Ngày 30 tháng 03 năm 2024 thứ bảy

 


Ngày 30 tháng 03 năm 2024 thứ bảy, nhiệt độ 30-23 độ, độ ẩm 84%. Ngay từ sáng sớm trời mát có nắng. Vào 5:10 tôi đi tập thể dục qua cuối ngách 25/3 lê Lợi vào quán cháo lòng Tùng- Oanh rồi ra vườn hoa Vạn Xuân tập các bải tổng hợp về qua ngõ 3 Lê Lợi. Sau khi ăn sáng tôi sang nhà Hải sắt uống trà cùng ông Ngọc, chuyển số 0923037715 sang 0912168878 cho máy ông Ngọc để liên hệ, sau đó mở Zalo mợ Anh nhắn tin sang nhà mợ, mua giúp chè, thuốc lá cho 3 thợ của anh Trường dựng hàng rào, mái che cho sân nhà 17/1/ Lê Lai, chồng bà Phúc gọi sang uống bia HN, tôi nhờ anh con làm thợ điện xin WiFi để thỉnh thoảng chụp ảnh vườn hoa gửi cho em Vân Anh dưới HN. Sáng nay nhà Kiên đi ăn phở sau đó vào trong ông bà ngoại chơi, chị Vy có mang theo sách vở để đi học thêm tiếng anh vào 15-17h chiều  thứ bảy & Chúa Nhật. Vào 10:30 bà chủ về có mua 20kg gạo, sau đó bà tiếp hai mẹ con Duy vào chơi trong phòng khách. Hôm nay UBND & đài truyền thanh đang tuyên truyền việc sáp nhập 3 phường việc lấy phiếu sẽ diễn ra vào 8h sáng mai CN 31/3/2024 kết thúc vào 18h cùng ngày. Tổ 7 Ninh Tĩnh(toàn phường có 14 tổ): Trần Quang Thái bí thư chi bộ TB, Đỗ Thị Thuý CC-VP UBND, Nguyễn Thị Dung hội trưởng phụ nữ, NG T Minh Sâm trưởng nhóm, Nguyễn T Hiền trưởng nhóm. Tổ 8 7 Ninh Tĩnh NG Khắc Tùng tổ trưởng NT, Cao T Minh Hồng VP-UBND, NG T Nghĩa & Phạm Thị Hải hội viên phụ nữ. Tổ 9 7 Ninh Tĩnh Nguyễn Văn Vỹ tổ phó NT, NG T Thanh Hiền CC-VP UBND, Vũ Tản Hồng nhóm trưởng dân cư, Ng Văn Xuân phó ban BV. Vào 16h ông Thái BT chi bộ gọi ra HT Ninh Tĩnh để rà soát hồ sơ cử tri sẽ bỏ phiếu vào ngày mai 31/3/2024, sáng mai tổ công tấc có mặt tại đây để thống nhất những nội dung cần giúp cử tri bỏ phiếu trong ngày trước 18h. tôi tranh thủ đảo mấy ngọn bóng đèn để đảm bảo ánh sáng cho đèn học, đèn ngủ trong phòng khách & phòng bàn học của hai chị em Kiên-Vy. Chiều nay thợ đã làm xong mái sân, ngày mai làm cổng đi & vài thứ khác, riêng trần nhà để quý 2/2024 làm tiếp…

 

Thứ bảy, 30/3/2024, 05:00 (GMT+7)

Vì sao mưa đá xuất hiện liên tiếp ở miền Bắc?

Miền Bắc đang chuyển mùa, không khí lạnh yếu liên tục tăng cường cùng vùng áp thấp nóng phía tây phát triển và hội tụ gió trên cao là điều kiện hình thành mưa đá.

Lý giải ba ngày qua giông lốc, mưa đá liên tục xuất hiện ở các tỉnh trung du và miền núi phía bắc như Yên Bái, Sơn La, Hà Giang, Phú Thọ, ông Vũ Anh Tuấn, Phó phòng Dự báo thời tiết, Trung tâm Dự báo Khí tượng Thủy văn quốc gia, cho biết khu vực này đang chịu tác động của ba hình thái thời tiết. Đó là không khí lạnh yếu liên tục tăng cường xuống miền Bắc, vùng áp thấp nóng phía tây phát triển mở rộng và hội tụ gió ở độ cao 5.000 m di chuyển từ tây sang đông.

"Tổ hợp ba yếu tố này kết hợp tạo nên xáo động không khí rất lớn ở Bắc Bộ, đặc biệt là các tỉnh miền núi", ông Tuấn nói, cho rằng hiện tượng này không bất thường. Hàng năm, mưa đá xuất hiện vào thời điểm giao mùa từ lạnh sang nóng (từ tháng 3 đến 5) hoặc ngược lại từ nóng sang lạnh (tháng 10-11), tập trung nhiều vào tháng 4-5, phạm vi có thể hầu khắp cả nước.

