng đầu năm
2024 để chuẩn bị ổn định bộ máy Đảng , chính quyền, khối dân vận cho đại hội từ
cơ sở năm 2025 đến TW 2026. Nhóm Ninh Tĩnh đã mời các chủ hộ dự qua mạng
Zalo...
Người dẫn đầu đoàn quân chiến thắng vào giải phóng Thủ đô
Một buổi sáng mùa thu năm 1954, dẫn đầu đoàn quân chiến thắng vào giải phóng, tiếp quản Thủ đô là bác sĩ Trần Duy Hưng. Người lãnh đạo được biết tới với tư tưởng gần dân, thân dân, không ngại khó khăn, gian khổ xông pha nơi trận tuyến, nơi hòn tên, mũi đạn, đã tạo ra niềm tin và sức mạnh để thực hiện những kỳ tích của chiến thắng Điện Biên Phủ, đánh dấu thất bại hoàn toàn của thực dân Pháp ở Việt Nam, mở ra thời kỳ phát triển mới của Thủ đô và đất nước.
Tuổi trẻ đầy nhiệt huyết
Bác sĩ Trần Duy Hưng sinh ngày 16.01.1912 tại làng Hòe Thị, xã Xuân Phương, hiện là phường Phương Canh, quận Nam Từ Liêm, Hà Nội. Khi trưởng thành, ông theo học Đại học Y cùng lứa với Tôn Thất Tùng, Phạm Ngọc Thạch, Nhữ Thế Bảo và Nguyễn Hữu Thuyết...
Ông tích cực tham gia các phong trào và vận động xã hội khi còn là sinh viên. Ông được cử làm lãnh đạo phong trào hướng đạo sinh Bắc Kỳ dưới sự dìu dắt của nhà yêu nước Hoàng Ðạo Thúy vì ông có uy tín lớn trong thanh niên, sinh viên và trí thức trẻ. Vào các ngày nghỉ, ông thường đi đến một số chợ quê với cây đàn violon, hát các bài ca yêu nước. Đồng thời, tuyên truyền đã khuyến khích nhân dân tham gia vào các phong trào yêu nước do Mặt trận Dân chủ và sau đó là Mặt trận Việt Minh phát động.
Ông tốt nghiệp trường y, mở một bệnh viện tư tại phố Bông Nhuộm cùng với người em gái. Tại bệnh viện tư của mình, bác sĩ Trần Duy Hưng đã từng cứu giúp và chở che nhiều cán bộ Việt Minh giữa vòng vây của kẻ thù. Trong những ngày trước Cách mạng tháng Tám năm 1945, ông tự nguyện làm cơ sở bí mật của Đảng.
Sau lễ Tuyên ngôn Độc lập vào ngày 2.9.1945, Bác Hồ đã tìm đến nhà, đề nghị bác sĩ Trần Duy Hưng làm Chủ tịch TP Hà Nội khi ông mới 33 tuổi. Sau này nhớ lại mình trở thành “Thị trưởng” thành phố Hà Nội, bác sĩ Trần Duy Hưng kể lại trong sách “Trần Duy Hưng, Bác Hồ với nhân dân Hà Nội - Kỷ niệm về Bác”:
“Tháng Tám năm 1945, từ Tân Trào về Hà Nội được hai ngày, trong khi bận biết bao nhiêu việc lớn, Bác đã cho gọi tôi và đồng chí Khuất Duy Tiến lên nhà 48 Hàng Ngang nơi Bác viết bản Tuyên ngôn Độc lập lịch sử. Bác nói:
- Bác được biết Đoàn thể đã tín nhiệm chú làm Chủ tịch Ủy ban Hành chính thành phố, chú Tiến làm Phó chủ tịch, ý kiến các chú thế nào?
Tôi nói:
- Thưa Bác, cháu nghĩ nếu Đoàn thể giao cho cháu làm công tác y tế, cháu cố gắng làm tốt; còn làm Chủ tịch thành phố, cháu thấy khó quá!
Bác cười:
- Thế Bác đã bao giờ làm Chủ tịch nước đâu. Nhưng dù làm Chủ tịch nước, Chủ tịch thành phố hay gì đi nữa, Bác cháu ta cũng phải hiểu rằng: Mình không phải là ông quan cách mạng, mà là những người đày tớ trung thành của nhân dân”.