Miền núi hay có mưa đá vì địa hình núi cao, rừng đan xen, là điều kiện lý tưởng cho đối lưu phát triển mạnh, hình thành mây vũ tích.

Ông Vũ Anh Tuấn trả lời về hiện tượng mưa đá. Ảnh: Văn Hùng

Ông Vũ Anh Tuấn trả lời về hiện tượng mưa đá. Ảnh: Văn Hùng

Về cơ chế hình thành mưa đá, Ban Chỉ đạo quốc gia về phòng chống thiên tai phân tích miền Bắc đang giai đoạn nóng ẩm, hàm lượng hơi nước trong không khí cao. Khí quyển ở tầng thấp nhận được nhiều nhiệt năng sẽ nóng lên, hình thành cột không khí dưới nóng, trên lạnh. Lúc này hiện tượng đối lưu phát sinh, tạo ra những đám mây vũ tích.

Dòng khí đi lên trong đám mây rất mạnh, nâng đỡ những hạt băng và lớn dần, cuối cùng trở thành cục băng có cấu tạo nhiều lớp trong và đục xen kẽ nhau. Khi cục băng lớn tới mức độ mà dòng khí đi lên không còn đủ sức nâng đỡ nữa sẽ rơi xuống đất, gây ra mưa đá.

Mưa đá thường xảy ra 5-10 phút, có thể kéo dài 20-30 phút, đường kính viên đá 0,5-30 mm. Nó chỉ xuất hiện khi có giông, song không phải cơn giông nào cũng có mưa đá, tần suất khoảng 10%. Đá rơi với vận tốc rất lớn, khoảng 30-60 m/s, cá biệt lên tới 90 m/s, gây thiệt hại lớn cho các công trình, hoa màu.

Theo ông Vũ Anh Tuấn, việc dự báo mưa giông, mưa đá tương đối khó vì phải xác định được khu vực hội tụ gió cũng như xáo động lớn trong không khí. Ngay cả khi xác định được khu vực có xáo động lớn thì cũng chưa chắc đã xảy ra mưa giông, mưa đá. Hiện, cơ quan khí tượng chỉ dự báo được trước 24 giờ và cảnh báo trước 30 phút đến 3 giờ với các khu vực cụ thể.

Mưa đá xảy ra ở các tỉnh miền núi trong ba ngày qua. Ảnh: Yên Bái

Mưa đá xảy ra ở các tỉnh miền núi phía Bắc ba ngày qua. Ảnh: Yên Bái

Để giảm thiểu thiệt hại do mưa đá, Ban Chỉ đạo quốc gia về phòng chống thiên tai khuyến cáo người dân cần nhận biết các dấu hiệu. Đó là đám mây hình bầu vú đen sẫm kéo đến, gió mạnh, nhiệt độ không khí giảm mạnh. Nếu đang đi ngoài đường mà gặp mưa đá, người dân nên dừng lại tìm chỗ trú ẩn, đội mũ bảo hiểm tránh đá rơi vào đầu, chờ đá trên đường tan hết mới tiếp tục đi để tránh trơn ngã.

Người dân cần thường xuyên kiểm tra tình trạng của mái nhà và gia cố mái, những chỗ trọng yếu nên sử dụng vật liệu có thể chống chịu va đập. Mái nhà nên dốc xuống hai bên giúp giảm lực tác động từ mưa đá. Với hoa màu dễ bị nát dập, người dân có thể dựng giàn che dọc theo luống.

Trước đó các ngày 27-29/3, các tỉnh Yên Bái, Sơn La, Phú Thọ, Hà Giang, Cao Bằng, Quảng Ninh, Nghệ An xuất hiện mưa đá diện rộng. Gần 2.000 ngôi nhà, trong đó Hà Giang hơn 1.300, Phú Thọ hơn 400, Yên Bái hơn 150 bị hư hại, hàng nghìn ha hoa màu, cây lâm nghiệp gãy đổ.

Năm 2006, hai trận giông lốc, mưa đá trong ba ngày ở 12 tỉnh thành phía Bắc làm 17 người chết, 4 người mất tích, thiệt hại hơn 300 tỷ đồng.

Gia Chính

 

 

Nhận xét

Bài đăng phổ biến từ blog này

Hôm nay ngày 13/7/2024 thứ bảy

Hôm nay ngày 11 tháng 8 năm 2024 Chúa nhật

Hôm nay ngày 06/7/2024 thứ bảy