Chính lời động viên của Bác Hồ mà bác sĩ Trần Duy Hưng đã đảm nhận trọng trách của người đứng đầu Thủ đô với bao khó khăn, gian khổ thời kỳ đầu sau Cách mạng. Sau 9 năm trường kỳ kháng chiến, với chiến thắng Điện Biên Phủ vang dội năm châu, chấn động địa cầu, Hiệp định Genève đã được ký kết, giải phóng miền Bắc, tạo tiền đề thống nhất đất nước.
"Bác sĩ Trần Duy Hưng, một con người của Nhân dân, vì Nhân dân; là một trí thức để lại tấm gương sáng cho các thế hệ trí thức cả hôm nay và mai sau học tập, noi theo".
(Đại tướng Võ Nguyên Giáp)
Những quyết sách phù hợp với người dân
Những tên lính Pháp cuối cùng rút qua cầu Long Biên vào 16 giờ ngày 9.10.1954, quân ta hoàn toàn kiểm soát thành phố Hà Nội. Ủy ban Quân chính thành phố và các đơn vị quân đội, bao gồm bộ binh, pháo binh, cao xạ, cơ giới... đã mở cuộc hành quân tiếp quản thủ đô Hà Nội vào sáng mùa thu ngày 10.10.1954. Trong rừng cờ đỏ sao vàng, hai mươi vạn người dân Thủ đô vui mừng chào đón đoàn quân chiến thắng. Nhân dân chắc chắn sẽ còn nhớ mãi mãi hình ảnh bác sĩ Trần Duy Hưng, Phó Chủ tịch Ủy ban, cùng thiếu tướng Vương Thừa Vũ, Chủ tịch Ủy ban Quân chính thành phố dẫn đầu Trung đoàn Thủ đô tiến về tiếp quản thành phố Hà Nội. 15 giờ chiều cùng ngày, hàng vạn người trang nghiêm tham dự lễ mừng ngày độc lập tại sân Đoan Môn - Hoàng thành Thăng Long, trên đỉnh Cột cờ cổ kính, cờ đỏ sao vàng phấp phới tung bay... Cả thành phố Hà Nội rạo rực niềm vui giải phóng, tự hào về sức mạnh hùng cường của cuộc trường kỳ kháng chiến.
Sau ngày giải phóng, bác sĩ Trần Duy Hưng tiếp tục được tín nhiệm và trở thành Chủ tịch Ủy ban Hành chính Hà Nội đã trải qua nhiều vấn đề, bao gồm ổn định đời sống và giải quyết việc làm, khai hoang phục hóa, chống đói, xóa nạn mù chữ và củng cố chính quyền từ thành phố đến các quận, khu phố và làng xã.
Dưới thời bác sĩ Trần Duy Hưng làm Chủ tịch, Hà Nội đã thực hiện nhiều chính sách mạnh mẽ để đạt được nhiều thành tựu lớn, bao gồm chăm lo các vấn đề xã hội cấp bách và nóng bỏng, thực hiện đường lối phục hồi và phát triển kinh tế.
Chủ tịch Trần Duy Hưng cũng khuyến khích các trí thức tư sản như Nguyễn Tử Trinh và Trịnh Văn Bô tham gia chính quyền và sử dụng kinh nghiệm, trí tuệ của họ vào công cuộc xây dựng và phát triển Hà Nội để huy động nguồn lực tổng hợp cho phát triển thành phố.
Chủ tịch Trần Duy Hưng đã để lại cho Thủ đô nhiều công trình kinh tế, văn hóa và xã hội có tầm nhìn xa. Khu công nghiệp Cao Xà Lá, đường Thanh Niên, Công viên Thống Nhất, Công viên Thủ Lệ và Cung Văn hóa hữu nghị Việt - Xô... đều được thể hiện qua các cuộc thi sôi nổi. Những câu chuyện về bác sĩ Trần Duy Hưng, vị Chủ tịch đầu tiên của Hà Nội, đã để lại cho chúng ta nhiều điều đáng suy ngẫm kể từ 69 năm Ngày Giải phóng Thủ đô.
Những địa danh lịch sử gắn liền với Ngày giải phóng Thủ đô Hà Nội
Khánh thành, khởi công nhiều dự án trọng điểm dịp kỷ niệm giải phóng Thủ đô
Tin văn hoá tuần: Hàng loạt hoạt động văn hóa nhân ngày giải phóng Thủ đô
Nhận xét
Đăng nhận xét